Nhiều người muốn gửi con vào lớp 6-18 tháng tuổi ở TP HCM
Sau một năm thí điểm, tất cả các lớp giữ trẻ 6-18 tháng ở TP HCM đều đã nhận đủ chỉ tiêu trong khi nhu cầu của người gửi ngày càng nhiều.
Giở cuốn sổ ghi danh sách phụ huynh đang chờ được gửi con vào trường, cô Lê Thị Thanh Hà – hiệu trưởng Mầm non Hoa phượng đỏ (quận Gò Vấp) cho biết trường không thể đáp ứng đủ nhu cầu của phụ huynh. “Nhiều cha mẹ có con 6-12 tháng tuổi sẵn sàng đầu tư cho trường nhưng chúng tôi không thể nhận thêm trẻ vì lớp đã có 12 cháu. Chỉ khi cháu nào đủ 13 tháng, chuyển qua lớp khác thì chúng tôi mới nhận thêm được”, cô Hà chia sẻ.
Trường có gần 400 cháu với nhiều lớp nhưng riêng lớp Chim sẻ (6-12 tháng tuổi) là được đầu tư nhiều nhất. Nôi ngủ, ghế ăn, đồ chơi, ghế vệ sinh, bình pha sữa, khăn tắm… đều được trang bị đầy đủ.
“Thời gian đầu mới mở phụ huynh còn e ngại nhưng khi nhìn thấy cơ sở vật chất, phòng ốc sạch sẽ, giáo viên lại được đào tạo bài bản nên họ muốn gửi con vào. Tuy nhiên chăm sóc trẻ ở lứa tuổi này rất khó, không thể nhận nhiều”, cô Hà nói.
Theo bà Bùi Thị Minh Nguyệt, Phó phòng Giáo dục – Đào tạo quận Gò Vấp, hiện có 4 trường mở lớp giữ trẻ ở độ tuổi này. Trong đó Mầm non Hoa phượng đỏ, Anh Đào, Hồng Nhung được thí điểm từ năm trước. Năm nay có thêm trường Mầm non Tường Vy. Mỗi trường như vậy có hai nhóm lớp, một lớp 6-12 tháng tuổi nhận khoảng 12 cháu; lớp 13-18 tháng nhận khoảng 15 cháu và toàn bộ đã đủ chỉ tiêu.
Dù mới thí điểm nhưng hầu hết các lớp giữ trẻ 6-18 tháng đã kín chỗ. Ảnh: Nguyễn Loan
Tương tự, quận Tân Phú năm nay cũng mở thêm lớp giữ trẻ nhỏ ở hai trường mầm non Bông Sen và Rạng Đông. Trước đó, quận đã triển khai thí điểm ở trường mầm non Hoa Anh Đào, tất cả các lớp này cũng nhận đủ chỉ tiêu. Theo bà Chung Bích Phượng, Phó phòng Giáo dục – Đào tạo, quận không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân bởi đây mới là những lớp thí điểm, số lượng nhận hạn chế.
Bà Phượng cho biết, nhằm hạn chế tình trạng trẻ ngoài diện tiếp nhận mà vẫn ồ ạt xin vào, Phòng Giáo dục đã tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh để họ biết con mình thuộc đối tượng nào, có đủ điều kiện ưu tiên vào trường hay không. “Do đặc thù dân cư đông nên trẻ ưu tiên nhận phải là con em của công nhân, hộ nghèo, hoặc con của thầy cô giáo, công chức, viên chức ở quận”, bà Phượng nói.
Video đang HOT
Tại quận Tân Bình – một trong 4 quận năm nay mới thí điểm giữ trẻ 6-18 tháng ở ba trường Mầm non 1, Mầm non 9 và Mầm non quận Tân Bìnhnhưng cũng không còn chỗ trống.
Bà Phạm Thị Phước, Phó phòng Giáo dục – Đào tạo, cho biết đây là 3 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia, có cơ sở vật chất tốt, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của việc nuôi giữ trẻ dưới 18 tháng. Dự kiến tổng chỉ tiêu tuyển sinh của ba trường là 100 cháu, gồm 40 bé ở nhóm 6-12 tháng và 60 bé ở nhóm 13-18 tháng. Hiện, ngân sách nhà nước đã cấp 540 triệu đồng để cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất và hơn 470 triệu đồng mua sắm trang thiết bị.
Theo kế hoạch tuyển sinh của quận, năm học 2015-2016 toàn quận sẽ có 15% trường mầm non công lập mở lớp giữ trẻ 6-18 tháng tuổi. Con số này sẽ tăng lên mức 20% vào năm sau và phấn đấu đạt tỷ lệ 50% vào năm 2020.
“Lớp giữ trẻ này còn ít nên chỉ ưu tiên nhận con em công nhân lao động, song hiện nay nhu cầu của cán bộ viên chức cũng rất nhiều, trường không thể nào đáp ứng hết được”, bà Phước nói và cho hay đối với trẻ lứa tuổi này rất khó giữ nên các trường không dám cùng lúc nhận nhiều mà chỉ nhận mỗi lần 1-2 cháu. Khi trẻ quen được với cô giáo và môi trường, bớt quấy khóc thì mới nhận thêm.
Các quận còn lại như quận 12, Thủ Đức, quận 7… cũng đều đã nhận đủ chỉ tiêu và hiện đang có kế hoạch nhân rộng mô hình lớp giữ trẻ nhóm này.
Sở Giáo dục – Đào tạo TP HCM thí điểm mở lớp giữ trẻ 6-18 tháng tuổi trong năm học 2014-2015 tại Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Nhà Bè, Tân Phú, Thủ Đức, quận 7 và quận 12. Mỗi quận, huyện thực hiện ở 1-2 trường công lập. Năm nay thành phố tiếp tục mở thí điểm thêm các quận Gò Vấp, Tân Bình, quận 11 và quận 9. Thành phố cũng đang khuyến khích các địa phương có điều kiện đăng ký thực hiện nhân rộng đề án này.
Theo VNE
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
GD&TĐ - Bộ trưởng Bộ GD&DT và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm 3 hạng: II, III và IV.
a) Giáo viên mầm non hạng II, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, còn phải thực hiện các nhiệm vụ: Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên; tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cấp trường trở lên;
Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp huyện trở lên; tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp huyện trở lên.
Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II.
Giáo viên mầm non hạng III ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng IV còn phải thực hiện các nhiệm vụ: Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn; tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học mầm non cấp trường trở lên
Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III...
Giáo viên mầm non hạng IV có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở nhóm (lớp) được phân công phụ trách;
Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm, lớp được phân công phụ trách; thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;
Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;
Phối họp với gia đình và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật và của Ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 1 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản...
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại AI (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Theo GD&TĐ
Đánh giá học sinh THCS theo mô hình Trường học mới GD&TĐ - Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá học sinh THCS (đối với lớp 6 mở rộng và lớp 7 thực nghiệm) theo mô hình Trường học mới, việc đánh giá phải hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh... Đánh giá để giúp đỡ học...