Nhiều loại sơn móng tay ở Mỹ có chứa chất gây ung thư
Cho dù nước sơn móng tay được ghi nhãn không sử dụng hóa chất nhưng chúng cũng có thể chứa các hợp chất độc hại có thể gây ung thư và vô sinh.
ShutterStock
Đây là kết quả mới được các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) công bố.
Vào năm 2004, EU cấm sử dụng nhiều hóa chất trong mỹ phẩm, theo Daily Mail ngày 10.10. Tuy nhiên, các nhà khoa lo sợ: liệu các nhà sản xuất có dùng những chất độc khác để thay thế những hóa chất được cấm không, và liệu chúng có an toàn cho sức khỏe của người sử dụng không?
Những nhà nghiên cứu đã kiểm tra 40 loại nước sơn của 12 nhãn hàng khác nhau trên thị trường Mỹ. Những loại sơn này được các nhà sản xuất tuyên bố “3 không” đến “13 không”.
Video đang HOT
Kết quả phân tích cho thấy đúng là những chai nước sơn đó vẫn chứa một vài hóa chất bị cấm, chẳng hạn như nồng độ chất triphenyl phosphate (gây rối loạn hoóc môn) trong những mẫu đó cao hơn 100ppm.
Chất này đã được thêm vào gần một nửa số chai nước sơn bán trên thị trường sau khi chất DnBP (gây vô sinh và ung thư) đã bị cấm.
Mặc dù bị cấm nhưng chất DnBP trên vẫn còn hiện diện trong 60% mẫu kiểm tra, theo kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Môi trường & Công nghệ của Mỹ. Nồng độ của nó cũng vượt hơn 100ppm.
Ngoài ra, những mẫu kiểm tra cũng chứa chất chì, làm cho người dùng và thợ sơn móng có cảm giác nôn mửa, và mất thính lực.
Theo thanhnien
Khám và tư vấn điều trị vô sinh miễn phí cho 500 phụ nữ
Chương trình diễn ra từ ngày 10/10 đến 10/11 tại Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ (Hà Nội).
Ảnh minh họa
Người bệnh được kiểm tra miễn phí gồm khám vô sinh hiếm muộn, khám phụ khoa, khám sức khỏe tiền hôn nhân. Người bệnh có tổn thương sẽ được theo dõi và điều trị theo bệnh lý. Những trường hợp không có tổn thương được hẹn theo dõi tái khám định kỳ.
Đăng ký tại bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ, số 23 Nguyễn Văn Trỗi, Thanh Xuân, Hà Nội, hoặc điện thoại 0935.938.268 - 02473.002.268.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo vô sinh hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ ba, đứng sau ung thư và bệnh tim mạch ở thế kỷ 21. WHO chỉ ra Việt Nam là một trong những quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ vô sinh cao nhất thế giới.
Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Việt Bỉ nhìn nhận, Việt Nam hiện có khoảng 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản đối mặt với vấn đề hiếm muộn. Ước tính cả nước có trên một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn cần khám và điều trị. So với các nước trên thế giới, chi phí cho một ca hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng 60 triệu đồng. Tuy nhiên so với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam thì con số này vẫn là gánh nặng của hầu hết cặp vợ chồng hiếm muộn.
Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung, Phó Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản lưu ý các cặp vợ chồng bị hiếm muộn nên khám và điều trị sớm. Khả năng điều trị thành công thường cao hơn khi người vợ còn trẻ tuổi, số lượng và chất lượng noãn còn tốt, bước sang tuổi 35 số lượng và chất lượng noãn giảm rất nhanh. "Tỷ lệ có thai của một lần thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam khoảng 60%, tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới", bác sĩ Dung chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Dung, một trường hợp được coi là hiếm muộn - vô sinh khi hai vợ chồng mong muốn có con, chung sống với nhau bình thường, không sử dụng biện pháp ngừa thai nào mà sau một năm vẫn không có thai. Nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ phổ biến nhất là tắc 2 vòi tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường tử cung, lạc nội mạc tử cung... Còn ở đàn ông thường do bất thường số lượng, chất lượng tinh trùng trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là giãn tĩnh mạch tinh hoặc không tinh trùng do tắc ống dẫn tinh, xuất tinh ngược.
Thời gian qua bệnh viện điều trị thành công nhiều trường hợp vô sinh do vợ, chồng hoặc cả hai. Nhằm giúp các cặp đôi giảm bớt gánh nặng tài chính trong hành trình kiếm con, hàng năm bệnh viện tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ bệnh nhân hiếm muộn.
Thu Hiền
Theo Vnexpress
Bác sĩ Trung Quốc khỏi ung thư nhờ liệu pháp miễn dịch Sau nửa năm điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, bác sĩ Zou Yuliang không còn dấu vết ung thư dù trước đó tiên lượng rất xấu. Tháng 12/2017, bác sĩ Zou Yuliang được thông báo ông chỉ còn vài tuần để sống. Ung thư đã tàn phá cơ thể ông, di căn từ gan lên phổi. Các biện pháp điều trị thông...