Nhiều lãnh đạo ngân hàng mua cổ phiếu ‘đỡ giá’
Sếp một số nhà băng đăng ký mua vào cổ phiếu ngân hàng trong bối cảnh thị giá liên tục giảm.
Sáng 15/11, thông tin về giao dịch mua 21 triệu cp VPB của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – HoSE: VPB) Ngô Chí Dũng và người thân được công bố. Sau thông tin trên, cổ phiếu VPB tăng trần trong phiên, khớp tại giá 20.300 đồng/cp với dư mua hàng triệu cổ phiếu. Thanh khoản cổ phiếu cũng tăng mạnh đạt gần 5 triệu cp, cao nhất trong khoảng 1 tuần. VPBank là ngân hàng thứ ba trong 2 tuần gần đây, có thành viên HĐQT, tổ chức và người liên quan đăng ký mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Trước đó, ngày 14/11, Sở GDCK TP HCM (HOSE) cũng thông báo Tổng giám đốc Nguyên Hữu Đặng của Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HOSE: HDB) đăng ký mua 500.000 cp HDB từ ngày 19 đến 30/11. Tương tự VPB, cổ phiếu HDB cũng tăng trần 29.950 đồng/cp trong phiên giao dịch 15/11 với lượng dư mua hơn 300.000 cp.
Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HoSE: TCB, Techcombank), công đoàn của nhà băng này đã mua vào 1,2 triệu cp trong thời gian từ 9 đến 17/11. Đồng thời, ông Đỗ Tuấn Anh, Phó chủ tịch HĐQT của Techcombank, cùng ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng Giám đốc và ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng giám đốc cũng chia đều mua vào tổng cộng 300.000 cp của ngân hàng. Trong phiên 15/1, cổ phiếu TCB giao dịch quanh mức 26.100 đồng/cp, tăng trở lại sau 4 phiên giảm điểm trước đó.
Động thái mua vào cổ phiếu của chính ngân hàng quản lý của các lãnh đạo, cùng người thân và các tổ chức liên quan diễn ra trong bối cảnh phần lớn cổ phiếu ngành này giảm giá liên tục từ cuối tháng 4, theo xu hướng chung của thị trường chứng khoán, đơn cử như VPB giảm 52%, TCB giảm 39% và HDB mất 33%. Mục đích mua vào của các cá nhân và tổ chức trên không ngoài việc tận dụng cơ hội đầu tư nắm giữ và hỗ trợ giá cổ phiếu trên thị trường.
Ngoài các lãnh đạo và tổ chức liên quan đến nhà băng, nhiều nhà đầu tư khác cũng gom hàng cổ phiếu tại các ngân hàng, đơn cử như CTCK Liên Việt vừa đăng ký mua vào 2 triệu cp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB).
Video đang HOT
Từ đầu tháng 10 trở lại, cùng với xu hướng chung của thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đà giảm điểm. Một số mã lớn VCB, BID, CTG dù đạt kết quả kinh doanh khởi sắc trong 9 tháng nhưng thị giá vẫn giảm 15-20%.
Thị giá cổ phiếu ngân hàng từ đầu tháng 10 tới nay
Thống kê từ 20 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quí III/2018, tổng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt gần 58.820 tỉ đồng, tăng gần 46% so với cùng kì năm ngoái. Tổng lãi ròng đạt 43.835 tỉ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ. Top 5 lợi nhuận toàn ngành là Vietcombank, Techcombank, BIDV, VPBank và MBBank.
Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2018 (Nguồn:Kinh tế & Tiêu dùng)
Theo Lê Hải
NDH
Quỹ ngoại sang tay hàng trăm tỷ cổ phiếu VPBank
Hơn 5 triệu cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank đã được sang tay giữa các quỹ ngoại, ước tính giá trị đạt trên 120 tỷ đồng.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam - VSD vừa thực hiện chuyển quyền sở hữu hơn 5 triệu cổ phiếu VPB của Ngân hàng VPBankVPB 1% giữa các cổ đông của nhà băng này.
Theo đó, hàng loạt quỹ ngoại đã bán sang tay cổ phiếu VPB bao gồm quỹ Ashoka Pte. Ltd. và DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mỗi bên chuyển nhượng hơn 1 triệu cổ phiếu VPB cho quỹ Arjuna Fund Pte. Ltd.
Ngoài ra, quỹ Meritz Vietnam Securities Investment Trust[Balanced] và Optis Global Opportunities Fund Ltd cũng chuyển tổng cộng hơn 3,1 triệu cổ phiếu cho Deutsche Bank AG London.
Với thị giá VPB hiện ở mức trên dưới 24.000 đồng/cổ phiếu, ước tính giá trị lượng cổ phiếu các quỹ ngoại sang tay đợt này đạt trên 120 tỷ đồng.
Các quỹ ngoại sang tay hàng triệu cổ phiếu VPBank. Nguồn: VSD.
Cũng trong ngày các quỹ ngoại sang tay hàng triệu cổ phiếu nhà băng nay, VSD cũng cho biết đã bổ sung lưu ký hơn 33,69 triệu cổ phiếu VPB. Đây là lượng cổ phiếu mà ngân hàng phát hành thêm trong đợt chào bán cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên. Trong đó, cán bộ công nhân viên người nước ngoài được mua 1,3 triệu cổ phiếu, tương đương 3,87% tổng lượng phát hành.
Theo khối lượng phát hành này, VPBank vẫn giữ room ngoại (tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài) ở mức 23,47%. Như vậy, cổ đông nước ngoài sẽ được phép sở hữu thêm gần 7,91 triệu cổ phiếu, không tính 1,3 triệu cổ phiếu được mua bởi nhân viên người nước ngoài thì khối ngoại sẽ được mua thêm hơn 6,6 triệu cổ phiếu VPBank.
Trong phiên giao dịch 12/10, khối ngoại cũng đã mua ròng 6,3 triệu cổ phiếu VPB với giá trị ước tính khoảng 158 tỷ đồng để lấp room ngoại. Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại đây đã đạt giới hạn.
VPB là cổ phiếu ngân hàng đang có đà giảm mạnh nhất thời gian gần đây, tính trong 6 tháng gần nhất, cổ phiếu nhà băng này đã giảm hơn 40% từ vùng đỉnh 40.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn giao dịch ở mức trên 24.000 đồng hiện nay. Còn nếu tính từ giá đỉnh tháng 4, cổ phiếu VPB đã mất hơn một nửa giá trị.
Cổ phiếu lao dốc nhưng các giao dịch vẫn diễn ra rất nhộn nhịp giữa các nhóm cổ đông. Mới đây, bà Hoàng Anh Minh, vợ ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT ngân hàng, đã đăng ký mua 6,5 triệu cổ phiếu VPB thông qua phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn.
Bà Anh Minh hiện là một trong những cổ đông cá nhân lớn nhất tại VPBank với việc sở hữu hơn 117,9 triệu cổ phiếu VPB, tương đương 4,7% vốn điều lệ. Nếu giao dịch mua cổ phiếu thành công, bà sẽ nâng sở hữu lên 124,4 triệu cổ phiếu, tương đương với 4,99% vốn nhà băng này.
Hiện cá nhân ông Ngô Chí Dũng cũng đang sở hữu 113,6 triệu cổ phiếu VPB, xấp xỉ 4,5% vốn ngân hàng và mẹ ông là bà Vũ Thị Quyên, cũng đang sở hữu hơn 107 triệu cổ phiếu VPB.
Quang Thắng
Theo news.zing.vn
Cổ phiếu trượt dài về đáy, gia đình chủ tịch muốn gom thêm 21 triệu cổ phiếu VPBank Nếu giao dịch thành công, gia đình chủ tịch VPBank sẽ nắm giữ 14,5% vốn điều lệ tại ngân hàng này, tương ứng với 367 triệu cổ phiếu VPB. Ảnh minh họa. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB) mới đây đã thông báo về giao dịch của người nội bộ và người liên quan đến người nội bộ ở...