Nhiều ngân hàng “nặng gánh” dự phòng rủi ro tín dụng: Liệu có đáng lo?
Khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khiến lợi nhuận nhiều ngân hàng bị “bào mòn” trong năm 2018, thậm chí nhiều ngân hàng đã ghi nhận những khoản lỗ vào cuối năm.
Dự phòng rủi ro “ăn mòn” lợi nhuận ngân hàng
Năm 2018, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận. Nguyên nhân là do trong năm 2018, ngân hàng này đã “mạnh tay” trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với con số lên tới 18.800 tỷ đồng, chiếm tới 2/3 lợi nhuận.
Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đã khiến BIDV từ ngân hàng có lợi nhuận thuần cao nhất hệ thống (hơn 28.300 tỷ đồng) trở thành ngân hàng có lợi nhuận trước thuế chỉ còn 9.472 tỷ đồng. Hiện BIDV vẫn là ngân hàng “ôm” khối nợ xấu lớn nhất hệ thống, 16.697 tỷ đồng, trong đó, nợ có khả năng mất vốn lên tới 7.170 tỷ đồng.
Tương tự BIDV, dự phòng rủi ro tín dụng vẫn là “gánh nặng” của nhiều ngân hàng tầm trung và nhỏ. Chẳng hạn như Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), trong quý IV-2018 lợi nhuận thuần của ngân hàng chỉ đạt 116 tỷ đồng nhưng đã phải trích tới hơn 185 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này khiến Saigonbank bị lỗ gần 70 tỷ đồng quý IV, kéo mức lợi nhuận nhà băng trong cả năm 2018 chỉ đạt 52,5 tỷ đồng trước thuế, giảm 26% so với năm 2017.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) cũng có câu chuyện tương tự. Trong quý IV-2018, ngân hàng này bất ngờ ghi nhận khoản lỗ 309 tỷ đồng, kéo lợi nhuận cả năm xuống chỉ còn 827 tỷ, so với mức 1.017 tỷ đồng trong năm trước đó.
Khoản lỗ trong quý IV của Eximbank đến từ chi phí dự phòng rủi ro, khi chi phí này đã tăng tới gần 4 lần so với cùng kỳ, lên mức 401,5 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí hoạt động ngân hàng cũng tăng vọt 75% lên mức 1.047 tỷ đồng (cùng kỳ gần 598 tỷ đồng).
Video đang HOT
Nhiều ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Eximbank cho biết ngân hàng đã dùng phần lớn lợi nhuận trước thuế để trích lập thêm dự phòng, tổng cộng 904 tỷ đồng. Trong đó, trích bổ sung dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC 514 tỷ đồng nhằm rút ngắn thời gian xử lý, tất toán các khoản nợ đã bán cho VAMC.
Đặc biệt, là sau 2 vụ lùm xùm tiền gửi “bốc hơi” trong năm qua, ngân hàng này cũng đã phải trích bổ sung dự phòng khoản thu khó đòi lên đến 390 tỷ đồng. Khoản trích lập này được hạch toán vào khoản mục chi phí hoạt động.
Gánh nặng hiện tại – “của để dành” tương lai
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước mới đây cho thấy, đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD đã giảm nhẹ về mức 1,89% so với mức 1,99% của cuối năm 2017. Tuy nhiên, với quy mô tín dụng tăng thì thực tế số dư nợ xấu tuyết đối trong hệ thống vẫn tiếp tục tăng. Thậm chí nếu tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn rất cao, lên tới 6,5%.
Đây là lý do khiến nhiều ngân hàng phải “hy sinh” lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dẫn đến giảm lợi nhuận, thậm chí là lỗ trong những tháng cuối năm.
Năm 2019, nhiều khả năng dự phòng rủi ro tín dụng sẽ vẫn là “gánh nặng” của các ngân hàng, nhất là khi các khoản nợ xấu bán cho VAMC trước đây đã đến thời hạn tất toán, các ngân hàng phải nhận lại nợ xấu và nếu chưa xử lý được thì phải tăng trích dự phòng.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng tăng chi phí dự phòng rủi ro chưa hẳn là dấu hiệu tiêu cực của ngành ngân hàng. Việc chủ động ưu tiên trích lập dự phòng sẽ giúp các nhà băng có thể rút ngắn thời gian nắm giữ trái phiếu VAMC. Nếu tất toán xong trái phiếu đặc biệt của VAMC sẽ có cơ hội ghi nhận những khoản thu đột biến từ việc thu hồi xử lý nợ xấu.
Đây có thể xem là việc hy sinh lợi ích trước mắt làm “của để dành” để ngân hàng phát triển bền vững trong tương lai.
Theo anninhthudo.vn
Hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh kỳ vọng làn sóng mới về giảm lãi suất
Đầu năm 2019, Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank tiên phong giảm 0,5% lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Việc "áp" lãi suất vay mới này tạo bước đà thuận lợi cho các ngân hàng Hà Tĩnh trong cuộc đua tăng trưởng tín dụng, đồng thời mở ra kỳ vọng một làn sóng giảm lãi suất cho vay ở tất cả ngân hàng...
Thu hút huy động vượt cao là cơ sở để Agribank Hà Tĩnh II có nguồn vốn ổn định cho vay nền kinh tế
Ông Võ Văn Nhất - Giám đốc Agribank Hà Tĩnh II cho biết: "Thực hiện chỉ đạo về lãi suất cho vay của cấp trên, chính sách giảm 0,5% lãi suất được áp dụng cho cả khách hàng có dư nợ vay trung hạn và dài hạn thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên. Tiếp sức cho nguồn vốn, Agribank Hà Tĩnh II đã thành lập tổ hỗ trợ tín dụng bám sát từng địa phương, hỗ trợ các quy định, chính sách cho khách hàng".
Chỉ hơn 1 tháng triển khai lãi suất mới, dư nợ tín dụng của chi nhánh đã tăng 63 tỷ đồng (tổng đạt 6.067 tỷ đồng) với gần 300 khách hàng tăng thêm. Điều quan trọng, không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận vốn giá rẻ cho khách hàng, việc nắm trong tay thị phần tín dụng lớn, Agribank sẽ có tác động lớn đến động thái của các ngân hàng khác trên địa bàn trong cuộc đua tín dụng năm 2019.
Vietcombank Hà Tĩnh đã thực hiện chính sách giảm 0,5% lãi vay kể từ đầu tháng 1/2019
Với thành công vượt bậc trong năm 2018, Vietcombank Hà Tĩnh có đủ điều kiện để trở thành lực hút đối với ngân hàng. Sau khi thực hiện giảm lãi vay 0,5%, mức lãi suất cho vay thấp nhất hiện nay ở Vietcombank Hà Tĩnh chỉ ở mức 6%/năm.
Bà Trần Thị Hồng Thắm - Trưởng phòng Khách hàng bán lẻ (Chi nhánh Vietcombank Hà Tĩnh) cho biết: "Mức lãi suất ưu đãi này đang được thực hiện ở lĩnh vực ưu tiên. Khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân vay vốn hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu; phát triển nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khởi nghiệp đều được hưởng chính sách giảm 0,5% lãi suất cho vay ở hầu hết các kỳ hạn".
BIDV, VietinBank là những ngân hàng nằm trong "bộ tứ" tiên phong thực hiện chính sách giảm lãi suất vào đầu năm 2019. Các ngân hàng này cam kết sẽ đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất tốt nhất có thể. Động thái này tạo ra làn sóng mới có sức mạnh điều chỉnh lãi suất cho vay ngân hàng ở tương lai gần.
VietinBank Hà Tĩnh cũng đã tiên phong thực hiện chính sách giảm lãi suất
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Chi nhánh Hà Tĩnh dù chưa có động thái về giảm lãi suất kể từ đầu năm lại nay nhưng các chiến lược chăm sóc khách hàng đã được "chạy" đà. Chi nhánh này "xốc" lại thị trường bằng cách xếp loại khách hàng theo từng phân khúc để có những chính sách chăm sóc phù hợp. Cùng đó là khảo sát thị trường, đánh giá đúng thị trường tiềm năng để thu hút đúng thời điểm.
Bà Phạm Thị Ngọc Hoa - Giám đốc Chi nhánh SHB Hà Tĩnh cho biết: "Ngân hàng không áp đặt, luôn linh hoạt các chính sách có lợi nhất để khách hàng tự lựa chọn các gói tín dụng phù hợp với mình. Hai tháng đầu năm, dư nợ của Chi nhánh tăng lên hơn 30 tỷ đồng. Lãi suất cho vay ngắn hạn hiện đang duy trì ở 7,5%/năm, khá cạnh tranh trên thị trường".
BIDV Hà Tĩnh nằm trong 4 ngân hàng lớn giảm lãi vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước
Trong bối cảnh tăng cao về huy động đầu năm, việc các ngân hàng hoặc chủ động giảm lãi suất hoặc chú trọng đến chính sách chăm sóc khách hàng có vẻ như đang xóa bỏ định kiến về tỷ lệ thuận giữa lãi suất huy động và cho vay. Cán cân ngân hàng - khách hàng được cân bằng chính là tín hiệu tốt đẹp về một thị trường tài chính "dễ chịu" ở tất cả các lĩnh vực, kỳ hạn cho vay trong năm 2019.
Tất nhiên, thông tin từ các ngân hàng thì được hưởng mức lãi vay như thế nào, tiếp cận được vốn hay không còn phụ thuộc vào đối tượng vay và chứng minh phương án kinh doanh, sản xuất của người vay vốn.
Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn
Tài sản lớn nhất nhưng ROA của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước lại gần thấp nhất hệ thống Tổng tài sản có của khối NHTM Nhà nước chiếm tới 44,4% tổng tài sản toàn hệ thống nhưng ROA lại chỉ đứng trên Ngân hàng Hợp tác xã. Ảnh minh họa. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính đến cuối tháng 11/2018, tổng tài sản có toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã đạt 10,8...