Nhiều mẹ Việt tối ngày nhồi ép con tăng cân mà quên mất ‘chỉ số vàng’ chiều cao
Phần lớn trẻ em Việt Nam mới sinh đều có chiều dài tương đương với trẻ em trên thế giới nhưng từ 3 tuổi trở đi thì chiều cao trẻ em nước ta bị trẻ em thế giới bỏ xa.
Quá quan tâm cân nặng
Trẻ em có hai giai đoạn phát triển thể chất vượt trội là giai đoạn 1000 ngày đầu đời và giai đoạn tuổi dậy thì. Hai giai đoạn này nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và có môi trường sống lành mạnh thì sẽ đạt được chiều cao tối ưu.
1.000 ngày đầu đời được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất. Trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.
Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học và ứng dụng Việt Nam, hiện nay có nhiều bà mẹ quá chú trọng vào cân nặng của trẻ là một thiếu sót. Khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ cân nặng chỉ phản ánh tình trạng nhất thời còn chiều cao là chỉ số “trung thực” và quan trọng hơn cân nặng. Bác sĩ cần phải phối hợp với chiều cao để quyết định trong dài hạn con có tăng trưởng tốt không.
Có nhiều đứa trẻ với cơ thể béo phì, thừa cân nhưng thực chất những đứa bé này vẫn có thể bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân có thể do thiếu cân đối khẩu phần ăn của trẻ, nếu cho bé ăn nhiều chất đạm, béo, đường và thiếu vitamin D và canxi, sắt, kẽm… sẽ làm cho trẻ bị còi xương, xương khớp yếu, khả năng vận động kém, trẻ không được vận động thường xuyên dẫn đến thừa cân nhưng lại thiếu chất giúp hệ xương phát triển.
Ảnh minh họa
Cách giúp trẻ phát triển chiều cao
TS Trương Hồng Sơn nêu 5 yếu tố quyết định chiều cao của trẻ em:
Video đang HOT
Thứ nhất: Yếu tố gen là yếu tố chiếm vai trò quan trọng và chỉ có thể thay đổi qua nhiều thế hệ,
Thứ hai: Yếu tố giới tính
Thứ ba: Yếu tố dinh dưỡng là yếu tố chiếm vai trò quan trọng thứ 3 nhưng đây là yếu tố có thể can thiệp được nhằm tối ưu chiều cao được quy định bởi yếu tố gen. Ví dụ 1 ông bố có chiều cao 164,4 và bà mẹ 153,6 nếu sinh con trai thì có thể có tầm vóc khi trưởng thành trong khoảng từ 165,5 đến 171,7 cm. Trẻ phát triển chiều cao tối thiểu hay tối đa trong khoảng đó phần lớn là do dinh dưỡng quyết định.
Thứ tư: Yếu tố thứ 4 là các hoạt động thể lực và giấc ngủ.
Thứ năm: Yếu tố thứ 5 đối với phát triển tầm vóc là yếu tố môi trường hoặc bệnh tật. Nếu trẻ hay mắc bệnh, dùng nhiều các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh thì tầm vóc cũng bị hạn chế.
Vậy nên gen là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả đến chiều cao tương lai của trẻ. Với một chế độ dinh dưỡng, tập luyện nghỉ ngơi hợp lý cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con phát triển chiều cao tối ưu.
TS Sơn cho biết có một ví dụ so sánh thú vị ở thế kỷ 18 và 19, nước Mỹ là nơi có nhiều người cao nhất thế giới. Nhưng hiện nay, người Hà Lan là những người cao nhất thế giới. Tại sao người Mỹ lại có cú trượt dài về tầm vóc như vậy? Theo các chuyên gia nguyên nhân là bởi người Mỹ không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thiếu hụt dinh dưỡng do ăn quá nhiều đường và chất béo mà không ăn đủ rau quả và trái cây.
Khi trưởng thành cao gấp đôi lúc 2 tuổi có đúng không?
TS Trương Hồng Sơn cho biết có thông tin cho rằng chiều cao của những trẻ 2 tuổi khi nhân đôi lên sẽ là chiều cao lúc trưởng thành của bé nhưng điều này chỉ mang tính tượng trưng và không phải chính xác với tất cả.
Trẻ em có 2 giai đoạn phát triển chiều cao chính đó là giai đoạn 1000 ngày đầu đời và giai đoạn dậy thì. Vẫn có những trẻ thấp còi lúc nhỏ và phát triển chiều cao vượt trội khi dậy thì, và ngược lại có những bé hoàn toàn ngừng phát triển chiều cao ở giai đoạn 14 – 15 tuổi. Vì thế, việc bé 2 tuổi cao bao nhiêu sẽ không phải là căn cứ chính xác để dự đoán chiều cao của khi khôn lớn.
Chỉ uống sữa ngoại, thói quen nhiều mẹ tưởng bở
Tâm lý sính ngoại của các mẹ bỉm sữa có rất nhiều và đặc biệt là trong cách chọn sữa cho con. Đây là thói quen sai lầm của nhiều người.
Chỉ sữa ngoại con vẫn còi cọc
Chị Bùi Thị Nga - Triều Khúc, Hà Nội rầu rĩ vì con gái 3 tuổi nhưng vẫn chỉ có 13 kg. Chị Nga cho biết hai vợ chồng chị đều có chiều cao trung bình nên chị cố gắng tẩm bổ cho con để tăng chiều cao cho bé.
Chị Nga kể chị thường xuyên mua các loại sữa nhập ngoại, xách tay được quảng cáo tăng chiều cao tốt nhất cho trẻ về cho bé uống. Tuy nhiên, 3 tuổi nhưng bé chỉ cao 92 cm. So với chuẩn là thấp hơn.
Khi đi khám dinh dưỡng, chị Nga lúc nào cũng khoe con uống đều sữa ngoại, nhiều canxi nhưng không hiểu tại sao con vẫn thấp.
Chị Nga kể chị nghe bạn bè quảng cáo sữa ngoại tốt hơn nên cố gắng chi tiêu hợp lý dù thu nhập thấp vẫn cố dành mua cho con thùng sữa xách tay với hi vọng có thể cải thiện sức khỏe, chiều cao cho con.
Chỉ uống sữa ngoại, thói quen nhiều mẹ tưởng bở
Theo TS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Ứng dụng Việt Nam, dựa vào quảng cáo của các hãng sữa họ tin rằng chỉ có sữa ngoại mới có nhiều dưỡng chất thiết yếu cho trẻ, mới có thể giúp cho con họ phát triển vượt trội về chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Vì vậy, dù các loại sữa ngoại treo giá cao ngất vẫn được nhiều bà mẹ quan tâm tìm kiếm và lựa chọn để mua hơn sữa nội.
TS Sơn cho rằng để trẻ phát triển chiều cao, ngay từ khi mang thai mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các vi chất hợp lý cho bào thai phát triển.
Với trẻ: luôn theo dõi sát sự phát triển của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng
Chế độ dinh dưỡng khoa học chú trọng nhóm protein, chú trọng đến dầu mỡ cho trẻ nhất là giai đoạn dưới 1 tuổi để giúp hấp thu tốt các vitamin. Đặc biệt không thể thiếu bộ ba dưỡng chất Canxi, D3 và K2 có nhiều trong sữa trứng. Uống đủ nước: Các đĩa đệm của cột sống có đến 90% là nước. Nếu cơ thể không đủ nước, chúng sẽ bị mất nước và co lại.
Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên, ngủ đủ và đúng giờ. Thường xuyên vận động và luyện tập thể dục thể thao phù hợp
Sữa ngoại có tốt?
Theo TS Sơn sữa ngoại hay nội hay bất cứ sản phẩm dinh dưỡng nào cũng chỉ là một thực phẩm trong bữa ăn của trẻ. Chúng ta không nên đánh giá thấp vai trò của sữa trong khẩu phần ăn của trẻ do sữa trong thành phần có năng lượng, vitamins, khoáng chất dễ hấp thu có vai trò trong tăng trưởng cân nặng và chiều cao của trẻ.
Tuy nhiên cũng không "thần thánh" vai trò của sữa vì những chất, vi chất trên vẫn có thể bổ sung trong khẩu phần ăn uống, các loại thực phẩm và sữa mẹ. Chất lượng của sữa dựa vào hàm lượng năng lượng và các thành phần tự nhiên hoặc được bổ sung trong sữa theo định hướng của nhà sản xuất đối với mục tiêu cho từng độ tuổi và tình trạng của nhóm trẻ đích.
Vì thế đôi khi các loại sữa của các quốc gia phát triển lại có năng lượng rất thấp, ít bổ sung các vi chất do trẻ em và cộng đồng dân cư ở đó không bị suy dinh dưỡng, không bị thiếu các vi chất đó. Chính vì vậy chọn lựa sữa nào cho con phải cân nhắc và tốt nhất là được tư vấn bởi các bác sỹ và chuyên gia dựa trên các tiêu chí: Nhà sản xuất uy tín có dây chuyền hiện đại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (trong nước hay nước ngoài không quan trọng, hàm lượng năng lượng, lượng và thành phần Protein, lượng Calci, Sắt, Kẽm, Vitamin D và dựa trên lứa tuổi, tình trạng của bé (suy dinh dưỡng hay không, biếng ăn hay không, thiếu máu hay không, có hay bị nôn trớ hay không...)
TS Sơn cho biết thực phẩm chức năng có thể có các thành phần như canxi, D, K2, hay các hormone được cho là giúp tăng trưởng chiều cao. Tuy nhiên, không phải các sản phẩm nào cũng an toàn và có công dụng như quảng cáo. Và việc chỉ bổ sung các sản phẩm đó không có nghĩa là trẻ sẽ phát triển chiều cao tốt nếu chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần hoặc chăm sóc không hợp lý. Việc lạm dụng các sản phẩm này còn có thể khiến trẻ bị thừa các vi khoáng và ảnh hưởng đến sức khoẻ và tăng trưởng ở trẻ em.
Để đạt được chiều cao tốt nhất cho trẻ cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp. Từ chế độ ăn hợp lý, đặc biệt không thể thiếu bộ ba dưỡng chất Canxi, vitamin D3 và vitamin K2 và các vi chất khác, đến việc cho trẻ tắm nắng thường xuyên, vận động, luyện tập thể dục thể thao phù hợp và ngủ đúng giờ, đủ giấc thì chắc chắn sẽ tăng hiệu quả chiều cao cho trẻ.
Bảo đảm dinh dưỡng trong bữa ăn bán trú Bữa ăn học đường chiếm phần quan trọng trong khẩu phần ăn thực tế hàng ngày của trẻ. Hiểu nhu cầu dinh dưỡng của học sinh mầm non, tiểu học sẽ giúp cha mẹ, nhà trường xây dựng bữa ăn học đường hợp lý. Cân đối thành phần, bảo đảm dinh dưỡng trong bữa ăn học đường rất quan trọng trong sự phát...