Nhiều người tại Hồng Dân bị ngộ độc do ăn bún thiu
Trưa 24-5, thông tin từ UBND huyện Hồng Dân ( Bạc Liêu) cho biết, liên quan việc 17 trường hợp bị ngộ độc do ăn bún thiu (để lâu), đến thời điểm này, còn ba bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện. Sức khỏe của ba bệnh nhân này đã ổn định, được chuyển xuống điều trị và theo dõi tại Khoa Truyền nhiễm.
Các bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện.
Cũng theo UBND huyện Hồng Dân, tối 22-5, Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến cấp cứu, hầu hết đều có chung triệu chứng đau bụng dữ dội, nhức đầu, ói mửa, tiêu chảy.
Video đang HOT
Trung tâm Y tế xác định, có 17 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, trong số này có ba trường hợp nặng phải nhập viện cấp cứu, những trường hợp còn lại bị nhẹ nên được cho về điều trị ngoại trú.
Theo các bệnh nhân, chiều 22-5, những người này có ăn bún tươi được sản xuất từ một lò bún ở thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu).
Trung tâm Y tế huyện Hồng Dân đã phối hợp chính quyền thị trấn Ngan Dừa, tiến hành điều tra, lấy mẫu vật phẩm, thực phẩm của một số cơ sở quán ăn, lò bún, gửi đi xét nghiệm.
Sản phụ sảy thai sau 2 lần khám cấp cứu ở Bệnh viện Mê Kông
Sản phụ đau bụng dữ dội, có hiện tượng ra máu ở âm đạo nên đến Bệnh viện Phụ sản Mê Kông (quận Phú Nhuận, TPHCM) để cấp cứu nhưng được các bác sĩ thăm khám rồi cho về.
Theo trình bày của chị T.T.B.N (ngụ phường Phú Mỹ, quận 7, TPHCM) - thai phụ 17 tuần tuổi, sáng 27/4, chị phát hiện có dịch nhầy và ra máu ở âm đạo nên đến Bệnh viện Phụ sản Mê Kông để cấp cứu, thăm khám. Theo ghi nhận của bác sĩ, chị N khám thai do trằn bụng.
Tại đây, chị N được ThS.BS N.T.M.P kê toa để mua thuốc Progesteron 400mg (CYCLOGEST) có số lượng 30 viên, dùng nhét ở hậu môn, 1 viên vào buổi tối. Kèm theo đó là lời dặn: "Tái khám SA4D Tái khám ngay khi có bất thường".
Chiều 30/4, chị N thấy tình trạng không thuyên giảm, đau bụng dữ dội hơn và xuất hiện cơn gò nhiều hơn nên đến Bệnh viện Mê Kông để cấp cứu. Bác sĩ N.V.Y.N cầm đơn thuốc đã khám từ trước nói là thuốc dưỡng thai nên không có chuyện gò nhiều. Theo kết quả siêu âm, tim thai là 154 lần/phút, nhau bám mặt trước đáy thân... Kết luận của Bệnh viện: "Một thai sống trong tử cung #17,5 tuần. Chiều dài kênh CTC=41mm, lỗ trong hiện khép kín".
Bệnh viện Phụ sản Mê Kông.
Trong Giấy chứng nhận của Bệnh viện Mê Kông chẩn đoán: "Thai #17 tuần - dọa sẩy thai (Q20.0)" và đề nghị: "Tái khám 2 tuần sau hoặc khi có bất thường". Bác sĩ của bệnh viện tiếp tục yêu cầu chị N đặt thuốc Progesteron 400mg (CYCLOGEST) như hướng dẫn. Sau đó, chị N được về.
Đến chiều tối ngày 01/5, chị N đang cùng chồng về TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) thì thấy bụng rất đau và ra máu nhiều hơn ngày trước nên đến Bệnh viện Đồng Nai để cấp cứu. Các y bác sĩ tại đây thăm khám và phát hiện chị N đã bị "sảy thai tiến triển".
Đến ngày 06/5, chị N được các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai cho xuất viện sau thời gian 6 ngày điều trị. Gia đình chị N rất bức xúc với cách thăm khám tắc trách và điều trị thiếu trách nhiệm tại Bệnh viện Mê Kông. Các bác sĩ tại Bệnh viện không có những cảnh báo, không bắt nhập viện ngay từ chiều ngày 27/4 khi có hiện tượng bất thường.
Ngày 12/5, PV Báo PNVN đã liên hệ đến Bệnh viện Phụ sản Mê Kông để xin có buổi làm việc nhằm được thông tin sự việc một cách đa chiều. Nhân viên trực điện thoại ở Phòng Tổng hợp của bệnh viện ghi nhận sự việc và hứa sẽ liên lạc lại sau.
Chiều 13/5, PV Báo PNVN đã trực tiếp đến Bệnh viện Mê Kông để xin làm rõ vấn đề. Trực ban của bệnh viện xác nhận, đã chuyển sự việc lên Ban Giám đốc và cho PV buổi hẹn sau.
Số người cấp cứu ngộ độc thực phẩm tại Đà Nẵng tăng lên 151 người Chiều 8/5, tin từ UBND huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết, số người được đưa vào Trung tâm y tế huyện và các bệnh viện trên địa bàn TP để cấp cứu, điều trị với triệu chứng của ngộ độc thực phẩm ở huyện này là 151 người (tăng 18 người so với thông cáo báo chí sáng cùng ngày). Bệnh nhân...