Nhiều người trẻ cũng bị loãng xương
Bệnh loãng xương còn được gọi là bệnh thưa xương, xốp xương. Nhiều người cho rằng đây là một bệnh lý của tuổi già bởi bệnh có liên quan nhiều đến vấn đề tuổi tác.
Ảnh minh họa
Song khoa học gần đây đã chứng minh, không chỉ ở những người cao tuổi hay những phụ nữ 40 – 45 tuổi mới bị loãng xương, mà chính người trẻ ở độ tuổi 25 đến 30 cũng có thể mắc căn bệnh này.
Theo BS Thanh Thủy, nguyên Trưởng Khoa Cơ – Xương khớp ( BV Bạch Mai), trước đây mọi người thường nghĩ loãng xương là bệnh của người già. Tuy nhiên gần đây các nghiên cứu đều ghi nhận độ tuổi bị loãng xương ngày càng trẻ hóa. Các bệnh viện chuyên khoa xương khớp ghi nhận nhiều bệnh nhân bị gãy xương do loãng xương xảy ra ở độ tuổi dưới 40.
Khi tuổi còn trẻ, đặc biệt là giai đoạn dậy thì, xương phát triển rất mạnh để tăng chiều cao. Nhưng khi đến ngưỡng nhất định, thường là 20 đến 23 tuổi sẽ chững lại, quá trình tạo xương sẽ giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra. Xương sẽ phải tái tạo liên tục để cân bằng.
Tuy nhiên, trong nhiều năm lao động, cơ thể không được bổ sung đủ canxi khiến quá trình hủy xương diễn ra nhanh và mạnh hơn quá trình tái tạo dẫn đến tỷ trọng các khoáng chất của xương tụt nhanh, làm xương giòn, yếu, dễ gãy.
Có 3 nguyên nhân chính khiến người trẻ bị loãng xương là nồng độ estrogen thấp, ăn uống không đủ chất hoặc do sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh.
Video đang HOT
Từ sau 35 tuổi trở đi mật độ xương của con người bắt đầu giảm sút. Tốc độ hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương, khiến xương mất dần các khoáng chất cần thiết. Ở phụ nữ, nguy cơ còn cao hơn vì khi đến thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương xảy ra nhanh, trung bình mất từ 2 đến 4% khối lượng xương trong một năm và kéo dài suốt 5 đến 10 năm đầu của thời kỳ này.
Khác với các trường hợp gãy xương thông thường, gãy xương do loãng xương thường khó hồi phục và dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí tử vong. Thống kê cho thấy, 25% người bệnh tử vong trong vòng một năm đầu tiên sau gãy xương vùng hông. 20% cần người trợ giúp suốt cuộc đời còn lại. 30% người bệnh bị tàn phế, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Chỉ 25% có thể hội nhập trở lại với cuộc sống xã hội, nhưng nguy cơ tái gãy xương cao gấp 2,5 lần so với trước.
Đối với người trẻ tuổi, bệnh loãng xương ở giai đoạn đầu sẽ không có những dấu hiệu rõ rệt, thường là những triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh khác như mỏi xương và khớp, tê ngứa. Khi mật độ xương giảm nhiều hơn, các triệu chứng sẽ ngày càng rõ rệt.
Theo BS Thủy, khi bị loãng xương, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở các vùng như hông, lưng, đầu gối, cổ tay do phải chịu nhiều lực từ cơ thể. Những người trẻ bị loãng xương còn có hiện tượng đau nhức đầu xương, mỏi ở dọc các xương, đau nặng hơn khi về đêm và khi trời thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Cơn đau đặc biệt khó chịu khi người bệnh thay đổi tư thế, gây khó khăn khi quay lưng, cúi hay ngả người. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị, những người trẻ cũng có khả năng bị biến dạng cột sống, lún đốt sống dẫn tới gù lưng. Nguy hiểm hơn là gãy xương tự nhiên khi về già.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc do loãng xương gây ra, các chuyên gia khuyên mọi người cần phòng bệnh loãng xương ngay từ tuổi 30 thông qua các bữa ăn hàng ngày với những thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa chua, cá hồi, cá ngừ, rau bina, ngũ cốc, nước cam…
Những biến chứng đáng sợ của loãng xương bị nhiều người bỏ qua, hãy ngăn chặn ngay hôm nay!
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương cần duy trì một chế độ ăn uống, vận động hợp lý ngay từ nhỏ.
Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, thường phát triển mà không có bất kỳ triệu chứng hoặc đau đớn nào. Người bị loãng xương thường không thể tự phát hiện cho đến khi xương yếu đi gây đau nhức và dễ bị gãy khi về già, hay bị va chạm. Chính vì vậy, ngăn ngừa gãy xương là ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ trong điều trị loãng xương.
Cách duy nhất để phát hiện loãng xương chính là kiểm tra mật độ xương bằng nhiều phương pháp như X-quang quy ước, siêu âm, CT Scan...
Làm gì để ngăn ngừa loãng xương?
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương cần duy trì một chế độ ăn uống, vận động hợp lý ngay từ nhỏ cho đến hết cuộc đời. Đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống cung cấp đủ canxi và Vitamin D theo từng lứa tuổi. Cụ thể:
- Nhu cầu canxi của trẻ em dưới 15 tuổi là 600-700 mg/ngày
- Trẻ trên 15 tuổi người lớn là 1000mg/ngày
- Người trên 50 tuổi là 1200 mg/ngày.
Lưu ý, canxi có nhiều trong các thực phẩm như: các loại rau lá xanh đậm, các loại hạt ngũ cốc, phô mai, sữa, tôm cá...
Nhìn chung, nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, do đó chúng ta có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu canxi của mình bằng cách ăn những thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, đối với người bị thiếu hụt canxi quá mức thì ngoài chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, điều độ, cần phải được điều trị theo đơn của bác sĩ.
Một số biến chứng do hậu quả của loãng xương
Ảnh minh họa
- Biến dạng cột sống: Người bệnh loãng xương có thể bị gù vẹo cột sống làm giảm khả năng hoạt động của người bệnh. Nếu bị loãng xương đốt sống ngực có thể dẫn đến biến dạng lồng ngực. Nặng hơn có thể gây khó thở.
- Gãy xương: Đây là biến chứng nguy hiểm hàng đầu trong các biến chứng của loãng xương. Phần lớn tình trạng gãy xương do loãng xương xảy ra ở xương đùi, xương cổ tay, thân đốt sống... Gãy xương không chỉ khiến người bệnh đau đớn, tàn tật mà còn là gánh nặng kinh tế với người bệnh.
- Lún xẹp đốt sống: Lún xẹp đốt sống thường gây đau đớn, tàn tật vĩnh viễn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh (giảm chiều cao, tư thế gù).
5 nguồn thực phẩm cung cấp canxi bạn chỉ nên ăn lượng vừa phải Canxi là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe ở các độ tuổi khác nhau có nhu cầu canxi khác nhau. Tuy nhiên, nếu dung nạp hàm lượng canxi quá cao có thể có hại cho sức khỏe. Theo Times Now , tiêu thụ bất kỳ chất dinh dưỡng nào quá nhiều, bất kể chất dinh dưỡng đó có...