Nhiều người mắc Covid-19 không có dấu hiệu nhưng di chứng kéo dài
Nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy nhiều người mắc Covid-19 không có triệu chứng ban đầu, nhưng di chứng về sau lại nghiêm trọng và kéo dài.
Theo New York Times, kết luận trên được các nhà khoa học Mỹ đưa ra sau khi phân tích hồ sơ y tế điện tử của 1.047 người mắc Covid-19 ở bang California. Nghiên cứu này cũng tập trung vào những người chưa từng nhập viện khi bị nhiễm bệnh.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy gần 1/3 số bệnh nhân mắc các vấn đề lâu dài không có bất kỳ triệu chứng nào trong 10 ngày sau khi họ có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, sau hơn 60 ngày, 382 người (27%) phải vật lộn với các triệu chứng sau Covid-19 như khó thở, đau ngực, ho hoặc đau bụng.
Nghiên cứu mới được thực hiện với quy mô lớn hơn nhiều nghiên cứu khác về các triệu chứng Covid-19 kéo dài được công bố cho đến nay.
Các nhà khoa học đã sử dụng hồ sơ điện tử từ hệ thống của Đại học California, cho phép họ thu thập thông tin sức khỏe và nhân khẩu học của bệnh nhân từ khắp tiểu bang. Họ cũng loại trừ các triệu chứng bệnh nhân gặp phải trước khi nhiễm bệnh. Điều này đảm bảo cho các nhà khoa học tập trung vào những triệu chứng sau Covid-19.
Nhiều người mắc bệnh không có triệu chứng nhưng hậu quả sau Covid-19 lại kéo dài. Ảnh: Scientificamerican.
Theo tiến sĩ Melissa Pinto, Phó giáo sư điều dưỡng tại Đại học California Irvine, đồng tác giả nghiên cứu, các triệu chứng Covid-19 kéo dài ảnh hưởng mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em. Nghiên cứu cho thấy hơn 30 triệu chứng Covid-19 kéo dài, bao gồm lo lắng, đau thắt lưng, mệt mỏi, mất ngủ, các vấn đề về đường tiêu hóa và nhịp tim nhanh. 5 cụm triệu chứng dường như xuất hiện cùng nhau, như đau ngực và ho hoặc đau bụng và đau đầu.
Tiến sĩ Pinto cho biết điều quan trọng là phải nghiên cứu tình trạng bệnh theo thời gian, thay vì ở một thời điểm.
“Các triệu chứng có thể thay đổi hàng ngày. Một ngày họ có thể bị đau ngực và nhức đầu. Ngay hôm sau, cơn đau tức ngực và nhức đầu không còn nữa nhưng họ lại bị đau lưng và đau cơ. Chúng tôi cần nắm bắt quỹ đạo và sự thay đổi của các triệu chứng theo thời gian. Chúng tôi cần thực hiện điều này với quy mô lớn hơn ở Mỹ”, bà nói.
David Putrino, Giám đốc Bệnh viện Mount Sinai ở New York (Mỹ), người không tham gia vào nghiên cứu mới, cho biết ông và các đồng nghiệp tại Trung tâm chăm sóc sau Covid-19 của bệnh viện cũng nhận thấy tình trạng tương tự.
Năm 2020, ông Putrino cũng tham gia nghiên cứu về vấn đề này nhưng với quy mô nhỏ hơn. Ông chia sẻ: “Nhiều người mắc Covid-19 không có triệu chứng cũng có thể tiếp tục phát triển hội chứng sau Covid-19 cấp tính”.
Nhiều người sau khi khỏi Covid-19 khó trở lại bình thường như trước kia. Ảnh: Forbes.
Khi Trung tâm chăm sóc hậu Covid-19 được mở ra tại Bệnh viện Mount Sinai, các bác sĩ tiếp đón hàng trăm bệnh nhân, phần lớn là phụ nữ, xếp hàng đến khám, trong số đó cũng có nhiều người chỉ mắc Covid-19 nhẹ. Họ không nhập viện, còn trẻ, sức khỏe tốt, không bị bệnh nền như tiểu đường hay béo phì, nhưng nhiều tháng sau, cơ thể của họ chưa thể phục hồi.
Họ báo cáo hàng loạt những triệu chứng kỳ lạ không liên quan, bao gồm mệt mỏi, đau nhức, khó thở, nhạy cảm nhẹ, không thể vận động mạnh, mất ngủ, tim đập nhanh không lý do, tiêu chảy và chuột rút, trí nhớ giảm sút, hiện tượng sương mù não.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu mới được công bố, khoảng 59% bệnh nhân có các triệu chứng kéo dài là phụ nữ, 50% là người gốc Tây Ban Nha và 31% là người da trắng. Vì vậy, các tác giả của nghiên cứu và tiến sĩ Putrino cho hay bất kỳ kết luận đáng tin nào đều cần thêm nhiều nghiên cứu lớn hơn trên phạm vi quốc gia.
Biến chứng bí ẩn của bệnh nhân Covid-19
Hầu hết trẻ em mắc Covid-19 đều không nghiêm trọng nhưng có những trường hợp tiếp tục phát triển các triệu chứng MIS-C rất đáng lo ngại.
Katharine Dunn thực sự lo lắng cho cậu con trai Nolan của mình, dù đã được các bác sĩ trấn an rằng cơn sốt của cậu bé "chỉ do một loại virus".
Nolan không bị đau họng hay ho. Các xét nghiệm Covid-19 của cậu bé cho kết quả âm tính đến hai lần. Song, cơn sốt nhẹ sau đó đã tăng lên hơn 40 độ C.
"Đó là khi tôi nhận ra có điều gì đó thực sự không ổn", cô cho biết. "Những đứa trẻ có thể sốt cao đột biến kiểu đó, nhưng con tôi thì không bao giờ".
Căn bệnh hiếm gặp
Cha của Dunn nhận ra rằng triệu chứng của cháu trai mình tương tự với con một người bạn mắc hội chứng viêm đa hệ (MIS-C) ở trẻ em.
Các bác sĩ chưa rõ nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Thông thường, trẻ mắc Covid-19 trước, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Virus corona thường không gây ra bệnh nặng ở trẻ em, song đối với một số trẻ tiếp tục phát triển thành MIS-C, virus có thể gây viêm các bộ phận khác nhau của cơ thể và ca bệnh có thể nghiêm trọng.
Những gì bác sĩ biết được là nhiều bệnh viện nhi khác nhau trên khắp nước Mỹ báo cáo số ca mắc bệnh cao hơn trong vài tháng qua, dù MIS-C vẫn được coi là một căn bệnh hiếm gặp.
Trong bản cập nhật được công bố ngày 5/3, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết đã có 2.617 trường hợp MIS-C ở Mỹ trước ngày 1/3 và 33 trẻ em đã tử vong. Con số này tăng so với đầu tháng 2, khi chỉ có 2.060 trường hợp nhiễm bệnh và 30 trường hợp tử vong được ghi nhận.
"Điều đó làm tôi hoảng sợ"
Hồi tháng 2, khi con trai bị ốm, Dunn đã tìm kiếm thông tin về chứng bệnh MIS-C trên mạng. Nhiều triệu chứng của con trai cô trùng khớp với kết quả tìm kiếm.
CDC khuyên cha mẹ hoặc người chăm sóc liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ bị sốt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, đau cổ, phát ban, mặt đỏ ngầu hoặc cực kỳ mệt mỏi.
Cậu bé Nolan Dunn mắc MIS-C hồi tháng 2. Nhiều ca bệnh đang được ghi nhận ở các bệnh viện nhi trên khắp đất nước. Ảnh: CNN .
Bụng Nolan rất đau khi bị chạm vào. Môi cậu bé nứt nẻ và lưỡi sưng lên. Khi được gia đình đưa đến văn phòng bác sĩ nhi khoa, mắt cậu đã chuyển sang màu đỏ.
Bác sĩ nói Katharine Dunn rời văn phòng và lái xe thẳng đến viện nhi Ann & Robert H. Lurie ở Chicago ngay sau khi nhìn thấy Nolan.
"Điều đó làm tôi hoảng sợ", cô nói.
Bệnh viện đã tiến hành rất nhiều xét nghiệm, Nolan cho biết sau đó.
"Cháu có tất cả triệu chứng", Nolan nói. "Cháu được nối ống tĩnh mạch vào cơ thể và cảm thấy mệt mỏi, đau nhức. Toàn bộ cơ thể cháu chỉ thấy khó chịu. Cháu không biết làm thế nào để giải thích sự khó chịu đó hoặc xác định nó bằng một cảm giác được gọi tên".
Các bác sĩ đã có thể xác định chính xác căn bệnh và đó là MIS-C. Họ điều trị cho cậu bé bằng cách truyền globulin miễn dịch kéo dài 10 giờ và bắt đầu cho cậu bé dùng steroid.
Cô Katharine kể lại: "Đến sáng hôm sau, thằng bé đã khá hơn rõ rệt".
Trong hơn một nửa số trường hợp MIS-C được ghi nhận, 59% người bệnh là nam giới. Hầu hết là trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi 1-14, CDC cho biết.
Số ca MIS-C tăng khi số ca mắc Covid-19 tăng
Trong vài tháng qua, nhiều bệnh viện nhi ở Mỹ đã tiếp nhận nhiều ca MIS-C hơn so với trước đại dịch.
Tiến sĩ Roberta DeBiasi, trưởng khoa nhi tại Viện nghiên cứu quốc gia về trẻ em ở Washington, cho biết: "Tháng 1, chúng tôi có một ca mỗi ngày. Song sang tháng 2, có những ngày chúng tôi có 2-3 ca mới".
Ông DeBiasi cho rằng sự gia tăng này không phải do sự gia tăng của các biến thể hay bất kỳ hiện tượng nào khác. Thông thường, sự gia tăng MIS-C diễn ra theo các trường hợp Covid-19.
Ủy ban MIS-C tại bệnh viện của ông DeBiasi đã nhận thấy xu hướng này. Ngay khi thấy số ca Covid-19 tăng đột biến vào những ngày nghỉ lễ, họ đã chuẩn bị đón những đứa trẻ nhiễm MIS-C từ 4-6 tuần sau đó.
Con trai của cô Tammie Hairston, bé Kyree McBride, bị đau bụng vào tháng 5/2020. "Vào thời điểm đó, tôi chưa nghe nói về MIS-C", Hairston nói.
Lúc đầu, Hairston và một vài bác sĩ khác, bao gồm cả những người trong phòng cấp cứu, cho rằng đó là một loại virus dạ dày thông thường.
Kyree McBride nhiễm MIS-C vào tháng 5/2020, ở giai đoạn đầu của đại dịch. Ảnh: CNN .
Song, cơn sốt của Kyree vẫn không biến mất ngay cả khi sử dụng Tylenol và Motrin. "Ngay lập tức, tôi rơi vào trạng thái hoảng sợ vì con trai tôi chưa bao giờ bị ốm", Hairston nói.
Khi phải quay lại cửa hàng để mua chai Tylenol và Motrin thứ hai, Hairston càng lo lắng hơn. Ngoài cơn sốt, Kyree còn mê man dù không ngủ được. Tim cậu bé đập loạn nhịp và mắt bắt đầu đỏ lên.
Họ đến bệnh viện sau đó. Tại Children National, các bác sĩ xác nhận Kyree mắc MIS-C. Cậu bé chưa bao giờ xét nghiệm dương tính với Covi-19, nhưng các xét nghiệm phát hiện kháng thể, cho thấy cậu bé đã bị nhiễm bệnh trước đó. Kyree cũng được phát hiện bị viêm tim.
"Thật kinh khủng", Hairston nói. May mắn thay, việc truyền globulin miễn dịch trong 12 giờ đã có tác dụng. Sau một vài cuộc hẹn tái khám với bác sĩ tim mạch, cậu bé đã có thể đạp xe và chơi bóng rổ trở lại.
Tuy nhiên, trải nghiệm này khiến Hairston bối rối, cô tự hỏi tại sao con trai mình lại mắc căn bệnh hiếm gặp này.
Các nhà khoa học cũng muốn có đáp án. Viện Y tế Quốc gia đã thông báo hôm 2/3 rằng họ sẽ khởi động một chiến dịch mới để hỗ trợ nghiên cứu MIS-C.
Ảnh hưởng sức khỏe sau MIS-C
Caden Hendricks, 12 tuổi, mắc Covid-19 vào tháng 11/2020. Khoảng 4 tuần sau đó, Caden phàn nàn về việc bị cứng cổ, đau bụng và sốt cao.
Maylan Hendricks đưa con trai đến viện nhi Cincinati, nơi cậu được chữa trị 12 ngày sau đó.
Caden Hendricks mắc MIS-C vào dịp Giáng sinh 2020. Đội bóng rổ của cậu bé đã mặc chiếc áo có ghi dòng chữ "Mạnh mẽ lên Caden" để cổ vũ cậu. Ảnh: CNN .
"Một trong những điều khiến căn bệnh này thực sự đáng sợ là bạn không biết chính xác điều gì đang xảy ra và gây ra vấn đề", Maylan Hendricks nói.
Caden đã bình phục. Tuy nhiên, các bác sĩ không chắc chắn về ý nghĩa của việc hồi phục và những vấn đề lâu dài mà MIS-C có thể gây ra.
Một nghiên cứu được công bố hôm 5/3 trên tạp chí JAMA Neurology cho thấy các triệu chứng thần kinh xảy ra phổ biến ở trẻ em phải nhập viện vì Covid-19 hoặc MIS-C. Mặc dù các triệu chứng được giải quyết cho hầu hết bệnh nhân, một số phát triển thành các triệu chứng có thể đe dọa tính mạng.
Một nghiên cứu khác được công bố hồi tháng 3 khuyến khích các bác sĩ theo dõi những bệnh nhân này để đảm bảo không có bất kỳ vấn đề nào về nhận thức, phát triển hoặc thể chất.
Bệnh viện nhi Cincinnati đang thu nhận bệnh nhân trong một thử nghiệm NIH lớn nhằm tìm hiểu tác động lâu dài của Covid-19 nghiêm trọng ở trẻ em.
Bổ sung kẽm và vitamin C không giúp chống lại COVID-19 Mặc dù kẽm rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch và vitamin C là chất chống oxy hóa được chứng minh là có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nhưng một nghiên cứu mới cho biết, bổ sung vitamin C và kẽm không giúp bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh. Theo đó, việc cho bệnh nhân dùng kẽm hoặc vitamin C...