Nhiều người tự nguyện nhường suất hỗ trợ đợt 3 cho người khó khăn hơn
1.376 người dân tại phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP.HCM thuộc diện được nhận hỗ trợ đợt 3 nhưng tự nguyện nhường suất hỗ trợ này cho những người khó khăn hơn mình.
Ông Nguyễn Thanh Bình, bí thư phường Linh Trung (áo trắng); ông Trần Quốc Hưng, chủ tịch phường Linh Trung (áo xanh); trung tá Cao Huỳnh Thanh, trưởng Công an phường Linh Trung, trao giấy khen và quà cá nhân có tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” cho người khó khăn hơn – Ảnh: MINH HÒA
Ngày 23-9, ông Trần Quốc Hưng, chủ tịch UBND phường Linh Trung, TP Thủ Đức (TP.HCM), cho biết địa phương đang rà soát, lập danh sách người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19 có mặt trên địa bàn để nhận hỗ trợ đợt 3.
Theo đó, trên địa bàn phường có 51.999 nhân khẩu thuộc diện được hỗ trợ, tuy nhiên trong số này có 1.376 người dân tự nguyện nhường suất hỗ trợ của mình cho người khó khăn hơn.
UBND phường Linh Trung đã trao tặng 27 giấy khen biểu dương tinh thần “nhường cơm sẻ áo” cho 27 cá nhân tiêu biểu.
Trong những người tiên phong nhường suất hỗ trợ đợt 3, bà Lê Tuyết Mai (58 tuổi, ngụ khu phố 3, phường Linh Trung), chia sẻ: “Xem tivi, báo, đài thấy được nhiều hoàn cảnh, mảnh đời còn khó khăn gấp mấy lần mình, có những đứa trẻ mồ côi cha, mẹ do mắc COVID-19, những người tạm trú, ở trọ không đi làm được khó khăn… nên tôi muốn nhường cho những người khó khăn hơn.
Chồng tôi qua đời đến nay hơn 10 năm, một mình tôi nuôi hai cháu (15 và 18 tuổi) ăn học. Dịch ập đến nên 3 mẹ con cũng khó khăn. Nhưng mình còn có nhà nên không mất chi phí tiền thuê nhà trọ. Hơn nữa, phường cũng thường xuyên hỗ trợ gạo, mắm muối, trứng, rau củ… nên không sợ đói”.
Trong căn nhà trọ không mấy khang trang, anh Lương Hậu (47 tuổi, tạm trú khu phố 3, phường Linh Trung) cho biết anh làm ở công ty may, dịch ập đến anh thất nghiệp, hai cháu (6 và 7 tuổi) con anh đang đi học cũng nghỉ ở nhà chống dịch. Hoàn cảnh của anh Hậu không mấy khá giả, cũng làm thuê ở trọ.
Video đang HOT
Tuy thất nghiệp nhưng anh Hậu vẫn “có nghề tay trái” là lái xe chở hàng nên ai kêu gì anh chở nấy, có thêm chút thu nhập, trang trải phần nào được cuộc sống trong lúc dịch bệnh.
“Tôi còn có sức khỏe nên đi làm được, nhiều người già cả, trẻ em mồ côi cha mẹ còn khó khăn hơn tôi nhiều, tôi nhường phần hỗ trợ cho người khó khăn kiểu như thế, chứ mình cũng khó khăn nhưng may mắn cũng được đi làm, có đồng ra đồng vào nên không đến nỗi”, anh Hậu bày tỏ.
Theo ông Trần Quốc Hưng: “Đây thật sự là những tấm lòng cao quý, tuy có khó khăn vì giãn cách xã hội nhưng vẫn đủ ăn, đủ mặc và đã quyết định chia sẻ phần hỗ trợ của mình cho những người khó khăn hơn để vượt qua đại dịch này”.
“Những phần mà người dân tự nguyện nhường lại cho người khác thì phường sẽ tiếp tục rà soát, lập danh sách thêm những người thật sự khó khăn để hỗ trợ theo đúng tinh thần của HĐND TP”, ông Hưng nói.
Nữ sinh nhặt được nửa tỷ: 'Em cũng sợ bản thân tham của'
"Chưa bao giờ em nhặt được số tiền lớn như vậy... Em cũng sợ bản thân tham số tiền đó. Sau đó em bình tĩnh lại, ngồi ôm bọc tiền xem có ai đến tìm để trả" - nữ sinh trả lại nửa tỷ đồng cho người đánh rơi nói.
Em cũng sợ bản thân tham của
Sáng nay (27/4), Trường THPT Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tặng giấy khen cho nữ sinh Bùi Thị Mỹ Dung (Lớp 10A12, Trường THPT Hương Khê) vì có hành động đẹp: trả lại người đánh rơi gần nửa tỷ đồng nhặt được trên đường.
Nhận giấy khen của nhà trường, Dung xúc động cho biết: "Em cảm thấy rất vui và ngại ngùng, vì sau khi trả lại người đánh rơi, có rất nhiều người quan tâm, hỏi han tới em".
Dung kể lại, khoảng 11h trưa hôm qua (26/4), trên đường đi học về qua cầu Đông Hải (xã Gia Phố, huyện Hương Khê), Dung thấy một chiếc túi rơi nằm bên vệ đường, trong đó có 300 triệu đồng và 3 cây vàng. Tổng giá trị tài sản gần nửa tỷ đồng.
"Lúc thấy túi, em không có ý định nhặt vì nghĩ sẽ có người quay lại tìm. Em chạy xe đi được một đoạn, lo sợ người khác sẽ nhặt mất nên em quay lại nhặt túi. Sau khi nhặt túi lên, em không muốn mở túi ra xem, nhưng vì thấy tờ tiền màu xanh hé ra. Em mở túi ra thì thấy rất nhiều tiền và vàng. Em bắt đầu run và hoang mang, không biết nên làm như thế nào", Dung tâm sự.
Lãnh đạo nhà trường cùng hội phụ huynh tặng quà, giấy khen cho nữ sinh
"Chưa bao giờ em nhặt được số tiền lớn như vậy cả. Sau khi cầm túi lên, em cũng sợ bản thân em tham số tiền đó. Em ngồi suy nghĩ một lúc. Sau đó em bình tĩnh lại, em ngồi ôm bọc tiền xem có ai đến tìm tiền để trả lại", Dung nói. Nữ sinh này cũng cho biết, khi nhặt được số tiền lớn như vậy, bản thân Dung cũng lo sợ bản thân mình sẽ tham của rơi.
Sau khoảng 20 phút ngồi lại tại vị trí cũ, Dung không thấy ai đến tìm túi nên gửi lại túi tiền tại nhà dì ruột ở gần cầu và dặn dì: "Bao giờ có ai quay lại tìm tiền, dì xác nhận xem có đúng số tiền họ đánh rơi không rồi trả lại túi tiền hộ con".
Nữ sinh trả lại số tiền, vàng cho chị Thắm
Khoảng 30 phút sau, chị Lê Thị Thắm chủ nhân đánh rơi tiền quay lại tìm trong trạng thái hoảng loạn. Chị Thắm tìm quanh khu vực nhưng không có camera an ninh nào để ghi lại cảnh rơi túi. Trong lúc mất bình tĩnh, chị Thắm được người thân của Dung phát hiện, trao trả lại số tiền và vàng.
Em Bùi Thị Mỹ Dung cho biết thêm: "Sau khi chị Thắm nhận lại túi, chị đã tìm đến nhà em mang theo kẹo bánh, sữa và một chiếc phong bì để cảm ơn. Nhưng em chỉ nhận bánh, sữa, em trả lại phong bì. Em không nhận tiền cảm ơn vì đó không phải là công sức của em".
Bà dạy không dùng tiền không phải của mình
Bùi Thị Mỹ Dung có hoàn cảnh khá khó khăn, với 4 chị em. Vì bố mẹ đi làm ăn xa nên từ nhỏ Dung sống và được bà ngoại Phạm Thị Yến, tên thường gọi là bà Tứ (85 tuổi) chăm sóc.
Bà ngoại của Dung
"Dung ở với tui từ khi học lớp 5 đến nay, bố Dung làm công nhân ở Sài Gòn. Chiều hôm qua sau khi thấy cháu trở về nhà trong trạng thái hoảng sợ, tui hỏi han thì thấy cháu kể lại sự việc. Tui khen cháu, bởi cháu tâm sự với bà khi thấy túi nằm ở vệ đường, ban đầu không có ý định nhặt, nhưng vì sợ kẻ tham lấy mất nên cháu mới quay lại nhặt lên", Bà Tứ nói.
Mẹ Dung cảm thấy nhẹ nhõm khi con nhặt được tiền trả lại
Cũng theo bà Tứ, bà rất hạnh phúc vì nuôi dạy cháu ngoan, không tham của rơi: "Tui có 8 người con và rất nhiều cháu. Đứa nào tui cũng dạy không được tham của rơi. Từ nhỏ tui dạy cháu nhặt được tiền thì phải trả lại, vì người mất sẽ nóng ruột. Đó không phải là mồ hôi công sức của mình làm ra thì không được đụng đến. Người mất của sẽ đau lòng và khó nhọc lắm mới làm ra được chừng ấy số tiền.".
Thầy giáo Phan Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường THPT Hương Khê cho biết: "Thầy rất vui mừng, hạnh phúc vì có học sinh ngoan và hiểu chuyện như Dung. Mong rằng thế hệ học sinh trong nhà trường sẽ lấy Dung làm tấm gương, nhặt được của rơi phải tìm người trả lại".
Tuyên dương học sinh nhặt được 30,5 triệu đồng tìm người trả lại Sau khi nhặt được chiếc túi có hơn 30 triệu đồng của người đi đường đánh rơi, em Thạch đã thông báo lên nhà trường nhờ cơ quan chức năng tìm lại chủ nhân. Sáng 20/2, thầy Đoàn Trọng Hoàng, quyền Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, nhà trường đã tổ chức lễ tuyên dương...