Nhiều nguy cơ sức khỏe đe dọa đội bóng vừa được giải cứu
Các cậu bé và huấn luyện viên của đội bóng Thái Lan vừa được giải cứu sau khi mắc kẹt bên trong hang động ngập nước dưới lòng đất ngập nước trong hơn hai tuần có thể gặp phải những nguy cơ đe dọa sức khỏe.
Tất cả 12 cầu thủ và huấn luyện viên đã được cứu thoát sau sứ mệnh giải cứu kéo dài ba ngày đầy nguy hiểm, bao gồm việc đưa các cầu thủ dược qua hàng dặm đường hầm ngập nước dưới lòng đất sâu.
Tuy nhiên, sau khi sống sót thoát khỏi điều kiện khắc nghiệt của hang Tham Luang, nằm vở vùng rừng đồi núi phía bắc Thái Lan trong hơn hai tuần, các chuyên gia lo sợ rằng tất cả các thành viên của đội bóng đều có nguy cơ bị speleonosis, hay bệnh hang động.
Bệnh hang động là gì?
Speleonosis, được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1940, gây ra bởi một loại nấm mọc trong đất gọi là Histoplasma capsulatum.
Loại nấm này có thể được tìm thấy trên khắp thế giới, nhưng các hang động được xem là “môi trường nuôi dưỡng đặc hiệu”, Petrina Craine, bác sĩ cấp cứu nội trú tại Oakland, California, cảnh báo.
Xét nghiệm nước tiểu, máu và phổi có thể phát hiện loại nấm chết người này, mà theo lý thuyết, có thể lan truyền bởi các cậu bé đã đi bộ suốt dọc hang động.
Dấu hiệu và triệu chứng
Phát hiện bệnh hang động có thể khó khăn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe của một người và mức độ tiếp xúc với nấm. Một người khỏe mạnh bị phơi nhiễm có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.
Mặc dù hầu hết mọi người phơi nhiễm với Histoplasmosis không bị bệnh, nhưng những người bị bệnh có thể biểu hiện như chỉ bị cúm với các triệu chứng bao gồm sốt, ho, cực kỳ mệt mỏi, ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ thể hoặc đau ngực. Những triệu chứng này thường xuất hiện từ 3 đến 17 ngày sau khi người bệnh hít phải nấm.
Người có hệ miễn dịch yếu hơn, chẳng hạn như người bị HIV hoặc đang điều trị ung thư, có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như lú lẫn, khi bệnh lan từ phổi sang các bộ phận khác của cơ thể như não. Nhiễm trùng nặng có thể gây tử vong.
Điều trị và phòng ngừa
đối với hầu hết mọi người, bệnh hang động sẽ tự hết theo thời gian mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, đối với những triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc những người có hệ miễn dịch yếu hơn, có thể cần một số loại thuốc chống nấm để điều trị nhiễm trùng. Việc điều trị có thể kéo dài từ ba tháng đến một năm.
Do nấm thường được tìm thấy phổ biến ở nhiều nơi nên khó có thể tránh được nguy cơ hít phải bào tử. Một cách để giảm nguy cơ là tránh làm xáo trộn bất kỳ bề mặt nào có phân chim hoặc phân dơi.
Những người muốn khám phá hang động đều cần liên lạc với các chuyên gia hang động địa phương và cơ quan y tế để xác định hang nào có nguy cơ cao nhiễm Histoplasmosis và xem xét đeo khẩu trang chống bụi chuyên dụng để giảm thiểu việc hít phải bào tử.
Những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh khám phá hang động, vốn bị xem là hoạt động có nguy cơ cao.
Video đang HOT
Bốn trong số các cậu bé được cứu sống bị nhiễm trùng phổi, nhưng không ai có dấu hiệu sốt – dấu hiệu điển hình của bệnh hang động.
BS Craine nói: “Bất cứ thứ gì làm xáo trộn mặt đất như đào bới, hay thậm chí là đi bộ, có thể lây lan nấm và căn bệnh này”.
“Hang động được biết là môi trường phát triển đặc hiệu cho Histoplasma, với môi trường duy nhất có thể cung cấp một ngôi nhà lý tưởng cho nấm.
“Với hơn hai triệu người thám hiểm hoặc du lịch hang động mỗi năm, nó đang trở thành một nguyên nhân ngày càng phổ biến gây nhiễm trùng.
13 người, gồm 12 cầu thủ nhí và huấn luyện viên, bị mắc kẹt trong chuyến thám hiểm ngày 23/6 khi lũ lụt chặn lối ra của hang và buộc họ phải tiến sâu thêm ba dặm vào núi – nơi họ phải ở trên một mỏm đá và nhịn đói nhiều ngày trong bóng tối.
Ký ức chấn thương
BS. Jennifer Wild, một nhà tâm lý học tư vấn lâm sàng, cảnh báo rằng nhiều tình huống hàng ngày có thể gợi lại những ký ức đau buồn cho 12 cầu thủ và huấn luyện viên của họ.
Bà nói thêm rằng các cậu bé cần xem thử thách này như một “cuộc phiêu lưu không bình thường” – hơn là một sự kiện gần như đã giết chết chúng, để tránh rối loạn stress sau chấn thương (PTSD).
BS. Andrea Danese, một bác sĩ tâm thần tư vấn, cảnh báo “một tỷ lệ đáng kể” của đội bóng Lợn Hoang sẽ đối mặt với PTSD hoặc những tháng trầm cảm sau khi được giải cứu.
Các bác sĩ khác lo ngại mạng lưới hang động ngầm khổng lồ mà các cầu thủ nhí cùng huấn luyện viên của họ bị mắc kẹt cũng có khả năng gây tổn hại về thể chất.
Thiếu ánh sáng ban ngày có nghĩa là các cậu bé có thể bị mất phương hướng và bị cướp mất các chức năng cơ bản, chẳng hạn như ngủ.
Hệ thống miễn dịch của các em cũng có thể bị tổn hại do suy dinh dưỡng và thiếu ngủ, và đội bóng cũng có thể đối mặt với các nhiễm trùng nguy hiểm chết người, đặc biệt là nếu phân không được loại bỏ và xử lý đúng cách.
Những yếu tố gợi nhớ có thể là vấn đề
BS. Wild, thuộc Trung tâm Oxford về Rối loạn Lo âu và Chấn thương, cho biết: “PTSD sau một thử thách như thế này không phải là một sự đã rồi. Hầu hết mọi người không phát triển PTSD sau chấn thương.
“Chừng nào các cậu bé còn có thể tập trung vào thực tế của điều đã diễn ra – rằng họ còn sống, nhiệm vụ giải cứu được đặt ra và tổ chức tốt và họ đã thoát ra khỏi một hang động rất sâu, họ sẽ có tiên lượng tốt về mặt cảm xúc.
“Có thể sau một thử thách như vậy, những tín hiệu tương tự sẽ gợi lại cảm xúc hoặc ký ức từ chấn thương.
“Các yếu tố gợi nhớ có thể gây ra vấn đề bao gồm ở trong bóng tối, ở trong phòng đóng kín cửa, chụp MRI và bơi lội.’
BS. Wild nói thêm: “Trong những tuần sau một thử thách như vậy, người ta thường có những ký ức, cảm giác và hồi tưởng không mong muốn về chấn thương.
“Những điều này sẽ hết đối vớihầu hết mọi người trong vòng một tháng. Nhưng nếu chúng rất nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn một tháng, thì nên có sự can thiệp về tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào chấn thương”.
Tác hại thể chất tiềm tàng
BS. Sarb Johal, thuộc Trung tâm Hợp tác nghiên cứu thảm họa tại Đại học Massey, nói thêm: “Chúng tôi cũng biết rằng hoàn cảnh vật lý trong đó các cầu thủ và huấn luyện viên của họ bị mắc kẹt cũng có khả năng gây hại.
“Thiếu ánh sáng ban ngày trong khoảng thời gian này có nghĩa là chúng không chỉ bị mất phương hướng về mặt tâm lý, mà nhiều chức năng sinh lý cơ bản của chúng phụ thuộc vào nhịp sinh học sẽ bị xáo trộn.”
Bs. Johal nói rằng giấc ngủ, chức năng nội tiết, nhiệt độ lõi, việc ăn uống có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thử thách mà các cậu bé gặp phải trong hang động.
Ông nói thêm: “Việc loại bỏ và xử lý chất thải cũng quan trọng đối với kiểm soát nhiễm trùng trong môi trường rất kín mà họ đang ở.
“Các nguồn nhiễm trùng khác trong hệ thống hang động ngầm cũng có thể là một mối đe dọa, đặc biệt nếu hệ miễn dịch của các em bị tổn hại do suy dinh dưỡng và thiếu ngủ.’
PTSD và trầm cảm
TS. Danese, trưởng Labo phát triển và stress tại trường King’s College London, cho biết: “Nhiều em trong đội bóng bị mắc kẹt trong hang động ở Thái Lan có khả năng phát triển các triệu chứng tâm lý mới trong ngắn hạn.
“Bọn trẻ có thể trở nên sợ hãi, bám víu, hoặc nhảy nhót; Chúng có thể lo sợ về sự an toàn; trở nên rất buồn bã hoặc dễ bực mình. ‘
TS. Danese cũng cảnh báo rằng các cầu thủ thiếu niên có thể bị đau đầu và đau bụng do bị căng thẳng.
Bà nói thêm: “Hầu hết các em sẽ hồi phục những triệu chứng này sau vài tuần.
Tuy nhiên, chúng ta có thể dự kiến một số em sẽ phát triển thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần lâu dài liên quan đến chấn thương, như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), trầm cảm hoặc các vấn đề về hành vi.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Bài học sống sót dựa vào sức mạnh tinh thần của đội bóng nhí Thái Lan
Trong tình huống nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần lạc quan chính là chìa khóa giúp con người bảo toàn mạng sống.
Buổi dã ngoại tại hang Tham Luang đáng lẽ là kỷ niệm vui bỗng chốc trở thành thảm họa. Do nước lũ tràn vào hang, 12 cầu thủ nhí đội bóng Lợn Hoang cùng huấn luyện viên bị mắc kẹt trong bóng tối.
Chín ngày trôi qua, hai thợ lặn John Volanthen và Richard Stanton tìm thấy đội bóng với tình trạng thể chất, tinh thần khá tốt. Câu hỏi đặt ra là con người đối phó với các tình huống nguy hiểm như thế nào và tại sao lại cần tập trung vào sức mạnh tâm lý?
Theo The Conversation, khi nhận thức bản thân đối mặt với nguy hiểm, cơ thể chúng ta xuất hiện cơ chế "chiến đấu hoặc chạy trốn" đi kèm một số phản ứng sinh lý như tăng nhịp tim. Do sự thay đổi này ảnh hưởng tới não bộ và làm suy yếu chức năng tâm thần, trong giai đoạn đầu của tình huống khẩn cấp, con người rất dễ đưa ra những quyết định sai lầm và tự đẩy mình đến gần cái chết.
Trên thực tế, trước hoàn cảnh nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần quan trọng không kém thể chất. Duy trì sự lạc quan là điểm mấu chốt bởi người lạc quan thường tư duy theo hướng có thể kiểm soát các sự kiện không may, nhờ đó thực hiện những hành vi tích cực, nâng cao khả năng sống sót. Ngược lại, người bi quan chìm vào lo hãi, bất lực. Họ mất đi sự chủ động, nhanh chóng từ bỏ hy vọng để rồi "chết" về mặt tinh thần.
Huấn luyện viên Ekaphol Chantawong (trái) cùng các học trò trong hang Tham Luang. Ảnh: Hải quân Thái Lan.
"Đối mặt với tình huống nguy hiểm, bạn có ba cách phản ứng", ông Mike Tipton, nhà tâm lý học đứng đầu bộ môn Khoa học Thể thao và Hoạt động Đại học Portsmouth (Anh) cho biết. "Một là đông cứng, hai là hoạt động và làm sai mọi thứ, ba là hoạt động và làm điều gì đó đúng đắn. Tất nhiên, cách cuối cùng mới giúp bạn sống sót".
Lúc nước lũ tràn vào hang, các thành viên Lợn Hoang cùng huấn luyện viên đã giữ được cái đầu bình tĩnh. Họ kiểm soát tốt cơn hoảng loạn, đồng thời đưa ra giải pháp hợp lý là tìm nơi an toàn chờ cứu hộ. Họ biết lấy nước từ thạch nhũ nhằm giữ nước cho cơ thể và duy trì sự tỉnh táo. Chuỗi giờ tưởng chừng kéo dài vô tận trở thành chuỗi hành động nhỏ, dễ thực hiện với mục tiêu rõ ràng.
Một trong những cách duy trì sức mạnh tâm lý là huy động mọi nguồn hỗ trợ. Cùng chơi bóng đá, 12 cầu thủ nhí đã quá quen với việc chia sẻ và nâng đỡ nhau. Bên cạnh đó, huấn luyện viên Ekaphol Chantawong 25 tuổi đem tới sự động viên to lớn. Anh trấn an học trò bằng cách dạy thiền định.
Để đoàn kết và nâng cao tinh thần, tính hài hước cũng vô cùng quan trọng bởi nó được coi như "hành vi mang tính đặc trưng của sự sống". Đoạn phim ghi lại trước cuộc giải cứu cho thấy các chú bé cười tươi với thợ lặn, một dấu hiệu cực kỳ hứa hẹn.
Sau khi ra khỏi hang, đội bóng Lợn Hoang cùng huấn luyện viên sẽ cần thời gian tái hòa nhập với cuộc sống thường ngày. Tuy có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề tâm lý lâu dài song dựa vào sức trẻ, các chuyên gia tâm lý kỳ vọng 13 cá nhân này sẽ sớm vượt qua.
Minh Nguyên
Theo vnexpress.net
Con người có thể sống bao lâu khi bị mắc kẹt trong hang? Tám thành viên của đội bóng thiếu niên mắc kẹt trong hang Tham Luang (Thái Lan) đã được giải cứu và đưa ra ngoài hang. ShutterStock Hiện tại, chiến dịch giải cứu các thành viên còn lại tiếp tục vẫn được thực hiện, theo quan chức Hải quan Thái Lan. Vậy, con người có thể sống sót được bao lâu khi bị mắc...