Nhiều người phát hiện bệnh tiểu đường nhờ khám sức khỏe tổng quát
Bác sĩ khuyến cáo cần khám tầm soát đái tháo đường để điều trị, dự phòng sớm tránh để chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Đo đường huyết – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bác sĩ chuyên khoa 2 (BS.CK2) Đinh Thị Xuân Mai (Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, TP.HCM), cho biết như trên tại hội thảo khoa học diễn ra vào ngày 17.10.
Theo bác sĩ Xuân Mai, từ tháng 1.2010 đến tháng 8.2020, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn nghiên cứu 248 người trên 45 tuổi đến khám sức khỏe tổng quát, thực hiện tầm soát đái tháo đường.
Kết quả xét nghiệm cho thấy có 7,3% người bị đái tháo đường và hơn 39% người bị tiền đái tháo đường (có rối loạn về đường hoặc đường tăng).
Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường và tiền đái tháo đường là tuổi cao, ít hoạt động thể lực, tăng huyết áp, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, tiền sử đái tháo đường thai kỳ, thừa cân, chế độ dinh dưỡng…
Cũng theo bác sĩ Xuân Mai, tại Việt Nam có 3,78 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và 5,3 triệu người rối loạn đường.
Bác sĩ Xuân Mai khuyến cáo cần tầm soát để phát hiện đái tháo đường và tiền đái tháo đường sớm, từ đó có kế hoạch điều trị, dự phòng làm chậm tiến triển thành đái tháo đường loại 2 và các biến chứng về mạch máu.
Phụ nữ khám sức khỏe tổng quát cần kiểm tra những gì?
Phụ nữ, đặc biệt là những người trên 30 tuổi bắt đầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh lý có thể mắc phải. Khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp kiểm soát và phòng tránh các vấn đề sức khỏe trong tương lai.
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp bạn nắm được về tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Dựa vào các kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh, để từ đó có hướng điều trị kịp thời và chuẩn xác, đem lại cơ hội khỏi bệnh cao. Ngoài ra khám sức khỏe tổng quát còn giúp bạn đánh giá và điều chỉnh lại lối sống thường ngày, nhằm hạn chế các nguy cơ mắc nhiều bệnh trong tương lai.
Dưới đây là những xét nghiệm, chụp chiếu cơ bản cần thiết khi phụ nữ trên 30 tuổi đi khám sức khỏe tổng quát.
1. Huyết áp và tim mạch
Video đang HOT
Phụ nữ trên 30 tuổi nên kiểm tra huyết áp thường xuyên 6 tháng/lần. Nếu huyết áp cao, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tim, điện tâm đồ để kiểm tra sức khỏe của tim vì những người bị cao huyết áp sẽ có nguy cơ bị bệnh tim.
Phụ nữ trên 30 tuổi nên kiểm tra huyết áp thường xuyên 6 tháng/lần
2. Đo Cholesterol
Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và cách duy nhất để phát hiện là thông qua xét nghiệm máu. Nếu bạn có cholesterol, triglyceride, mỡxấu (LDL) cao , bạn nên tiếp tục làm kiểm tra định kỳ 3- 6 tháng/ lần Nếu bạn có dư cân (BMI>25) nên kiểm tra định kỳ. Từ đó có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tăng cường luyện tập.
Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch
3. Kiểm tra mật độ xương
Phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới. Đó là lý do tại sao bạn cần kiểm tra mật độ xương ngay sau tuổi 30. Nên kiểm tra 5 năm/lần bởi người phụ nữ bị mất 30% khối lượng xương trong vòng 5 năm từ thời kỳ mãn kinh.
Phụ nữ nhẹ cân thường có khối lượng xương thấp thì càng có nguy cơ cao. Nếu mật độ xương của bạn thấp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm thêm các xét nghiệm để đo tốc độ mất đi khối lượng xương.
Phụ nữ nên kiểm tra mật độ xương 5 năm/lần
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung canxi và vitamin D hoặc tập thể dục để củng cố xương của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán bị loãng xương, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cùng với các khuyến nghị về chế độ ăn uống.
4. Kiểm tra chức năng tuyến giáp
Một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà phụ nữ sau tuổi 30 phải đối mặt là tuyến giáp. Tuyến giáp bị suy yếu có thể là lý do bạn thấy tăng cân, da khô và móng tay giòn.. tuyến giáp hoạt động quá mức mà có thể là lý do của việc mất ngủ, giảm cân và nhịp tim nhanh. Do đó, xét nghiệm chức năng tuyến giáp và siêu âm tuyến giáp để phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp là cần thiết đối với phụ nữ sau tuổi 30.
M ột trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà phụ nữ sau tuổi 30 phải đối mặt là tuyến giáp
5. Đái tháo đường
Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến của mọi thời đại. Đặc biệt là đối với những người thừa cân, béo phì và trong giai đoạn mang thai cần phải rất cẩn thận. Nên kiểm tra bệnh tiểu đường sau 30 tuổi vì mắc bệnh này sẽ dẫn đến các biến chứng sức khỏe nguy hiểm khác.
Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe
6. Làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear) phát hiện ung thư cổ tử cung sớm
Kiểm tra xét nghiệm Pap smear là điều bắt buộc đối với phụ nữ sau 30 tuổi, vì xét nghiệm này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung. Các báo cáo khoa học cho thấy ung thư cổ tử cung là một dạng ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.
Ung thư tử cung là dạng ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ
7. Xét nghiệm HPV
Loại xét nghiệm virus này được dùng cho phụ nữ ngoài 30 để phát hiện bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung. Nó được thực hiện trên cùng mẫu lấy để làm xét nghiệm cổ tử cung. Vì thế, khi xét nghiệm cổ tử cung lần tới, hãy đề nghị làm luôn xét nghiệm HPV cùng lúc.
Tầm soát bệnh lây qua đường tình dục, các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, C. tiêm phòng vaccine trước giai đoạn chuẩn bị mang thai.
Nếu bạn có nhiều bạn tình, hoặc một bạn tình mới, hãy đi kiểm tra định kỳ để tầm soát bệnh lậu, Chlamydia và các bệnh hoa liễu khác có thể gây ra viêm khung xương chậu.
8. Xét nghiệm máu
Thiếu máu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi này, đặc biệt là ở độ tuổi sinh đẻ. Một xét nghiệm máu đơn giản sẽ là điều bắt buộc đối với phụ nữ sau tuổi 30.
Xét nghiệm máu là điều bắt buộc đối với phụ nữ sau tuổi 30.
9. Siêu âm và Chụp X-quang vú (Mamogram)
Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư vú là phải làm kiểm tra vú. Chụp quang tuyến vú thường được đề nghị sau 40 tuổi đối với phụ nữ, tuy nhiên nếu có dấu hiệu hoặc nguy cơ thì nên xét nghiệm trong độ tuổi 30.
Chị em cần siêu âm chụp X-quang để kiểm tra phát hiện các vấn đề về tuyến vú sớm
Trên cơ sở các kết quả khám sức khỏe tổng quát cơ bản nói trên, nếu có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn hoặc chỉ định bạn làm các kiểm tra khác để xác định nguyên nhân bất thường, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Người phụ nữ có khối u di động trong tim Khối u nằm sâu trong buồng tim và di động nhiều khiến bệnh nhân có nguy cơ đột tử bất kỳ lúc nào. Bệnh nhân Đ.T.K.D. (47 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM) nhập Bệnh viện Hoàn mỹ Sài Gòn trong tình trạng nặng ngực, khó thở khi gắng sức hoặc đi bộ, leo cầu thang. Qua thăm khám, các bác sĩ...