Nhiều người vẫn ôm hi vọng tiến sĩ dù tương lai mờ mịt
Nếu bạn đang phấn đấu để trở thành một tiến sĩ, đặc biệt là trong các ngành khoa học thì hãy xem xét lại ngay bây giờ. Vì chỉ có một phần nhỏ những người có học vị tiến sĩ có thể trụ vững trong lĩnh vực nghiên cứu.
Tại sao nhiều người vẫn mong muốn trở thành tiến sĩ nghiên cứu ngay cả khi tương lai của họ sẽ không được chắc chắn?
Một báo cáo của Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 2010 đã chỉ ra cứ 200 người đạt được học vị Tiến sĩ thì chỉ có 7 người có thể trụ vững trong lĩnh vực nghiên cứu và chỉ có duy nhất một người có thể trở thành Giáo sư.
Những con số này tuy không mới nhưng cũng đủ để cho chúng ta thấy được tình hình bi quan hiện nay.
Vậy thì bây giờ phải làm gì trong khi có quá ít tiến sĩ các ngành khoa học có thể trụ vững và đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu?
Video đang HOT
Tuy nhiên, với nhiều người, có lẽ đây lại là một tin tốt. Nhiều người nhận thấy đây là một tín hiệu tích cực khi mà ở Anh đang cần quá nhiều các nhà khoa học cho những tổ chức, cá nhân và cơ quan chính phủ.
Còn trong các ngành nghệ thuật, nhân văn và khoa học xã hội lại khác. Những kết quả điều tra khác cho thấy, những tiến sĩ sẽ có triển vọng phát huy tài năng của họ tốt hơn trong những lĩnh vực này.
Mặc dù vậy, số lượng công việc nghiên cứu mỗi năm trong mỗi lĩnh vực lại ít hơn rất nhiều số tiến sĩ cần việc làm.
Trong một vài ngành, chẳng hạn như kinh tế, có vị trí, vai trò tương tự như một ngành khoa học thì con đường để trở thành tiến sĩ không nghiên cứu học thuật khá dễ dàng.
Tuy nhiên, ở lĩnh vực nghệ thuật và nhân văn thì không đơn giản như vậy, nhiều người sau khi có được tấm bằng tiến sĩ của những ngành này tuy tỷ lệ kiếm được một công việc trái ngành tương đối cao nhưng những chuyên môn, kiến thức được đào tạo lại không thể sử dụng cho công việc bên ngoài của họ.
Thực trạng này đã trở thành vấn đề cần được quan tâm được một thời gian khi mà số người đạt học vị tiến sĩ ngày càng nhiều hơn so với số tiến sĩ mà những học viện nghiên cứu cần.
Tôi nói “được một thời gian” là vì khi tôi nộp đơn học cao học ở Mỹ 30 năm trước, gửi kèm với giấy thông báo trúng tuyển của tôi là một bức thư của Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ. Họ đã đưa ra cảnh báo về tương lai ảm đạm, về sự tụt dốc của thị trường công việc nghiên cứu học thuật.
Thời kỳ hoàng kim của thị trường việc làm nghiên cứu học thuật ở Anh là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng trong những năm 60 của thế kỉ trước, với nền móng đầu là các trường đại học “ngói trắng” như Đại học Sussex, Đại học Warwick, Đại học York, Đại học East Anglia,…
Trong thời gian đó, các nghiên cứu cũng trở nên cấp thiết ở khắp mọi nơi nhưng số lượng tiến sĩ có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội vẫn còn ít.
Những tài năng thì đã bị giành giật ngay từ Oxbridge (nhóm hai trường đại học danh tiếng hàng đầu của Anh quốc, Oxford và Cambridge), trước cả khi họ bắt đầu là nghiên cứu sinh. Nhận vật Philip Swallow (MA) trong cuốn tiểu thuyết “Đổi chỗ” của tác giả David Lodge mà một nhân vật tiêu biểu cho thời đại ấy.
Mở rộng hơn, giữa những năm 60 của thế kỷ trước, số sinh viên ở các trường đại học của Anh đã tăng gấp 5 lần so với đầu thập niên 60, và cơ hội cho học giả cứ thế ngày một xa hơn. Và chỉ đầu thập niên 70, số học giả tìm việc nghiên cứu học thuật đã lớn hơn rất nhiều vị trí cần đến họ.
Đây là một câu đố cần lời giải đáp. Trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như trong y học, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo được giới hạn để phù hợp với số lượng vị trí công việc. Thế nhưng ở ngành luật, rất nhiều người có thể lấy được tấm bằng LLB (Cử nhân Luật) mà lại không trở thành luật sư hay nhà cố vấn pháp luật. Tại sao lại có sự khác nhau giữa các ngành như vậy?
Nếu nhà tuyển dụng có thể đảm nhận việc đào tạo nhân viên của mình thì sẽ tránh được tình trạng quá nhiều người tranh nhau một vị trí. Và khi nhân viên có thể tự kiếm tiền về cho họ thì người tuyển dụng sẽ không chỉ được lợi mà còn tránh được tình trạng lãng phí nguồn nhân lực.
Đây là cách mà các trường đại học đang áp dụng, họ thông qua giảng dạy có thể tìm được người tốt nhất, những tài năng thực sự sẽ đem về lợi ích cho họ.
Giờ đây, vì sao thị trường lại không thể tự điều tiết?, như những nhà kinh tế của Chicago đã từng khẳng định. Hay nói cách khác, tại sao nhiều người vẫn tiếp tục ôm hy vọng trở thành tiến sĩ trong khi triển vọng phát triển trong tương lai không hề chắc chắn?
Mặc dù phải chịu những tiếng kêu than về giờ làm việc, tiền lương và lương hưu thì công việc nghiên cứu vẫn là một công việc tốt nhất trên thế giới với những người có khí chất và tài năng đặc biệt. Nó cũng là việc tranh đấu và mạo hiểm đáng giá cho những cống hiến thầm lặng.
Theo vietnamnet