Nhiều người Việt không đủ tài chính cho tuổi già
Vợ chồng anh Quang, chị Huệ thuê nhà trọ sống 17 năm gần khu công nghiệp Cát Lái (TP Hồ Chí Minh), không đủ tài chính để chuẩn bị cho cuộc sống về già.
Trong một khu nhà trọ trên đường Nguyễn Thị Định, gần Khu công nghiệp Cát Lái (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), có đến gần 30 hộ gia đình đang thuê ở. Họ chủ yếu là người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Cát Lái và cảng Cát Lái.
Thâm niên ở trọ trong khu lâu nhất là vợ chồng anh Vũ Văn Quang và chị Nguyễn Thị Huệ, đã 17 năm. Với thu nhập của hai vợ chồng là 18 triệu đồng/tháng, anh Quang nói có thể mua được căn hộ trả góp, nhưng họ chọn ở thuê trong phòng trọ vỏn vẹn 20m2, cùng với tiền điện nước, mỗi tháng không dưới 3 triệu đồng.
“Nếu mua nhà trả góp, thấp nhất mỗi tháng cũng phải trả ngân hàng từ 7-10 triệu đồng. Khoản này so với thu nhập của vợ chồng tôi thì hơi quá sức. Chi phí sinh hoạt, tiền học hành của 2 con, cũng phải dành dụm một khoản để lâu lâu về thăm quê. Bằng ấy thứ thì không dư dả đồng nào, chưa kể ốm đau bất trắc”, người công nhân 47 tuổi, với 19 năm làm việc trong khu công nghiệp Cát Lái, chia sẻ.
Những người “làm bữa nay, lo bữa mai” như anh Quang không phải ít. Số liệu từ khảo sát “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” do Prudential Việt Nam phối hợp cùng Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học thực hiện trong năm 2020 trên 500 người ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy, cứ 10 người thực hiện khảo sát, chỉ có 4 người đã lên kế hoạch tài chính chuẩn bị cuộc sống về già.
Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang nhanh hơn các nước phát triển. Ảnh: Freepik
Trong khi đó, Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2015. Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, người từ 60 tuổi chiếm 8,68% dân số, khoảng 7,45 triệu người. Đến năm 2019, con số này lên mức 11,86%, tương đương khoảng 11,41 triệu người. Dự báo đến năm 2036, tức trong vòng 15 năm, người cao tuổi chiếm khoảng 20% dân số.
Nhiều địa phương thậm chí đang có tốc độ già hóa dân số nhanh hơn bình quân cả nước. Điển hình là chỉ số già hóa dân số của TP.HCM hiện đang ở mức 49,4%, cao hơn cả nước xấp xỉ 1%. Đáng chú ý, so với các quốc gia đã từng trải qua tình trạng già hóa dân số, cả trình độ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam đều thấp hơn.
Video đang HOT
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 đạt 3.561 USD, thấp hơn hẳn Thái Lan (đạt 7.189 USD), Malaysia (10.402 USD), Trung Quốc (10.500 USD), Singapore (59.798 USD), Hàn Quốc (31.755 USD), Nhật Bản (40.113 USD)…
Tốc độ già hóa dân số nhanh sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề, trong khi Việt Nam có ít thời gian để thích nghi với một xã hội già hóa hơn so với các nền kinh tế phát triển. Trong báo cáo “Việt Nam: thích ứng với xã hội già hóa” do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào tháng 10/2021, Việt Nam chỉ cần 20 năm sẽ bước vào giai đoạn dân số già. Trong khi đó, Pháp cần 115 năm, Mỹ 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc 26 năm. Đáng lo ngại là quá trình giá hóa dân số của nước ta diễn ra khi mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
Trước hết, dân số già sẽ đi đôi với việc chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội… Trong khi thời gian để Việt Nam chuẩn bị thích ứng với dân số già ngắn hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mức tích lũy của quốc gia không đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, đa phần người cao tuổi không có tích lũy vật chất, là nhóm rất dễ bị tổn thương với những rủi ro kinh tế, xã hội. Cơ cấu và mô hình bệnh tật của người cao tuổi nước ta hiện nay cũng đang thay đổi theo xu hướng bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng, chi phí chăm sóc y tế lên cao và thêm áp lực quá tải cho các bệnh viện.
Kinh nghiệm “già hóa chủ động” của các nước phát triển có thể là bài học cho Việt Nam xây dựng chính sách. Nhiều nước dân số rất già nhưng vẫn nằm trong top những nước phát triển, có thu nhập cao là Nhật Bản, Hàn Quốc. Già hóa chủ động là chủ động chuẩn bị cho giai đoạn này trên ba trụ cột chính sách để giải quyết các vấn đề kinh tế, sức khỏe và sự tham gia các hoạt động xã hội của người cao tuổi.
Người Việt cần bắt đầu từ mỗi cá nhân trong việc chuẩn bị tài chính, sức khỏe và sẵn sàng các kế hoạch cho cuộc sống độc lập khi về già. Ảnh: Freepik
Có thể nói, ngay cả các quốc gia trong khu vực với Việt Nam cũng đã sớm chuẩn bị cho giai đoạn già hóa dân số. Ví dụ, Chính phủ Thái Lan lập chương trình theo dõi tình trạng sức khỏe người dân, đồng thời mở rộng tầm bao phủ của bảo hiểm y tế, bắt buộc người dân, người lao động gồm cả khu vực chính thức và không chính thức tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội.
10 năm trở lại đây, Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho thời kỳ dân số già. Trong đó có việc cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội để thu hút nhiều người tham gia. Đây là chính sách quan trọng đảm bảo thu nhập và lương hưu cho người già sau này. Chính phủ cũng xây dựng các chương chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là người cao tuổi.
Prudential chi trả gần 1,9 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng qua đời vì COVID-19
Ngày 16/8/2022, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential Việt Nam) đã chi trả gần 1,9 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho gia đình khách hàng T.V.T ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh Ngân hàng MSB từ năm 2020.
Cam kết đồng hành, bảo vệ an toàn tài chính cho khách hàng
Khách hàng T.V.T tham gia hợp đồng bảo hiểm PRU-Đầu tư linh hoạt của Prudential Việt Nam từ ngày 25/12/2020. Sau một năm kể từ ngày tham gia bảo hiểm, tháng 12/2021, khách hàng không may mắc COVID-19 và không qua khỏi.
Ngay khi nhận được tin báo sự việc, tư vấn viên cùng đại diện của Prudential và Ngân hàng MSB đã nhanh chóng thăm hỏi, sẻ chia với thân nhân khách hàng trước mất mát, đồng thời hướng dẫn gia đình hoàn tất hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
Tại buổi lễ chi trả diễn ra tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) - chi nhánh Long An (TP. Tân An, Long An), gia đình khách hàng T.V.T đã nhận được số tiền gần 1,9 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm do Prudential chi trả.
Chị N.T.M.H - đại diện gia đình bày tỏ cảm kích trước sự quan tâm và hỗ trợ nhiệt tình từ Prudential và Ngân hàng MSB. Chị cũng cho biết, trước đây anh T. là trụ cột của gia đình, nay nhờ có số tiền này sẽ giúp trang trải cuộc sống của gia đình và lo cho hai con của anh.
Bbuổi chi trả gần 1,9 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho gia đình khách hàng T.V.T ngày 16/8/2022.
Cam kết đồng hành cùng khách hàng, Prudential Việt Nam không ngừng hoàn thiện chuỗi dịch vụ bảo hiểm ứng dụng số hóa, đặc biệt ở khâu bồi thường bảo hiểm. Doanh nghiệp đặt mục tiêu tự động hóa toàn bộ quy trình chi trả nhằm rút ngắn thời gian xử lí, tạo sự minh bạch nhằm hỗ trợ tốt nhất khi khách hàng phải đối mặt với rủi ro, biến cố.
Nhờ đó, trong nhiều năm qua, Prudential luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành về chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Năm 2021, Prudential đã chi trả cho gần 114.000 trường hợp liên quan tới sự kiện bảo hiểm như tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, bệnh hiểm nghèo...Trong đó, có hơn 4.090 trường hợp chi trả thuộc kênh hợp tác ngân hàng.
Không ngừng nâng cao từ sản phẩm đến trải nghiệm của khách hàng
Chiến lược phát triển kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng chính là sự cộng hưởng sức mạnh giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và ngân hàng để mang đến những sản phẩm và dịch vụ tài chính cá nhân đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Trong năm 2021, kênh hợp tác ngân hàng (Bancassurance) của Prudential đã tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Prudential cũng được biết tới là một trong những doanh nghiệp có mạng lưới Bancassurance rộng lớn và uy tín. Trong đó, ngân hàng MSB và Prudential xây dựng quan hệ đối tác từ tháng 02/2011. Năm 2021, Prudential tiếp tục ký kết hợp tác chiến lược dài hạn 15 năm với ngân hàng MSB để độc quyền phân phối các sản phẩm bảo hiểm thông qua hệ thống ngân hàng số đang phát triển của MSB.
Hoàn thiện chuỗi cung ứng dịch vụ bảo hiểm nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng là mục tiêu mà Prudential và các ngân hàng nói chung, cũng như ngân hàng MSB nói riêng đã và đang hướng tới. Theo đó, các sáng kiến được triển khai để phục vụ khách hàng tốt hơn, cung cấp đa dạng giải pháp bảo vệ, đồng thời cá nhân hóa sản phẩm cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, dịch vụ sau bán hàng cũng liên tục được cải tiến, ứng dụng số hóa như PRURewards - chương trình dành cho khách hàng thân thiết, quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm tự động (e-Claim), tích hợp chức năng thanh toán phí bảo hiểm trên nền tảng ứng dụng của các ngân hàng.
Prudential Việt Nam nhận hai giải thưởng "Công ty Bancassurance tốt nhất" năm 2022.
Tháng 6 vừa qua, Prudential Việt Nam đón nhận liên tiếp 2 giải thưởng "Công ty Bancassurance tốt nhất" do hai tạp chí uy tín từ Anh Quốc là Global Business Outlook (GBO) và International Finance Magazine (IFM) bình chọn.
Phụ nữ ở TP.HCM có xu hướng sinh nhiều con hơn nhưng vẫn ở mức thấp Tổng tỉ suất sinh của TP.HCM mặc dù có sự cải thiện, nhưng hiện vẫn ở mức rất thấp so với mức sinh thay thế của cả nước (tổng tỉ suất sinh năm 2021 là 1,48 con/phụ nữ). TP.HCM hiện đang được xếp trong nhóm 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp. Quy mô dân số TP.HCM hiện có xu hướng tăng...