Nhiều lựa chọn cho học sinh không vào lớp 10 công lập
Thoải mái, ít áp lực, bạn bè nhiệt tình, vui vẻ… nhiều bạn trẻ chia sẻ mình rất hài lòng khi chọn hướng đi khác mà không vào lớp 10 công lập.
Giờ kiểm tra ở lớp 10C7 Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, Q.5, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG
Em Nguyễn Đại Hồng Ngọc, từng là học sinh Trường THCS Phạm Ngọc Thạch (Q.Tân Bình, TP.HCM), khi thi lên lớp 10 rớt nguyện vọng 1. Hiện em đang học kế toán doanh nghiệp tại Trường CĐ Lý Tự Trọng (Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Nói về học nghề, Ngọc cho biết: “Em thi rớt nguyện vọng 1, sau một năm vừa học văn hóa vừa học nghề ở trường nghề, em thấy mọi thứ diễn ra vừa sức học của mình. Chương trình học văn hóa không khác các trường công lập, mà phân phối chương trình còn được giảm tải.
Chính vì thế, em cảm thấy thoải mái, ít áp lực như thời gian suy nghĩ phải cố vào được trường công. Bạn bè ở đây cũng vui vẻ giúp đỡ, không khác bất cứ môi trường học tập nào”.
Còn em Huỳnh Tấn Hưng (huyện Hóc Môn) từng là học sinh có thành tích trội của Trường THCS Xuân Thới Thượng, đậu nguyện vọng 1 vào Trường THPT Phạm Văn Sáng với số điểm rất cao nhưng em không học lớp 10 công lập mà chọn con đường học nghề.
Video đang HOT
“Em nghĩ học trong môi trường nào cũng vậy, quan trọng là mình. Em vào học lớp cơ điện tử của trường nghề tại TP.HCM. Em không nghĩ học nghề là sự lựa chọn cuối, có thể là mở đầu cho mục đích đã được định hướng trước nên không hề mặc cảm hay nuối tiếc.
Hiện tại em vẫn học cho đảm bảo chương trình, học nghề và trau dồi vốn tiếng Anh, tiếng Nhật. Về tâm lý, về chương trình học, mọi thứ đều ổn với em” – Hưng chia sẻ.
Em Mai Quý Chi (Q.Phú Nhuận) có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Kết thúc lớp 9 tại Trường THCS Cầu Kiệu, em không đăng ký kỳ thi vào lớp 10 mà nộp thẳng hồ sơ xin học nghề. Chi cho biết: “Có nhiều lựa chọn nhưng lựa chọn cho phù hợp với mình là quan trọng nhất.
Sức em không nổi trội, vào trường công em sợ mình theo không kịp trong khi gia đình còn khó. Phía sau em còn hai em cũng độ tuổi ăn học. Vì thế em chọn cho mình ngành kế toán, phù hợp với nữ giới, tốt nghiệp 12 là có việc làm để phụ giúp mẹ và có nghề cho chính mình”.
ThS LÊ NGUYỄN TRUNG NGUYÊN (Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng):
Cần phù hợp với học lực, ước muốn, tài chính
ThS Lê Nguyễn Trung Nguyên (Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng)
Thực tế Việt Nam cho thấy các bậc cha mẹ sẵn sàng đồng hành với con trong hành trình bước ra thế giới và hướng tới tương lai. Dù cho con theo học loại hình trường nào, cha mẹ cũng luôn cố gắng hết sức cho con có được năng lực hội nhập toàn cầu, trưởng thành toàn diện.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý cách chọn trường cho con. Ngoài yếu tố cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình học, chất lượng giảng dạy… cũng nên kiểm tra sự phù hợp về học lực, ước muốn, tính cách của con cũng như việc đi lại thuận tiện, tài chính và tổ chức cuộc sống gia đình phù hợp, tránh căng thẳng.
Chọn trường, xét tuyển lớp 10 luôn là sự lo lắng của phụ huynh và các em học sinh. Nhưng gia đình và học sinh luôn có nhiều sự lựa chọn, nhiều hướng đi, đó cũng là mục tiêu phân luồng của ngành giáo dục. Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng cũng chia sẻ điều này với việc đầu tư xây dựng và vận hành hơn 50 cơ sở giáo dục tại 18 tỉnh, thành phố, từ mầm non đến tiến sĩ đáp ứng gần như đầy đủ các nhu cầu học tập.
Riêng đối với hệ thống trường liên cấp (từ lớp 1 – 12), có đủ các phân khúc, bao gồm: hệ chất lượng cao hội nhập quốc tế, hệ song ngữ quốc tế và hệ quốc tế hoàn toàn. Tương ứng với các phân khúc này là: hệ thống Trường hội nhập quốc tế iSchool; hệ thống Trường song ngữ quốc tế UK Academy (UKA) và Trường quốc tế Bắc Mỹ (SNA).
Theo tuoitre
Hà Nội: 60 - 62% học sinh vào lớp 10 công lập
Đây là tỉ lệ được Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến, dựa trên cơ sở tổng số học sinh tốt nghiệp THCS và điều kiện tuyển sinh của các cơ sở giáo dục.
Thí sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2018 - 2019 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Năm học 2018 - 2019, Hà Nội dự kiến có 101.460 học sinh tốt nghiệp THCS, giảm 4.000 học sinh so với năm trước. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu phân luồng và cũng căn cứ vào điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục nên Hà Nội dự kiến 60 - 62% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập, tương đương gần 63.000 học sinh. Sẽ có trên 38.500 học sinh bị loại khỏi trường công.
Trong tổng số học sinh tốt nghiệp THCS, dự kiến khoảng 20% vào học trường THPT ngoài công lập, 10% học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. Số còn lại tham gia học nghề ngắn hạn để gia nhập thị trường lao động.
Đây là năm đầu tiên Sở GD-ĐT Hà Nội được UBND TP Hà Nội cho phép điều chỉnh phương án tuyển sinh. Học sinh dự tuyển vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ có một kỳ thi chung với 4 môn thi: toán, ngữ văn (nhân hệ số 2), ngoại ngữ và môn thứ 4 được chọn ngẫu nhiên (bốc thăm) trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.
Ngày 11-3, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông báo chính thức kết quả chọn môn thứ 4 là lịch sử theo phương thức chọn ngẫu nhiên nên kết quả gây bất ngờ cho nhiều giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Các bài môn toán, ngữ văn là tự luận, thời gian làm mỗi bài 120 phút. Môn ngoại ngữ thi kết hợp trắc nghiệm với tự luận trong 60 phút. Bài thi lịch sử áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong 60 phút với nhiều mã đề trong một phòng thi để đảm bảo hai thí sinh liền kề không trùng mã đề. Thí sinh trả lời trên phiếu trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đề thi ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD-ĐT, chủ yếu nằm trong lớp 9 THCS. Đề thi môn toán và ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn ngoại ngữ và môn thứ 4 chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu vận dụng cấp độ thấp.
Theo tuoitre
Hòa Bình lưu ý sĩ số lớp trong tuyển sinh năm học 2019-2020 Trong văn bản hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch tuyển sinh năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã có những lưu ý cụ thể với biên chế học sinh trên lớp với từng loại hình trường. Ảnh minh họa/internet Cụ thể, đối với các trường THPT, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở GD&ĐT yêu cầu xác định nguồn đầu...