‘Nhiều người nói rất to nhưng viết sách không dùng được’
Giải trình tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về nội dung đề án đổi mới chương trình SGK, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có bài phát biểu mà ông khẳng định rất thành tâm.
Ông Luận nói: “Đề án này không thể nói hết được những vấn đề mà đại biểu quan tâm. Chúng tôi chỉ tính toán những nội dung rất lớn cần bàn, thuộc thẩm quyền của Quốc hội để Quốc hội cho chủ trương. Chứ nếu là một đề án tỉ mỉ thì chúng tôi sẽ triển khai kịch bản, nội dung rất chi tiết”.
Thay đổi cách tiếp cận
Đề cập đến việc tới đây sẽ có một chương trình, nhiều sách giáo khoa (SGK), bộ trưởng nói: “Sẽ có bao nhiêu bộ sách? Cũng không thể khẳng định được bao nhiêu bộ. Chúng tôi tính toán dựa trên thực tiễn, số lượng người có thể giam gia, viết được thì lạc quan nhất là có thể được bốn bộ”.
“Qua ba, bốn lần viết sách giáo khoa trước đây cho thấy lực lượng tham gia vào viết SGK là không nhiều.
Trong số những người có thể, có kinh nghiệm viết SGK thì không phải ai cũng sẵn sàng tham gia vì nhiều lý do khác nhau như có người điều kiện công tác, vì đã làm là phải bỏ thời gian tập trung rất lớn. Thứ hai là chính sách đãi ngộ viết SGK rất thấp, thấp lắm nên không khuyến khích được về vật chất”.
“Nhưng lần làm sách này không phải viết như thời xưa mà viết theo phương pháp mới, tiếp cận mới. Những lần trước chúng ta viết sách, chúng ta dạy các cháu đều theo cách thầy truyền đạt kiến thức cho trò, trò tiếp nhận kiến thức học thuộc để thi trở lại, theo lối truyền thụ kiến thức môt chiều.
Điều thầy nói ra là chân lý, học trò chỉ công nhận, viết càng đầy đủ đúng lời thầy, giống với sách thì điểm càng cao”.
“Bây giờ ta sẽ chuyển sang cách viết khác, trong đó chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Chúng tôi đang tập huấn cho rất nhiều thầy cô giáo, chuyên gia giáo dục có thể tham gia làm sách để làm quen, tiếp cận với những bộ sách mà thế giới người ta làm”.
Muốn có nhiều bộ sách
“Chúng tôi thành tâm và mong muốn có nhiều bộ sách, chứ không phải lo rằng viết sách ra rồi Bộ GD-ĐT không dùng, mà chỉ lo là có ai viết không, viết có bảo đảm chất lượng không.
Video đang HOT
Từ trước đến nay Bộ GD-ĐT chưa bao giờ trực tiếp viết SGK mà chỉ tổ chức viết SGK. Có nghĩa là chúng tôi tập hợp con người để viết và giao cho nhà xuất bản để triển khai chứ bộ không làm”.
“Chúng tôi đã nêu hai phương án, trong đó có phương án Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn một bộ.
Vì sao lại như thế? Vì khi Quốc hội ra nghị quết thì sẽ quy định rõ triển khai từ khi nào, cấp nào làm, nên chúng tôi phải chủ động. Nói thực vừa rồi có nhiều người nói rất là to, bây giờ cũng đang nói rất là to nhưng mấy lần viết sách vừa rồi đều không dùng được”.
“Phương án hai là xã hộ hóa toàn bộ. Lúc đầu khi Chính phủ trình cho cơ quan thẩm định chúng tôi trình hai phương án. Nhưng sau đó Ủy ban Văn hóa giáo dục đề nghị trình một phương án thôi có nghĩa là Bộ GD-ĐT chủ động xây dựng một bộ SGK; đồng thời khuyến khích các lực lượng xã hội biên soạn bộ sách khác.
Chúng tôi cũng báo cáo Thủ tướng thì Thủ tướng nói rằng việc đổi mới là dứt khoát, nhưng nếu buông hết mà tốt thì không sao, nhưng không triển khai, không chủ động được thì sẽ có lỗi với nhân dân, chứ không phải chúng tôi muốn ôm việc này đâu”.
Hội đồng thẩm định không phụ thuộc bộ
“Mọi người băn khoăn bây giờ bộ tổ chức soạn sách, thẩm định rồi lại thẩm định sách của các đơn vị khác biên soạn thì anh vừa đá bóng, vừa thổi còi, anh dành hết các chỗ, không còn chỗ cho các nhóm tác giả viết sách nữa.
Tuy nhiên, hiện chúng ta đang tính toán một chương trình nhiều SGK rất là nghiêm túc, cẩn thận. Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách hay không biên soạn thì cũng không ảnh hưởng gì đến các bộ sách khác nó tồn tại và xuất hiện”.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.
“Bộ không thẩm định mà do hội đồng thẩm định bao gồm các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia… do nhiều tổ chức, đơn vị giới thiệu. Đây là hội đồng thẩm định độc lập không phụ thuộc vào Bô GD-ĐT.
Chúng tôi dựa trên kết quả thẩm định và các văn bản khác để quyết định chứ không có chuyện vừa thổi còi, vừa đá bóng.
Các bộ SGK khác cũng được thẩm định khách quan như thế và bộ SGK nào được công nhận đạt tiêu chuẩn, được lưu hành thì chúng tôi sẽ ra văn bản SGK được lưu hành hợp pháp. Còn việc anh chọn bộ sách nào là phụ thuộc vào vùng, miền và các địa phương”.
“Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có quy chế để về việc lựa chọn để tránh tình trạng nhà in sách tác động vào nhà trường để lựa chọn bộ sách này, bộ sách kia qua đó được hưởng phần trăm.
Nó đều là tốt cả, nhưng có thể nó lại là bộ không phù hợp với địa phương nên cái này cần phải có quy chế, chứ không có chuyện vừa đá bóng, vừa thổi còi đâu”.
Theo Lê Kiên/Báo Tuổi trẻ
Đổi mới sách giáo khoa phổ thông: Chi hơn 34.000 tỷ có lãng phí?
Con số hơn 34.000 tỷ đồng chi cho việc đổi mới sách giáo khoa phổ thông được Thứ trưởng Bộ GDĐT đưa ra đang gây "sốc" cho dư luận xã hội. Nhiều chuyên gia giáo dục hoài nghi về tính khả thi của đề án...
Sách mới, có gì mới?
Bộ GDĐT khẳng định, chương trình sách giáo khoa phổ thông sau khi được đổi mới sẽ hạn chế được những bất cập của chương trình sách giáo khoa hiện hành như: Chưa cân đối về nội dung, chưa chú trọng phát triển kỹ năng sống, nặng về kiến thức, thiếu thực hành...
Sách giáo khoa là mặt hàng được coi là bán chạy và lợi nhuận nhiều nhất trong nhóm kinh doanh sách
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, sách giáo khoa mới sẽ thống nhất chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, có tính hệ thống và thông suốt. Về nội dung, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng tăng cường tích hợp ở bậc tiểu học và THCS, phân hóa dần ở các bậc cao hơn.
Cụ thể, ở khối tiểu học sẽ tích hợp mạnh một số môn theo từng lĩnh vực liên quan, cấp THCS và THPT bắt đầu thực hiện dần việc có môn học bắt buộc và môn học tự chọn để đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực, tư duy và kỹ năng của từng học sinh. Theo đó, số môn học sẽ giảm nhiều so với trước, lượng kiến thức cũng được "cô đọng" đến mức cần thiết. Việc kiểm tra đánh giá học sinh cũng thay đổi theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực thi cử tốn kém cho học sinh.
Ngoài ra, sách giáo khoa mới còn cải tiến nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân theo hướng coi trọng các giá trị cơ bản cốt lõi và nhân văn của dân tộc; giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển thể chất, tinh thần và năng khiếu của học sinh; dạy học ngoại ngữ và tin học theo hướng đáp ứng nhu cầu trực tiếp của người học. Trước đây, các môn học "phụ" này không được chú trọng và chỉ được coi như các môn học "thừa", dạy "thừa" của cả học sinh và giáo viên.
Cũng theo đề án này, chương trình sách giáo khoa mới sẽ được tiến hành trên phạm vi toàn quốc và ở cả 3 cấp học theo từng giai đoạn, bắt đầu từ các lớp đầu cấp: Lớp 1, lớp 6, lớp 10 và hoàn chỉnh đến hết năm 2023. Ngoài bộ sách giáo khoa do Bộ GDĐT biên soạn, bộ cũng khuyến khích các cá nhân biên soạn sách giáo khoa nhưng phải được bộ thẩm định và phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
Và để thực hiện tất cả những đổi mới này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết kinh phí cần thiết phải chi là 34.275 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 7 - 8 đầu việc: Đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa (dự kiến 5.000 tỷ đồng), đào tạo bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, kinh phí tuyên truyền đổi mới, xây dựng cơ sở vật chất ở những nơi còn thiếu...
Bao nhiêu cho đủ?
Rất nhiều chuyên gia giáo dục và các nhà phản biện xã hội cho rằng, đề án này "có vấn đề" cả về nội dung và kinh phí.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT thì đặt câu hỏi: "Có nhất thiết phải đổi mới tất cả các môn học, viết lại sách từ đầu cho tốn kém? Sao chúng ta không kế thừa những thành tựu của thế giới, các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ... đều có thể Việt hóa từ sách nước ngoài?". Cũng theo ông Nhĩ, việc gì tiết kiệm được thì nên làm khi mà nước ta còn nghèo, số tiền làm sách giáo khoa mà lên tới hàng tỷ USD chỉ để sử dụng cho hơn 10 năm rồi lại đổi mới thì quá lãng phí.
Đồng tình với quan điểm này, GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), người đã từng nhiều năm tham gia chương trình biên soạn sách giáo khoa cho rằng, kinh phí cho việc làm nội dung một bộ sách cùng lắm cũng chỉ từ 2 - 3 tỷ đồng, 12 bộ sách là khoảng 35 tỷ đồng, cộng thêm các đầu việc khác... thì cũng chỉ lên tới 100 tỷ đồng là hết.
Theo giải thích của bộ thì con số hơn 34.000 tỷ đồng không chỉ chi cho viết sách giáo khoa mà còn cho rất nhiều hạng mục khác, nhưng thậm chí 5.000 tỷ đồng mà bộ dự kiến cho phần này cũng là khá "sốc" khi so sánh với 100 tỷ đồng mà GS Văn Như Cương đưa ra.
GS Hoàng Tụy cũng cho rằng, cứ cụ thể hóa từng đầu việc cần chi sẽ biết ngay nó bất hợp lý ở đâu. Chi một con số khổng lồ như vậy chỉ vào sách giáo khoa trong khi đất nước còn nghèo lương giáo viên còn chưa đủ sống là khó chấp nhận.
Trong khi đó, khi được rất nhiều cơ quan truyền thông báo chí "vặn hỏi" về việc cụ thể hóa các khoản chi cho từng đầu việc để ra được con số khá chi tiết là 34.275 tỷ đồng thì đại diện Bộ GDĐT đã không thể trả lời một cách rõ ràng(!?).
Theo VNE
105 tỷ đồng dành soạn chương trình, viết sách giáo khoa mới Chiều ngày 16-4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức công bố chi tiết khái toán kinh phí "Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015" (Đề án). Trong tổng số kinh phí 34.275 tỷ đồng của Đề án, kinh phí thực hiện cho việc biên soạn mới chương trình, sách giáo khoa...