Nhiều người vừa ra đề vừa ‘luyện’ thi học sinh giỏi quốc gia
Nhiều sai phạm trong việc tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia đã được Thanh tra Bộ GD-ĐT chỉ ra, trong đó có hiện tượng đáng lên án nhất, đó là có những người vừa tham gia làm đề, vừa luyện thi.
Học sinh đội tuyển toán các tỉnh – ẢNH D.N
ầu năm học 2018 – 2019, Thanh tra Bộ GD-T đã có kết luận thanh tra một số vấn đề liên quan Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-T), trong đó chỉ ra một loạt vi phạm trong tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các năm 2015, 2016, 2017.
Tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực, lộ đề thi
Theo kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT, qua đối chiếu danh sách thành viên tham gia xây dựng đề thi đề xuất, danh sách hội đồng ra đề năm 2015, 2016, 2017 và danh sách sách đội ngũ giáo viên, giảng viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia của 4/63 tỉnh, thành cho thấy, có một số thành viên vừa tham gia xây dựng đề thi đề xuất vừa là thành viên của hội đồng ra đề thi, nhưng đồng thời tham gia bồi dưỡng tập huấn cho các đội tuyển dự thi của các tỉnh, gây dư luận không tốt và tiềm ẩn khả năng lộ bí mật, thiếu khách quan.
Cụ thể, tại Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình) năm 2017 có 12 giảng viên làm cả “hai vai” này. Trong đó, môn sinh có 4/4 người, môn tiếng Pháp có 1/3 người, môn ngữ văn có 1/4 người, môn lịch sử có 2/3 người, môn vật lý có 1/3 người, môn hóa có 3/4 người và môn địa có 3/3 người.
Tại Trường THPT chuyên Bắc Giang, năm 2015 có 17/32 người, năm 2016 có 22/36 người, năm 2017 có 21/29 người. Hầu như các môn dự thi học sinh giỏi quốc gia đều có người nằm trong danh sách vừa ra đề thi đề xuất, vừa là hội đồng ra đề.
Tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) năm 2015 có 11 người, năm 2016 có 7 người.
Video đang HOT
Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng kết luận, Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT chưa có căn cứ để xác định số lượng đề thi đề xuất, số lượng người mời tham gia xây dựng đề thi đề xuất đối với mỗi môn thi. Nhiều môn số lượng đề thi đề xuất ít, như ngữ văn 2 đề, tin học 3 đề, tiếng Pháp 4 đề.
Một số giảng viên tham gia xây dựng đề thi đề xuất này cũng tham gia tập huấn, bồi dưỡng cho đội tuyển các địa phương. Mặt khác, danh sách người ra đề thi đề xuất không đảm bảo thể thức của văn bản tối mật theo quy định của quy chế học sinh giỏi quốc gia, như không ghi ngày tháng ban hành, không có văn bản đề xuất ban hành danh sách, người ký danh sách không quy định về độ mật, số lượng in, phạm vi lưu hành, hình thức in sao chụp, nhân bản, phương án hình thức chuyển phát văn bản, không đánh số trang, không đóng dấu độ mật.
Trước khi cách ly 1 ngày có thực hiện việc thống kê, mã hóa đề thi đề xuất (mở đề, tiếp xúc trực tiếp với đề thi đề xuất) mà không cách ly là không đúng quy định của quy chế thi học sinh giỏi quốc gia.
Cũng theo Thanh tra Bộ, sau khi chấm thi xong, đề thi, đáp án của kỳ thi học sinh giỏi hằng năm chưa thực hiện công bố trên website của Bộ GD-ĐT theo quy định của quy chế.
Chấm phúc khảo “có vấn đề”
Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra những sai sót lớn trong quy trình chấm thi. Kết quả kiểm tra xác xuất việc chấm thi ở 27 bài thi học sinh giỏi quốc gia năm 2017 cho thấy: đối với chấm thi lần 1, việc chấm điểm trên bài thi có nhiều sai sót. Giám khảo chưa chấm độc lập bài thi theo quy định của quy chế và quy định chấm thi năm 2017.
15 bài lý thuyết hóa (thi ngày 5.1.2017) có 3 người chấm thi. Trên bài thi và phiếu chấm cá nhân thể hiện mỗi người chấm từng phần của bài thi, điểm của bài thi là tổng điểm thành phần của 3 người. Giám khảo có ký nhưng không ghi rõ họ tên. Việc cộng điểm trên bài thi không đúng, 8 bài thi có phần giấy trắng chưa được gạch chéo theo quy định.
Việc thống nhất điểm (phiếu thống nhất điểm) không có điểm của giám khảo 1 và giám khảo 2 nhưng lại có điểm thống nhất của 2 giám khảo. Thậm chí, việc phúc khảo bài thi học sinh giỏi quốc gia năm 2017 cũng có vấn đề. Kiểm tra 4 bài thi có thay đổi điểm sau phúc khảo (2 bài môn Hóa, 2 bài môn Sinh học) cho thấy không có biên bản mở, kiểm tra túi bài thi.
Trong biên bản của tổ chấm thi ghi không đúng với thực tế của việc tăng điểm bài thi. Bài thi mã số phách 04363402 của thí sinh P.Đ.K.T của tỉnh Thanh Hóa từ không có giải thành giải ba do phúc khảo bài thi ngày 5.1.2017 (trước phúc khảo 11,5 điểm, sau phúc khảo là 12,5 điểm).
Theo biên bản phúc khảo của tổ chấm thi thì nguyên nhân do cộng nhầm điểm nhưng kiểm tra điểm tại bài thi cho thấy không phải cộng nhầm điểm mà giám khảo chấm phúc khảo cho thêm điểm thành phần (ghi bằng mực tím: câu 3 thêm 0,25 điểm, câu 10 thêm 0,25 điểm, câu 6 thêm 0,5 điểm không rõ thêm phần nào).
Bài thi mã phách 04400325, thí sinh P.T.H.A của Hà Nội từ không đoạt giải, sau phúc khảo cũng không đoạt giải mặc dù bài thi ngày 5.1.2017 tăng 1,25 điểm (từ 9,25 lên 10,5 điểm). Theo biên bản chấm phúc khảo lý do tăng là do cộng nhầm điểm thành phần của câu, nhưng kiểm tra cho thấy không phải cộng nhầm mà giám khảo chấm phúc khảo cho thêm điểm bằng mực tím (câu 6 tăng 0,5 điểm, không biết tăng phần nào, câu 2 tăng 0,25 điểm, câu 4 tăng 0,25 điểm, câu 10 tăng 0,25 điểm).
Đáng chú ý, kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng cho thấy, kiểm tra thành phần tham gia hội đồng phúc khảo năm 2017 thì có tình trạng giám khảo hội đồng chấm thi của kỳ thi cũng tham gia hội đồng chấm phúc khảo. Tuy nhiên, theo lý giải của Cục Quản lý chất lượng thì vị giám khảo này đúng là ban đầu có tên trong hội đồng chấm thi nhưng do bị ốm nên không tham gia. Vì vậy, Cục đưa vị này vào danh sách tổ chấm phúc khảo.
Trước đó, trả lời phóng viên Báo Thanh Niên xung quanh những phàn nàn về đề thi của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết Bộ đang triển khai nghiên cứu, xem xét toàn diện các khía cạnh của công tác thi chọn học sinh giỏi để tiếp tục đổi mới công tác thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế từ sau năm 2020 theo hướng tăng cường phân cấp và phát huy tự chủ của các cơ sở giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Theo thanhnien
Hơn 800 thí sinh tham dự kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp thành phố năm học 2018-2019
Sáng 20-1, tại Trường THPT Marie Curie, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phối hợp cùng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây (BITEX) - nhà phân phối độc quyền máy tính Casio tại Việt Nam, tổ chức kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio cấp thành phố năm học 2018-2019.
Trao thưởng cho các thí sinh xuất sắc đạt giải nhất kỳ thi
Năm nay, kỳ thi được tổ chức ở các môn Toán học lớp 9, Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học lớp 12.
Cuộc thi nhằm tạo sân chơi thực hành bổ ích giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực tiễn ứng dụng máy tính cầm tay vào các kỳ thi quan trọng cuối cấp như thi tuyển sinh lớp 10 và thi THPT quốc gia.
Đề thi được tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm trong thời gian làm bài 60 phút. Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục hiện hành, chủ yếu là chương tình cuối cấp lớp 9 và 12.
Năm nay, cuộc thi thu hút 832 thí sinh tham gia, trong đó có 215 thí sinh khối THCS và 617 thí sinh khối THPT trên địa bàn TP tham dự.
Hơn 800 thí sinh tham dự kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2018-2019
Trưa cùng ngày, ban tổ chức đã trao thưởng cho 90 thí sinh đạt giải nhất, 180 giải nhì và 270 giải ba.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995, đến nay kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio đã bước vào năm thứ 24 được tổ chức, tuyển chọn hàng ngàn học sinh giỏi tham dự các kỳ thi cấp quốc gia và TP.
THU TÂM
Theo sggp
Thanh Hóa: 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2019 Tại kỳ thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia năm nay, tỉnh Thanh Hóa có tất cả 80 học sinh tham dự. Kỳ thi sẽ bắt đầu khai mạc vào sáng mai (13/1) tại Hội đồng thi Trường THPT chuyên Lam Sơn. Trường THPT chuyên Lam Sơn - địa điểm tổ chức kỳ thi HSG quốc gia 2019. Chiều nay (12/1) thầy giáo...