Nhiều mô hình tiếp sức mùa thi thiết thực với cộng đồng
Chương trình Tiếp sức mùa thi được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Thanh niên, Tập Đoàn Thiên Long triển khai đến nay đã 20 năm.
Tiếp sức mùa thi đã có nhiều mô hình có giá trị nhân văn cao cả và hiệu ứng tốt cho xã hội, góp phần tích cực vào thành công chung của các kỳ thi.
Những mô hình như: Một triệu khoá luyện thi; Em tôi đi thi; Gia sư áo xanh; Mỗi xe bus một tình nguyện viên; Phối hợp với hội doanh nhân trẻ; Thắp sáng những ước mơ; Quầy dịch vụ cộng đồng miễn phí; Trung tâm tư vấn điều phối thông tin; Xe ôm miễn phí; Rửa xe gây quỹ… đã gắn bó với hàng triệu học sinh, sinh viên trên cả nước.
Nhiều mô hình Tiếp sức mùa thi đã lan toả giá trị nhân văn của những Đoàn viên, Hội viên Hội Sinh viên Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Video đang HOT
“Xe ôm miễn phí” là mô hình được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phát huy tính hiệu quả ngay từ khi mới bắt đầu triển khai. Xuất phát từ nhu cầu đi lại của một số thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, thí sinh khuyết tật, giải quyết những tình huống phát sinh của các thí sinh ngay trước khi vào phòng thi… các tỉnh, thành đoàn, Hội sinh viên Việt Nam các tỉnh, thành phố đã nhân rộng, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai mô hình này đến cấp cơ sở. Tính hiệu quả của mô hình đang được triển khai rộng rãi trong tương lai.
Hay mô hình “Quầy dịch vụ cộng đồng miễn phí” được duy trì và triển khai tại các địa điểm thi, bến xe trên địa bàn TP Hà Nội trong chương trình Tiếp sức mùa thi từ năm 2013. Tại các quầy, thí sinh và người nhà thí sinh được tư vấn về nhà trọ, địa điểm ăn uống an toàn, giá rẻ, đảm bảo vệ sinh, khi có nhu cầu sẽ được cung cấp miễn phí nước mát, đồ ăn nhẹ, bản đồ, bút bi, quạt giấy, các tài liệu tư vấn và vật dụng khác. Bên cạnh đó, Hội Sinh viên Việt Nam TP Hà Nội còn tập hợp và điều phối các nhóm tình nguyện, hội thiện nguyện, các đơn vị, cá nhân có khả năng, mong muốn cung cấp bữa cơm miễn phí, giá trẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho thí sinh và người nhà tại các điểm thi, khu trọ.
Đặc biệt, mô hình “Gia sư áo xanh” được Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Nghệ An triển khai đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhiều thí sinh. Mô hình tập trung vào công tác hỗ trợ trước kỳ thi cho thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa… những thí sinh ít có cơ hội được ôn luyện trước kỳ thi. Đội hình “Gia sư áo xanh” gồm các bạn là sinh viên chuyên ngành sư phạm, giáo dục trung học có học lực giỏi, các giáo viên, giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tham gia giúp đỡ các thí sinh bồi dưỡng thêm kiến thức trước khi thi. Trong 3 năm triển khai mô hình, đã có hơn 2.000 thí sinh được hỗ trợ và dành kết quả tốt trong kỳ thi.
Trong năm 2021, với mục tiêu đẩy mạnh công tác hỗ trợ trực tuyến, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Hệ thống Giáo dục Học Mãi cung cấp 1 triệu khoá luyện thi với các nội dung được thiết kế khoa học (kiểm tra đầu vào, cung cấp video bài giảng, bài tập luyện thi phòng luyện). Trung ương Hội cấp 1 triệu tài khoản trên hệ thống ôn luyện kèm theo các hướng dẫn đăng nhập, đăng ký khoá học tới sinh viên trên cả nước. Đến nay, có hơn 800.000 thí sinh tham gia luyện thi trong quá trình ôn tập trước kỳ thi.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, các hoạt động Tiếp sức mùa thi được tổ chức song song với công tác phòng dịch, tuyên truyền các biện pháp hạn chế lây lan dịch bệnh. Mô hình “Mỗi giáo viên, giảng viên trẻ, sinh viên hỗ trợ một thí sinh” trong giai đoạn này chứng tỏ hiệu quả không chỉ bằng hình thức trực tuyến mà còn bằng các hình thức khác thông qua ứng dụng phần mềm giảng dạy trực tuyến, tương tác bằng video…
Anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn khẳng định, chặng đường 20 năm, chương trình Tiếp sức mùa thi thực sự kịp thời chuyển mình, linh hoạt và sáng tạo với nhiều cách làm, mô hình hay hỗ trợ hiệu quả các thí sinh và người nhà thí sinh.
Em sẽ trả ơn cuộc đời...
Rưng rưng với những số tiền nhận được từ chương trình học bổng Nghị lực mùa thi 2021, các thí sinh đều cho rằng đây là 'hành trang' để đi tiếp vào đời và sau này trả ơn cuộc đời.
"Với hơn 170 triệu đồng bạn đọc ủng hộ, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể quay lại hỗ trợ những bạn khốn khó, từng thiếu thốn như em", nữ sinh Phạm Hoàng Thùy Trang nói với Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi sáng qua.
Phạm Hoàng Thùy Trang, trú 23/2 tổ 22, KP.1, đường Bà Triệu, TT.Hóc Môn (TP.HCM) đã trúng tuyển Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Nữ sinh ở với bà ngoại và mẹ bị mù trong gian nhà nhỏ tâm sự: Bà ngoại của em mỗi ngày phụ cắt cà pháo cho quán ăn, được trả 50.000 đồng/ngày, còn mẹ làm công quả ở chùa, ai cho gạo, muối gì thì mang về ăn qua ngày. Trang lớn lên trong thiếu thốn vật chất nhưng tràn ngập yêu thương của bà, của mẹ và khao khát được học hành tử tế. Em tâm sự, học bổng Nghị lực mùa thi 2021 đã giúp em đi tiếp hành trình mơ ước của đời mình và có thêm niềm tin rằng, những điều tốt đẹp, nhân ái trong cuộc đời này còn có ở khắp nơi.
Đại diện Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi động viên em Nguyễn Minh Thường tự tin và vươn lên trong cuộc sống - NỮ VƯƠNG
Trong khi đó, nam sinh Nguyễn Minh Thường, người đã trúng tuyển Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay khoản tiền hơn 100 triệu đồng bạn đọc Báo Thanh Niên ủng hộ giúp em tự tin bước vào giảng đường, chị gái của em cũng bớt đi gánh lo toan thường trực. Chưa hết, bạn đọc Thanh Niên đã tặng máy tính giúp em yên tâm học công nghệ thông tin và gọi điện thoại động viên, khiến em rất xúc động. "Em đang học trực tuyến tại nhà, thời gian tới em sẽ xin ở tại ký túc xá với các bạn để tiết kiệm chi phí. Em cũng sẽ đi làm thêm để lo sinh hoạt phí trong suốt các năm học. Em biết rằng mình rất may mắn khi được nhiều bạn đọc yêu thương, do đó em sẽ cố gắng cả trong học tập và trong cuộc sống, để không phụ lòng tin tưởng của tất cả mọi người", Thường bộc bạch.
Bên bến đò đường Rạch Bà Lớn, xã Phong Phú, H.Bình Chánh, TP.HCM, chàng trai không cha, không mẹ, không có mái nhà che mưa nắng Nguyễn Ngọc Trầm tâm sự em không thể hình dung mình được nhận tới hơn 124 triệu đồng từ bạn đọc. Trầm trúng tuyển vào Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) trong đợt tuyển sinh vừa qua, song vì quá khó khăn, vừa đi học, vừa chạy xe ôm kiếm tiền nuôi thân, không biết mình có thể "kham" nổi học phí suốt 4 năm học không, em đã chưa dám nộp hồ sơ nhập học. "Em rất yêu thích ngành tài chính ngân hàng và luôn mong chờ, một phép màu nào đó giúp em được trở thành sinh viên", Trầm nói.
Thầy Đặng Văn Út, Phó hiệu trưởng Trường THPT Bình Chánh, cảm động trước tấm lòng của các nhà hảo tâm, bạn đọc Báo Thanh Niên và cảm ơn Ban tổ chức Tiếp sức mùa thi đã là một cầu nối nhân văn, trong nhiều năm qua tiếp sức cho rất nhiều học sinh nghèo ở ngoại thành viết tiếp ước mơ. "Là một người cha, đại diện cho các phụ huynh học sinh, tôi rất biết ơn chương trình", thầy Út bộc bạch.
Em Đặng Ngọc Lan, tân sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết em và bác của em cảm ơn tấm lòng của các cô chú bạn đọc Báo Thanh Niên. "Học bổng Nghị lực mùa thi đã góp phần thay đổi cuộc đời của em", Lan nói. Trong khi đó, Lại Ngọc Anh Thư (cựu học sinh THPT Bình Chánh) xúc động: "Em đã vươn tới giấc mơ trở thành sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM một phần nhờ cô giáo của em, nhờ học bổng của Báo Thanh Niên.
Em sẽ cố gắng học tập, để sớm trở thành một cô giáo, có thể tiếp nối hành trình tử tế mà thầy cô em đã đi qua, giúp được thật nhiều những trò nghèo hiếu học khác".
Òa khóc khi được viết tiếp ước mơ... Nức nở khi đón nhận số tiền quá lớn từ bạn đọc Báo Thanh Niên trao tặng, các em học sinh nghèo và mẹ của các em thổn thức 'từ bây giờ con có thể tự tin viết tiếp ước mơ đời mình'. Ngày 28.10, Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi đã có một hành trình đặc biệt, đó là...