Nhiều ngành học “hot” được các trường mở, tuyển sinh
Mùa tuyển sinh 2020-2021 tiếp tục ghi nhận nhiều ngành học mới đón đầu xu thế công nghệ, bối cảnh mới của cuộc CMCN 4.0 được các trường tung ra. Đáng chú ý, nhiều ngành học mới có sức hút lớn nhưng mức học phí gần như không thay đổi.
Sinh viên ngành Mỹ thuật- Công nghiệp Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Nhiều ngành học mới đón đầu cuộc CMCN 4.0
Năm học 2020-2021, Trường ĐH Hoa Sen dự kiến tuyển sinh thêm 5 ngành học mới trong đó có nhiều ngành mà xu thế nhân lực trong tương lai dự báo sẽ rất cần như: Nghệ thuật số, Bảo hiểm, Thương mại điện tử.
Tương tự, năm học 2020-2021, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh khoá đầu tiên Chương trình du học tại chỗ các ngành Quản trị doanh nghiệp; Quản trị Nhà hàng khách sạn & Du lịch quốc tế; An ninh mạng và Ngôn ngữ Anh. Cùng với đó, Nhà trường dự kiến sẽ mở mới nhiều ngành học được đánh giá là thời thượng và có triển vọng trong tương lai như: Quản lý Công nghiệp, Trí tuệ nhân tạo (AI), Kỹ thuật cơ điện tử, Digital Marketing, Y khoa, Cử nhân sức khỏe răng miệng, Quản lý tài nguyên và Môi trường, Kỹ thuật Y sinh, Công nghệ sinh học, Kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong- Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, những ngành học mới mà trường dự kiến mở không chỉ dựa trên sự khảo sát nhu cầu có thật về nhân lực trong tương lai, phù hợp với bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống, mà còn từ chính việc đặt hàng của các doanh nghiệp. Mới nhất là trong lĩnh vực nhân lực Y tế khi Nhà trường vừa ký hợp tác với Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ về bồi dưỡng, đào tạo nhân lực ngành y.
Học sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Trong năm 2020, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến tuyển sinh 2 ngành mới gồm: Kỹ thuật Phần mềm; Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu. Trường ĐH Kinh tế – Tài Chính (UEF) cũng dự kiến mở và tuyển sinh 5 ngành học, trong đó có ba ngành mới đón đầu xu thế nhân lực 4.0 gồm: Kinh doanh thương mại, Khoa học dữ liệu và Quảng cáo.
Trường ĐH Văn Hiến năm học 2020-2012 cũng mở và tuyển sinh thêm 7 ngành học mới gồm: Truyền thông đa phương tiện, Thương mại điện tử, Luật, Công nghệ thực phẩm, Điều dưỡng, Quản lý Bệnh viện, Quản lý thể dục thể thao.
Đáng chú ý nhất là khối trường công lập và khối trường thuộc ĐHQG TP.HCM và Hà Nội có nhiều ngành học mới được mở và tuyển sinh trong năm nay rất hot như: Quản lý phát triển đô thị và bất động sản; Công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường…
Học phí không tăng nhiều
Video đang HOT
Về học phí các ngành học mới mà các trường đại học dự kiến mở và tuyển sinh trong năm 2020 phần lớn theo mặt bằng chung các ngành học khác của chương trình đại trà. Riêng các ngành có chương trình đào tạo song ngữ, đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh thì mức học phí cao hơn gấp 1,5-2 lần.
Hiện theo ghi nhận từ một vài đơn vị trên địa bàn TP.HCM, mức học phí của các trường và cả các ngành học mới mở năm học 2020-2021 không tăng hoặc có tăng thì chỉ cũng tăng rất ít.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế- Tài chính trong một giờ học
Đơn cử như Trường ĐH Văn Hiến hiện có mức thu học phí một học kỳ dao động từ 11-13 triệu đồng/học kỳ. Trường tính tổng cộng 9 học kỳ trong 4 năm với mức học phí giữ nguyên tòan khóa không thay đổi. Đặc biệt, năm học 2020-2021 thì sinh theo học ngành Công nghệ sinh học sẽ được Nhà trường áp dụng chính sách giảm 30% học phí toàn khóa học.
Có cách tính 9 học kỳ trên toàn bộ khóa học như Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hiện có mức thu học phí chương trình đại trà khoảng 12- 15 triệu đồng/học kỳ cho tùy từng ngành học. Tuy nhiên, song song đó Nhà trường lại thực hiện rất nhiều các chính sách hỗ trợ học bổng, miễn giảm học phí hàng năm lên tới hàng chục tỉ đồng.
Ở phân khúc có mức học phí cao hơn chút là Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Hoa Sen, ĐH Kinh tế- Tài Chính (UEF) khi mức học phí các đơn vị này dao động từ 45 triệu đến 60 triệu đồng/năm học.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng hiện có mức học phí khoảng 22,5 triệu đồng/học kỳ cho các chương trình đại trà. Trường ĐH Hoa Sen và ĐH Kinh tế-Tài chính có mức thu học phí hoảng 30 triệu đồng/ học kỳ cho chương trình đại trà.
Mức học phí của các trường trên đều không tăng so với năm học trước và đều được các trường tính, quy đổi thành 8 học kỳ cho toàn bộ khóa học.
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong giờ học thực hành
Theo đại diện Phòng truyền thông và tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Mức học phí trên được nhà trường tính toán trên tổng toàn bộ khóa học của một sinh viên. Tuy nhiên, số lượng sinh viên được hưởng chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí, nhận học bổng hằng năm (học giỏi) là rất lớn.
Chưa kể, nguồn thu học phí đó cũng dành ra rất nhiều hỗ trợ cho sinh viên đi học và thực tập tại các doanh nghiệp bởi nhà trường luôn đào tạo trên quan điểm: Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp.
ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM mở thêm 5 ngành học mới
Năm 2020, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM sẽ mở thêm năm ngành học mới và tuyển 2.790 tổng chỉ tiêu theo bốn phương thức xét tuyển.
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (ảnh: NTCC)
Đó là nội dung mới nhất trong đề án tuyển sinh năm 2020 của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM vừa công bố.
Theo đó, năm 2020 trường sẽ tuyển sinh 2.790 chỉ tiêu cho 25 ngành học. Trong đó, trường mở thêm năm ngành học mới gồm: Kinh doanh thương mại, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Ngôn ngữ Trung Quốc, Khoa học dữ liệu, Quảng cáo.
Cũng theo đề án này, trường sẽ thực hiện đồng thời 4 phương thức tuyển sinh. Cụ thể:
Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (chiếm 60% tổng chỉ tiêu). Điều kiện xét tuyển là những thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, đạt mức điểm tổ hợp ba môn theo quy định của trường; tốt nghiệp THPT.
Thời gian đăng ký xét tuyển: Theo quy định chung của Bộ GD&ĐT.
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM (chiếm 5% tổng chỉ tiêu).
Điều kiện xét tuyển:
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
Tham dự kỳ thi đánh giá năng lực 2020 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ mức điểm xét tuyển do trường quy định.
Thời gian tuyển sinh: Theo từng đợt thi tuyển của ĐH Quốc gia TP.HCM, trường sẽ thông tin thời gian nhận hồ sơ xét tuyển tương ứng.
Phương thức 3: Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn (chiếm 20% tổng chỉ tiêu)
Điều kiện xét tuyển:
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển từ 18.0 điểm trở lên đối với trình độ đại học.
Phương thức 4: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 5 học kỳ (chiếm 15% tổng chỉ tiêu).
Điều kiện xét tuyển:
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
Tổng điểm trung bình năm học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10, học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên.
Nhà trường cũng cho biết các tổ hợp môn xét tuyển ở phương thức 1 và 3 tại trường năm 2020 gồm: A00 (toán - lý - hóa), A01 (toán - lý - Anh), D01 (toán - văn - Anh), C00 (văn - sử - Địa), C01 (toán - văn - lý), D14 (văn - sử - Anh), D15 (văn - địa - Anh).
Hiện trường cũng đang nhận hồ sơ xét tuyển học bạ theo phương thức 3 và 4 đợt đầu tiên đến ngày 30-6.
Với chính sách học bổng không giới hạn số lượng, trung bình mỗi năm trường chi khoảng 50 tỉ đồng cho các gói học bổng 100%, 50%, 40%, 25% giá trị học phí. Năm 2020, trường tiếp tục áp dụng chính sách đặc biệt này. Cụ thể như sau:
Tăng cường phòng dịch, đảm bảo an toàn cho sinh viên Nhiều trường đại học (ĐH) trên địa bàn TPHCM chính thức cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học tập trung trở lại từ ngày 4-5. Ảnh minh họa Để đảm bảo công tác phòng ngừa dịch, các trường đã bố trí dày đặc các hoạt động kiểm soát nghiêm quy định về phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ...