Nhiều kiểu dạy và học mới mẻ
Nhiều thầy cô tại TP.HCM luôn trăn trở tìm những cách dạy mới mẻ, thu hút học sinh trong điều kiện chương trình học còn ít thực tế, nhiều lý thuyết.
Dự án học văn “Tôi yêu tiếng nước tôi” của cô Trần Thị Quỳnh Anh – giáo viên (GV) trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP.HCM – ra đời với lý do mong muốn học sinh (HS) sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn; khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc qua tiếng nói của dân tộc mình; ý thức được việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Kéo học sinh… ra ngoài học
“Tôi yêu tiếng nước tôi” của cô Quỳnh Anh cũng là dự án đoạt giải nhất tại chung kết hội thi GV sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin cấp quốc gia tổ chức vừa qua ở Hà Nội. Để có được thành quả sáng tạo như thế là cả quá trình mày mò tự đổi mới phương pháp giảng dạy, thuyết phục HS và phụ huynh của những GV luôn trăn trở vì HS.
Học sinh của cô giáo Phương Uyên trong giờ học thực tế.
Cô Quỳnh Anh cho biết khi ý tưởng dự án hình thành, cô bắt tay vào việc khảo sát HS mình đang dạy xem mỗi em có năng khiếu hay phù hợp với lĩnh vực nào.
Theo cô Quỳnh Anh, việc lạm dụng ngôn ngữ chat, hiện tượng song ngữ, viết tiếng Việt không đúng chuẩn đang là một vấn đề đáng báo động. Dự án của cô được kỳ vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc đưa tiếng Việt trở về với vẻ đẹp vốn có.
Dự án dạy học còn sử dụng các kiến thức tích hợp, liên môn với môn giáo dục công dân. Bài học giúp giáo dục thêm cho HS về lòng yêu nước qua các khái niệm, biểu hiện, trách nhiệm với đất nước bằng những việc làm nhỏ nhất.
“Việc HS ý thức, tự hào về tiếng nói dân tộc, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là yêu nước, thể hiện trách nhiệm của một công dân với đất nước” – cô Quỳnh Anh bày tỏ.
Video đang HOT
Trong khi đó, chia sẻ về dự án “Help me! – Join us for the Green Generation”, cô Trần Thị Phương Uyên – GV tiếng Anh trường THCS Đồng Khởi, quận 1 – cho biết: “Khi tôi hỏi “các con biết học theo dự án là thế nào không?”, HS trả lời không.
Tôi lại hỏi tiếp “thế có thích học không?”, HS đều trả lời có. Giờ học tiếng Anh mà HS không giao tiếp, cứ ngồi im rất thụ động. Muốn HS của mình được nói tiếng Anh nhiều hơn, không còn cách nào khác là kéo các em… ra ngoài học”.
Theo cô Phương Uyên, dự án dạy học này được chia thành nhiều nhóm, như nhóm họa sĩ thiết kế logo quảng bá, nhóm tình nguyện viên xã hội làm sản phẩm tái chế để bán lấy kinh phí giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh, nhóm tình nguyện viên môi trường tuyên truyền và khảo sát ý kiến người dân về tình trạng môi trường hiện nay.
“Khi đưa HS ra công viên để học, tôi yêu cầu các em chủ động tìm người nước ngoài để giao tiếp. Khi đó, tôi mới phát hiện HS của mình thực sự rất giỏi và năng động, tự tin” – cô Phương Uyên kể.
Trưởng thành, mạnh dạn hơn
Dự án “Con đã lớn” của cô giáo Trương Hồ Trâm Anh – trường Tiểu học Lạc Long Quân, quận 11 – lại có cách triển khai rất thiết thực. Cô Trâm Anh dạy môn kỹ thuật lớp 5, trong đó có chương trình tự phục vụ. Môn kỹ thuật thì phải có thực hành, không thể dạy “chay” được.
Từ trăn trở ấy, cộng thêm mong muốn làm được điều gì đó thiết thực để tăng cường kỹ năng sống cho HS, cô Trâm Anh liền triển khai “Con đã lớn”.
Dự án này tích hợp các môn kỹ thuật, đạo đức, tích hợp kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ lên lớp, được thực hiện trong vòng 2 tháng. Theo cô Trâm Anh, HS ở TP.HCM có thuận lợi là được gia đình cưng chiều, chăm sóc.
Nhưng cũng chính điều này khiến nhiều em quen tính ỷ lại dù có thể tự làm được một số việc. Từ thực tế đó, cô Trâm Anh tiến hành phát đơn cho phụ huynh và HS đăng ký tham gia dự án.
Khi “Con đã lớn” lan tỏa, nhiều HS ở khối khác, trường khác cũng đăng ký tham gia. Qua đó, có HS bộc lộ năng khiếu trang trí món ăn rất đẹp. Nhiều phụ huynh ban đầu sợ con không làm được nhưng đến khi thấy trẻ tập tành và làm quen, cả gia đình đã cùng tham gia việc nhà khiến không khí rất vui vẻ.
Điều được nhất của dự án là các em trưởng thành hơn, mạnh dạn hơn, biết ý thức và san sẻ việc nhà với cha mẹ tùy theo sức của mình.
Lúc triển khai các dự án, vẫn có những khó khăn như HS không thích, không tự giác; phụ huynh lo lắng giờ học của con bị bớt xén. Tuy nhiên, khi được trải nghiệm, điều dễ nhận thấy nhất là HS đã có những thay đổi tích cực.
“Tôi không theo dõi thường xuyên nhưng để ý thỉnh thoảng có những HS nhắc nhở bạn mình khi bạn này nói tiếng Việt không chuẩn. Đó là hiệu quả thiết thực, giúp tôi vững tâm để tiếp tục theo đuổi dự án của mình” – cô Quỳnh Anh thổ lộ.
Giúp HS tích lũy kỹ năng
“Dạy học theo dự án” là khóa học do Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục – Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức, triển khai tập huấn cho tất cả GV đang công tác trong ngành từ tháng 1.
“Dạy học theo dự án” nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào phương pháp dạy học; tích hợp được nhiều kỹ năng, nhiều kiến thức liên quan trong bài học, chương trình học
Theo Đặng Trinh/Người Lao Động
Thêm 757 học sinh ở Kỳ Anh đã đến trường
Chiều 9/9, ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), cho biết sau nhiều ngày nỗ lực vận động, giải thích, hôm nay, thêm 757 học sinh ở xã Kỳ Hà đi học.
Trong đó, bậc mầm non đã có 200/330 học sinh đi học; bậc tiểu học có 508/694 học sinh và bậc THCS 424/530 em học sinh được đến lớp học.
Như vậy trong tổng số hơn 1.500 học sinh ba bậc học từ mầm non đến THCS ở xã Kỳ Hà, hiện chỉ còn khoảng 380 em đang bị phụ huynh ngăn đến lớp để gây sức ép với chính quyền địa phương.
Các thầy, cô giáo rất vui mừng khi từ sáng sớm 9/9, phụ huynh đưa con đến trường học, sau nhiều ngày giữ ở nhà, không cho đến trường.
"Thật sự sau khi xảy ra sự cố môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra, người dân bị ảnh hưởng rất khó khăn. Nếu nói dân đưa ra yêu sách, đòi hỏi là không đúng mà người dân đang khó khăn quá, họ đề nghị".
Trường THCS Hà Hải (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.
Chiều 8/9, ông Lê Minh Đạo, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: "Ngày 25/8, ngày tựu trường của học sinh toàn tỉnh thì tại xã Kỳ Hà chỉ 261/1.515 em học sinh của ba bậc học mầm non, tiểu học và THCS đến trường. Sau đó, thị xã Kỳ Anh và Phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh, lãnh đạo xã Kỳ Hà cũng thầy cô giáo đi vận động thêm được 300 em đến lớp học.
Lý do phụ huynh ngăn cản, không cho con em đến trường là để đề nghị miễn tất cả khoản đóng góp cho học sinh. Người dân ở đây yêu cầu bồi thường ngay tất cả thiệt hại do sự cố môi trường Formosa Hà Tĩnh gây ra".
Theo ông Đạo, việc miễn tất cả khoản đóng góp học sinh thì UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động xem xét và giao Sở GD&ĐT, Sở Tài chính đưa nội dung miễn giảm học phí cho học sinh khó khăn, học sinh bị ảnh hưởng sự cố môi trường vào trình HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong kỳ họp sắp tới. Về yêu cầu bồi thường thì tỉnh, huyện, xã đã triển khai kê khai nhưng nhiều người dân xã Kỳ Hà không hợp tác kê khai cụ thể.
"Hiện UBND tỉnh Hà Tĩnh đang giao Sở GD&ĐT, UBND thị xã Kỳ Anh, Ban tôn giáo và các trường cử cán bộ, giáo viên trực tiếp đến các hộ gia đình vận động cho con em đến trường học, đồng thời giải thích cho người dân hiểu rõ là việc ngăn cản học sinh đến trường là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền trẻ em, giải thích thêm về chính sách hỗ trợ để bà con đồng thuận" - ông Đạo nói.
Công an huyện Kỳ Anh cũng đang vào cuộc điều tra làm rõ những kẻ đứng sau xúi giục, ngăn cản không cho phụ huynh ở xã Kỳ Hà đưa học sinh đến lớp học.
Theo Đ.Lam/Pháp Luật TP.HCM
Học tiếng Anh để làm gì? PGS.TS Lê Văn Canh (Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) đặt câu hỏi tại hội thảo tổ chức gần đây ở Hà Nội và cho rằng, cả xã hội đầu tư nhưng kết quả không như mong đợi. "Nhu cầu học tiếng Anh ở Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia khác không chỉ đến từ đòi...