Nhiều người lao động mất tiền để nhận về chằng chịt vết thương
Nhiều trường hợp ở tỉnh Nghệ An bị lừa xuất khẩu lao động đi Angola; người đi được thì phải về nước sau 4 tháng với chằng chịt vết sẹo do chủ lao động đánh đập, người chưa đi được thì mất trắng hàng chục triệu đồng tiền phí môi giới…
Thông tin được đưa ra tại buổi đối thoại trực tuyến giữa Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền với nhân dân vừa diễn ra sáng nay (5/4), tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền là thành viên Chính phủ đâu tiên tham gia đôi thoại với nhân dân cả nước trong năm 2013. Vấn đề dạy nghề đang là mục tiêu được Chính phủ thực hiện trong nhiều năm qua. Cụ thể là Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015 đang được triển khai.
Bộ trưởng Chuyền khẳng định, khi người lao động thuộc hộ nghèo, đối tượng chính sách có nghề, có dự án để phát triển sản xuất kinh doanh, có thể đến ngân hàng chính sách làm hồ sơ vay vốn với lãi suất ưu đãi bằng 50% lãi suất thông thường. Về chính sách cho người lao động vay vốn để đi xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh, Bộ trưởng lý giải, chính sách này nằm trong chương trình tạo việc làm, trong đó ưu tiên cho 62 huyện nghèo. Đối với người có nhu cầu hỗ trợ khi xuất khẩu lao động, muốn học ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề sẽ được vay tối đa không quá 3 triệu đồng.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đối thoại trực tuyến với nhân dân
Nữ Bộ trưởng chia sẻ với người dân về tình trạng tai nạn lao động ngày càng gia tăng và vẫn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Một trong những nguyên nhân là bởi số lượng cán bộ làm công tác thanh tra so với đối tượng cần thanh tra quá mỏng. Chưa kể một bộ phận chủ lao động vì lợi nhuận, vì lơ là trách nhiệm đối với tính mạng của người lao động nên không thực hiện nghiêm vấn đề An toàn lao động. Chính vì vậy, tình trạng người lao động và người sử dụng lao động không chấp hành nghiêm túc quy định về an toàn vệ sinh lao động nên dẫn đến tai nạn lao động gia tăng. Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang biên soạn để trình Quốc hội Dự luật về an toàn vệ sinh lao động trong năm 2014.
Trước phản ánh của người dân ở Nghệ An về tình trạng trẻ em 12-13 tuổi phải lao động cực nhọc trong mỏ khai thác đá, Bộ trưởng Chuyền khẳng định đây là việc làm vi phạm quy định Luật Lao động và Pháp lệnh Bảo vệ trẻ em, cấm trẻ em chưa đủ tuổi tham gia lao động nặng nhọc. Hành vi sử dụng lao động trẻ em sẽ bị xử lý nghiêm. Bộ trưởng còn đưa ra thực trạng, nợ đọng bảo hiểm xã hội gần đây rất lớn, nằm ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên 40%, doanh nghiệp FDI là 14%.
Vừa qua trên các báo đài phản ánh nhiều trường hợp ở tỉnh Nghệ An bị lừa xuất khẩu lao động đi Angola, người đi được thì phải về nước sau 4 tháng với chằng chịt những vết sẹo do chủ lao động đánh đập, người chưa đi được thì mất trắng hàng chục triệu đồng tiền phí môi giới.
Video đang HOT
Bộ trưởng Chuyền nói rõ, đến thời điểm này Việt Nam chưa có thỏa thuận lao động với Angola. Về vấn đề năm 2012 không đạt chỉ tiêu là đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ trưởng chỉ ra nguyên nhân chính do một số thị trường nhận lao động Việt Nam cũng có khó khăn về kinh tế nên việc tiếp nhận lao động hạn chế, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngoài ra, một số thị trường không còn hấp dẫn về thu nhập như Malaysia (thu nhập chỉ 8-10 triệu đồng/tháng).
Nguyên nhân khác cũng làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu là tình trạng lao động ở lại Hàn Quốc. Nếu năm 2011, chúng ta đưa 15.000 lao động sang thị trường này nhưng năm 2012 chúng ta chỉ đưa được 9.000 người. Với những nguyên nhân trên đã tác động đến tổng thể mục tiêu đưa lao động ra ngoài nước của năm 2013. Về chỉ tiêu đưa 100.000 lao động ra nước ngoài trong năm 2013, nếu thời điểm hiện tại thì chúng ta thấy khó khăn nhưng cũng có những tín hiệu tích cực nhất định như triển vọng đưa lao động là y tá, hộ lý sang Nhật Bản, Đức, hay một số thị trường Trung Đông nếu tình hình ổn định trở lại thì chúng ta có thể tiếp tục đưa lao động sang được.
Hướng dẫn người dân về nhóm đối tượng được vay vốn ngân hàng sử dụng trong mục đích đi xuất khẩu lao động, nữ Bộ trưởng cho biết, đối tượng là con thương binh, liệt sĩ và người có công có thể vay vốn với mức ưu đãi; những hộ nghèo ở 62 huyện nghèo cũng có thể vay ở mức ưu đãi. Mọi lao động quan tâm vấn đề này có thể liên hệ Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc liên hệ trực tiếp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để có hướng dẫn ưu đãi trực tiếp.
Bộ trưởng cũng khẳng định, vấn đề giúp đỡ người khuyết tật cũng là chính sách lớn của Chính phủ. Cụ thể, thời gian qua Bộ LĐ-TB&XH đã bố trí ngân sách khoảng 10 tỷ đồng để hỗ trợ các tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng này.
Theo Dantri
Bế tắc trước khoản tiền 3,5 tỉ đồng đưa thi thể con về nước
Sang Angola làm việc lấy tiền trả nợ nhưng nợ chưa kịp trả, Nguyễn Công Nguyên đã bỏ mạng nơi đất khách. Càng đau xót hơn khi gia đình không biết tìm đâu ra 3,5 tỉ đồng để đưa thi thể Nguyên về nước.
Gia đình Nguyên bên di ảnh của nạn nhân
Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Công Hợp (trú tại khối Tân Diện, phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) sau khi nhận được lời cầu cứu từ gia đình. Ngay sát căn nhà cũ kỹ của ông là ngôi nhà cấp 4 mới được xây dựng của vợ chồng người con trai độc nhất Nguyễn Công Nguyên (SN 1984). Một chiếc bàn thờ mới lập, hương khói nghi ngút. Trong nhà gần như chưa có đồ đạc gì đáng giá. Chị Hoàng Thị Hiền - vợ Nguyên - bế đứa con gái nhỏ hơn 1 tuổi, đôi mắt đỏ hoe, ngồi như bất động trước bàn thờ chồng.
Ông Hợp chậm rãi kể về cuộc đời của đứa con trai duy nhất. Nguyễn Công Nguyên sang Đài Loan đi biển khi vừa đủ lớn. Sau mấy năm lăn lộn, Nguyên về quê lấy vợ, với số vốn tích trữ được sau mấy năm xuất khẩu lao động cộng với số tiền vay mượn, hai vợ chồng Nguyên xây được căn nhà cấp 4 khá khang trang ngay trên mảnh vườn của bố mẹ.
Nhà xây xong thì cũng là lúc hai vợ chồng trẻ đối mặt với một khoản nợ lớn trong khi cả 2 đều không có việc làm. "Trong xã có người tổ chức đưa lao động sang Angola làm công nhân xây dựng với lời hứa hẹn lương tháng đầu 800 USD, sau đó sẽ tăng lên 1.000 USD/tháng nên hai vợ chồng bàn bạc đi một chuyến kiếm tiền trả nợ", Hiền cho biết.
Đứa con chưa kịp chào đời, Nguyên đã theo người ta sang Angola với bao nhiêu niềm hi vọng. Ngày đi, cả gia đình phải thế chấp sổ đỏ để vay mượn 6.000 USD đặt cọc cho chủ thầu. Sau 6 tháng làm việc, chủ thầu chỉ trả cho Nguyên 3.000 USD và không có ý định thực hiện cam kết trả lương như ban đầu nên Nguyên chuyển sang làm cho một chủ thầu xây dựng khác.
"Cước phí điện thoại bên đó đắt đỏ nên ở nhà phải gọi điện sang nếu muốn biết tình hình của anh Nguyên. Những lần gọi điện ít ỏi đó, anh thông báo là vẫn khỏe, công việc ổn định. Ngày 27 Tết vừa rồi, em nhận được tin anh Nguyên bị sốt xuất huyết phải vào viện điều trị. Để có tiền trả viện phí, thuốc men, gia đình em phải mượn 6.000 USD gửi sang. Ngày 25 tháng Giêng vừa qua gia đình có xem được một đoạn clip do anh em bên ấy gửi qua mạng. Trong clip anh Nguyên vẫn tỉnh táo, có thể giơ tay vẫy chào mọi người nhưng đến ngày 28 tháng Giêng vừa qua (tức ngày 9/3) thì nhận được tin anh Nguyên mất. Anh ấy chưa được nhìn thấy mặt con lấy một lần...", chị Hiền òa khóc.
Người vợ trẻ và đứa con gái chưa một lần được gặp bố
Sau khi thông tin Nguyễn Công Nguyên mất được anh em, bạn bè đi làm cùng xác nhận, gia đình ông Hợp đã lập bàn thờ cho con trai. Nhưng việc đưa thi thể con về nước thì quá khó khăn.
"Ở bên kia gọi điện về thông báo, chi phí nằm viện điều trị hơn 1 tháng trời ở bệnh viện hết 153.000 USD. Do chưa thanh toán nên hiện nay bệnh viện vẫn đang giữ xác Nguyên trong nhà xác. Rồi chi phí đưa hài cốt cháu về bằng máy bay mất khoảng 15.000 USD cộng với chi phí khâm liệm khoảng 8 - 10 nghìn USD nữa mới có thể đưa Nguyên về Việt Nam.
Chúng tôi đã tính đến chuyện bán đất, vay mượn anh em để đưa cháu nó về nhưng hơn 3,5 tỉ đồng thì dẫu có bán hết nhà cửa, bán cả người đi cũng không đủ...", ông Hợp sụt sùi.
Bà Trương Thị Hoa - mẹ Nguyên - òa khóc nức nở: "Hôm trước thấy con còn vẫy tay chào mọi người, tôi cứ nghĩ con còn có cơ hội trở về với gia đình. Giờ thì chết rồi, đến xác cũng không có cơ hội được về với bố mẹ, vợ con. Cứ nghĩ đến cảnh thằng Nguyên một thân một mình nằm lại nơi đất khách quê người mà đau đớn quá".
Bà nội của Nguyên năm nay 84 tuổi, lại mắc căn bệnh viêm hộp sọ não nên chỉ có thể nằm bất động một chỗ. Bà chẳng còn sức mà khóc thương đứa cháu đích tôn của mình. "Ngày ra đi hắn còn dặn bà phải giữ gìn sức khỏe, con đi làm kiếm tiền về chữa bệnh cho bà. Rứa mà giờ hắn chết rồi, đến cái xác già này cũng không được nhìn thấy lần cuối...", những giọt nước mắt trắng đục rỉ ra từ hai khóe mắt đầy những nếp nhăn.
Bà nội Nguyên đang điều trị căn bệnh viêm vỏ hộp sọ, giờ lại thêm nỗi đau mất đi người cháu trai khiến bà ngã quỵ
Vì Nguyên đi Angola theo con đường bất hợp pháp nên khi sự việc xảy ra gia đình cũng không biết kêu ai. Không còn cách nào khác, gia đình ông Hợp đành phải cầu viện tới cơ quan báo chí cũng như lãnh sự quán Việt Nam tại Angola, nhờ họ can thiệp với phía bệnh viện để giảm một phần chi phí nhưng hiện vẫn chưa có kết quả. "Phía người tổ chức đưa người lao động đi Angola cũng mới chỉ đến thắp hương cho Nguyên và hứa hẹn sẽ giúp đỡ một phần chi phí để đưa cháu về nhưng từ đó tới nay họ cũng không quay lại hay có ý kiến gì nữa cả", ông Hợp cho biết thêm.
Ông Trần Văn Tý - khối trưởng khối Tân Diện - cho biết, hiện tại UBND phường, Hội Chữ thập đỏ phường Nghi Hòa đang vận động người dân trong phương quyên góp ủng hộ gia đình ông Hợi. Nhân dân khối Tân Diện cũng đã quyên góp được hơn 10 triệu đồng đề chia sẻ nỗi đau cùng gia đình ông Hợp.
Theo Dantri
"Loạn" thông tin xuất khẩu lao động trên mạng Gần đây, nhiều đơn vị, cá nhân liên tiếp đăng tải các thông tin tuyển dụng lao động sang các thị trường Qatar, Algeria, Angola... Trong khi đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định chưa có hợp đồng nào ở những thị trường trên được thẩm định. Viêm gan B vẫn được đi xuất khẩu lao động Trên các trang...