Nhiều kiểu bổ sung khối A1
Ngay sau khi khối A1 được Bộ GD-ĐT chính thức đưa vào thi tuyển trong kỳ tuyển sinh năm nay, nhiều trường ĐH đã quyết định bổ sung khối thi này.
Tuy nhiên, tùy từng trường, khối A1 được bổ sung theo nhiều cách khác nhau. Các trường như ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Xây dựng miền Trung, ĐH Tài chính kế toán đều bổ sung khối A1 cho tất cả các ngành tuyển sinh khối A.
Trường có, trường không
Trong khi đó, một số trường chỉ bổ sung khối A1 cho một số ngành hoặc nhóm ngành. Chẳng hạn, Trường ĐH Sài Gòn chỉ bổ sung khối A1 cho các ngành quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, toán ứng dụng, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện – điện tử, điện tử truyền thông, sư phạm vật lý, sư phạm địa lý. Nhiều ngành khác chỉ tuyển khối A hoặc A, B. Tương tự, Học viện Hàng không chỉ bổ sung khối A1 cho ngành điện tử truyền thông. Một số trường ĐH như Tôn Đức Thắng, Tiền Giang, Đồng Tháp chỉ bổ sung khối thi A1 cho một số ngành.
Tương tự, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM bổ sung khối A1 cho hầu hết các ngành của trường nhưng không bổ sung khối thi này đối với các ngành công nghệ thực phẩm, kỹ thuật nữ công, thiết kế thời trang và sư phạm tiếng Anh.
Trước đó, ĐHQG TP.HCM đã chính thức bổ sung khối A1 vào danh sách khối tuyển sinh của các trường thành viên. Theo đó, ngoại trừ Trường ĐH Công nghệ thông tin không tổ chức thi tuyển khối A1, Trường ĐH Khoa học tự nhiên bổ sung khối A1 cho ba ngành bậc ĐH gồm toán học, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử – truyền thông và ngành công nghệ thông tin bậc CĐ. Trường ĐH Bách khoa, Khoa học xã hội và nhân văn, Kinh tế – luật và Quốc tế bổ sung khối A1 cho tất cả các ngành tuyển khối A. Đặc biệt, Trường ĐH Bách khoa tuyển cả khối A1 cho cả nhóm ngành công nghệ hóa – thực phẩm – sinh học.
Ở khu vực miền Trung, số trường bổ sung khối A1 không nhiều. Một số trường thành viên ĐH Đà Nẵng có bổ sung khối A1 như ĐH Kinh tế, ĐH Sư phạm (chỉ một số ngành), CĐ Công nghệ thông tin. Trong khi đó tại ĐH Huế, chỉ có khoa du lịch và Trường ĐH Khoa học bổ sung khối A1 cho một số ngành.
Ở khu vực phía Bắc, ĐHQG Hà Nội bổ sung khối A1 cho hầu hết các ngành thuộc ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Công nghệ và ĐH Kinh tế. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng vừa bổ sung khối A1 cho các nhóm ngành cơ khí – cơ điện tử – nhiệt lạnh, điện – điện tử – công nghệ thông tin – toán tin, vật lý kỹ thuật, kinh tế quản lý và các ngành CĐ. Trường ĐH Xây dựng chỉ bổ sung khối A1 cho ngành công nghệ. Trường ĐH Hàng hải bổ sung khối A1 cho tất cả các ngành có tuyển khối A. Trong khi đó, hầu hết các trường ĐH lớn ở khu vực Hà Nội vẫn giữ nguyên khối thi như trước đây, không bổ sung khối A1.
Video đang HOT
TS Nguyễn Thanh Nam, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), tư vấn trực tiếp cho học sinh trong ngày hội tư vấn tuyển sinh
Chỉ xét, không thi
Như vậy, thí sinh có nguyện vọng học ở các trường khu vực miền Trung và phía Bắc muốn thi khối A1 sẽ có ít cơ hội để lựa chọn trường thi hơn. Trong khi đó rất nhiều trường không tuyển sinh khối A1 và tuyển sinh khối A1 nhưng không xét tuyển đợt 2, 3. Vì vậy thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi chọn khối thi. Chẳng hạn có những trường lớn ở khu vực phía Bắc tuyển sinh khối A1 trong kỳ tuyển sinh năm nay và những năm trước đây đều không xét tuyển nguyện vọng 2, hoặc xét tuyển rất hạn chế ở một số ngành. Như vậy nếu không trúng tuyển, thí sinh dự thi vào các trường này nếu muốn xét tuyển đợt 2 phải “Nam tiến” để tìm kiếm cơ hội xét tuyển và học tập. Hơn nữa, có thể ngành mà thí sinh muốn theo học đã tuyển đủ chỉ tiêu và không xét tuyển đợt 2 theo khối A1.
Bên cạnh việc trường tuyển, trường không tuyển khối A1, thí sinh cũng cần tìm hiểu cách thức tuyển sinh ở mỗi trường đối với khối này. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM tuy có bổ sung khối A1 nhưng trường này chỉ tổ chức thi tuyển khối A. Khối A1 chỉ được bổ sung trong trường hợp trường không tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 1(tạm gọi là nguyện vọng 1) phải xét tuyển đợt 2 (tạm gọi là nguyện vọng 2). Thế nhưng, khi xét tuyển đợt 2, trường này cũng chỉ xét khối A1 cho các ngành chế tạo máy, công nghệ thông tin, điện – điện tử, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán (bậc ĐH) và cơ khí, công nghệ thông tin, điện – điện tử (bậc CĐ).
Tương tự, PGS-TS Đỗ Phúc – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM) – cho biết trường chỉ tổ chức thi tuyển sinh khối A, môn toán hệ số 2. Trong trường hợp không tuyển đủ chỉ tiêu và phải xét tuyển đợt 2, trường sẽ xét tuyển cả hai khối A và A1. Trong khi đó, PGS.TS Lê Hữu Lập, trưởng phòng đào tạo Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, cho hay dù học viện tuyển cả khối A, D1, A1 nhưng dự kiến chỉ tổ chức thi khối A. Thí sinh thi vào trường theo khối A1, D1 phải tìm dự thi ở trường khác có tổ chức thi tuyển theo các khối này và chuyển kết quả về học viện để xét tuyển.
Không chỉ bổ sung khối A1, phương thức tuyển sinh của ĐHQG TP.HCM năm nay là nhiều trường thành viên như Kinh tế – luật, Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và nhân văn sẽ nhân hệ số 2 một số môn thi. Chẳng hạn Trường ĐH Kinh tế – luật sẽ nhân đôi điểm số môn toán của cả ba khối thi. Tuy nhiên, không ít học sinh băn khoăn đề thi môn toán khối A thường sẽ khó hơn đề toán khối D. Nếu nhân hệ số, thí sinh khối A sẽ thiệt thòi. ThS Lâm Tường Thoại, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế – luật, cho hay: điểm chuẩn dựa vào số thí sinh dự thi và kết quả thi của mỗi khối. Những năm trước do kết quả thi tương đương nhau nên chỉ lấy một điểm chuẩn chung. Năm nay nhân đôi điểm môn toán nên có thể điểm chuẩn các khối sẽ không giống nhau, thí sinh không lo bị thiệt thòi.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM: vẫn tuyển khối V, H Theo phương án tuyển sinh mới nhất do Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM công bố, khối thi các ngành đào tạo vẫn giữ như những năm trước đây (khối A, V, H). Tuy nhiên, ông Ninh Quang Thăng – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM – cho biết trường tiếp tục kiến nghị Bộ GD-ĐT cho phép trường bổ sung khối thi H1 đối với các ngành tuyển khối V, H. Khối H1 sẽ thi vào đợt 2 nên thí sinh dự thi khối V có cơ hội dự thi thêm khối H1.
Theo TTO
TPHCM: Di dời ĐH, CĐ ra ngoại thành: Cần thiết nhưng còn nhiều vướng mắc
Trong cuộc họp bàn về xây hệ thống trường ĐH-CĐ tại TPHCM hôm qua 1/12, 69 hiệu trưởng các trường tán đồng việc cần thiết di dời các trường ra ngoại thành để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm tải cho giao thông thành phố. Nhưng để thực hiện thì còn nhiều vướng mắc.
Quá khó về kinh phí và thủ tục
Dù muốn di dời nhưng hiệu trưởng các trường đều nhìn nhận cái khó chính là lấy đâu ra đất sạch cũng như kinh phí trong khi các thủ tục xây dựng còn quá chậm. ĐH Luật TPHCM hiện có diện tích nhỏ nhất chỉ với 0,7 ha gồm cả 2 cơ sở. Do đó TS Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng ĐH Luật TPHCM, băn khoăn: "Theo quy hoạch trường chúng tôi nằm trong cụm Đông bắc cũng với ĐH Kinh tế. 3 năm trước, chúng tôi đã nói đến việc xây dựng trường ở địa điểm này, đến nay quy hoạch 1/2000 của thành phố vẫn chưa có nên chưa thể thành lập dự án, thi công được".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trả lời những vấn đề về di dời các trường ĐH, CĐ ra ngoại thành
Tán đồng với việc di dời nhưng ông Ngô Hướng, hiệu trưởng ĐH Ngân hàng TPHCM, cũng cho rằng thủ tục hiện nay đang làm khó các trường. Đơn cử như trường ông có 10 ha đất ở Thủ Đức với kinh phí 3 tỷ nhưng việc xây dựng cũng rất gian khổ, thủ tục xin xây dựng mất vài năm là thường. "Mấy năm rồi chúng tôi phải thuê chỗ cho sinh viên học. Sinh viên có phàn nàn thì trường cũng chỉ biết hứa từ năm này sang năm khác. Nhà nước nên có cơ chế để giúp các trường được giải quyết sớm", ông Hướng chia sẻ.
Trong khi đó, dù được cấp đất mấy năm nay, nhưng hiện tại ĐH Văn Hiến vẫn trong tình cảnh "trường thuê". Ông Nguyễn Mộng Hùng, hiệu trưởng ĐH Văn Hiến, than thở: "Trường được thành phố cho 5,6 ha ở huyện Bình Chánh từ năm 2006. Từ năm 2007 đến nay, dù đã nâng giá tiền giải phóng mặt bằng từ 1,2 triệu đồng/m2 lên 12 triệu đồng/m2 nhưng người dân khu vực đó vẫn chưa chấp nhận. Trường học là phục vụ xã hội chứ không thể kinh doanh nên đền bù rất khó".
Còn TS Phan Đăng Liêm, hiệu trưởng ĐH Gia Định, đặt vấn đề: "Thủ tục quy hoạch chậm, thành phố đặt các trường vào tình thế "cái cày đi trước con trâu". Nên cho các trường nhận đất trước rồi cùng tham gia vào việc quy hoạch, thiết kế xây dựng thì tiến độ mới nhanh hơn. Sinh viên của trường cứ "méo mặt" vì tiền thuê phòng ở nội thành cứ tăng vùng vụt. Chúng tôi chấp nhận 5 năm di dời toàn bộ ra Củ Chi nhưng vấn đề làm sao cho trường nhận đất sớm và thủ tục nhanh".
Trường ĐH Bách khoa TPHCM. (Ảnh: bmg.edu)
Bên cạnh đó, ông Liêm đề nghị UBND TPHCM cho các trường vay 300 tỷ đồng kích cầu để các trường đầu tư cơ sở vật chất rồi trả dần qua các năm thì may ra mới có thể thực hiện được.
Đồng ý kiến, ông Kiều Tuân, Chủ tịch hội đồng quản trị ĐH Kỹ thuật Công nghệ, thì ý kiến: "Giao đất sạch cho các trường thì rất hoan nghênh nhưng bắt các trường phải tự chịu trách nhiệm mọi chi phí đền bù, xây dựng thì quá khó". Các đại diện trường đều cho rằng nên tạo điều kiện cho các trường về kinh phí. Vì để chi trả cho đền bù giải phóng mặt bằng đã khó thì làm sao đủ để xây dựng cơ sở vật chất khang trang.
Sẽ báo cáo chính phủ
Trước những kiến nghị của các trường, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, cuộc họp này Bộ GD-ĐT tổ chức lấy ý kiến của các trường. Bộ sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ có chủ trương thực hiện. Nếu cứ để các trường tự làm như trong quá khứ thì khó mà di dời được.
Đồng thời, Thứ trưởng Ga cũng khẳng định việc di dời các trường ra ngoại thành là không thể không làm. "Quyết định di dời các trường ra ngoại thành không phải vì quá tải cơ sở hạ tầng ở thành phố mà là sự sống còn của ngành giáo dục. Hiện thành phố có hơn 40 trường diện tích chỉ 1-2 ha trở lại. Một trong các tiêu chí nâng chất lượng đào tạo là diện tích/sinh viên. Những trường chỉ có 500 sinh viên trở xuống thì có được tồn tại hay không cũng cần xem lại vì đất đai không thể sinh ra được. Tương lai Bộ có biện pháp khống chế về chất lượng đào tạo nên các trường muốn tồn tại lâu dài thì phải tính từ bây giờ".
"Không phải tất cả các trường đều di dời ra ngoại thành hết. Sẽ có những tiêu chí như truyền thống, lịch sử để xác định trường nào di dời hoàn toàn, một phần hay ở lại hoàn toàn. Ví dụ như các trường như Bách Khoa, ĐH Y.... vốn có truyền thống gắn bó với người dân địa phương cũng sẽ được cân nhắc ở lại".
Lê Phương
Theo Dân trí
Chỉ tiêu tuyển sinh vào Học viện Ngoại giao, ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Năm nay cả 2 trường trên đều tuyển sinh khối A1. Học viện Ngoại giao tuyển 450 chỉ tiêu, Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh tuyển 1.000 chỉ tiêu hệ đại học chính quy và 1.300 chỉ tiêu hệ cao đẳng.Học viện Ngoại giao: Năm 2012, Học viện Ngoại giao tuyển sinh khối A cho ba chuyên ngành là ngành Chính trị quốc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Công an xã bắt "nữ game thủ" lừa đảo sau 1 ngày nhận báo án
Pháp luật
1 phút trước
Clip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xao
Sao châu á
2 phút trước
Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất
Tin nổi bật
5 phút trước
Pháo lộ diện sau livestream khóc nấc vì ViruSs, có 1 thái độ đáng bàn
Sao việt
11 phút trước
Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn
Thời trang
32 phút trước
Mẹ Hà Nội chia sẻ cách giúp bạn làm sạch tường bếp khỏi dầu mỡ chỉ với 5 nghìn đồng và 10 phút thực hiện!
Sáng tạo
46 phút trước
Ngôi sao có phong cách mùa hè không bao giờ lỗi mốt
Phong cách sao
1 giờ trước
Hai cách làm món bánh trôi tàu ít ngọt cho ngày Tết Hàn thực
Ẩm thực
1 giờ trước
Sinh ra đã có số làm giàu: Top 4 cung hoàng đạo nữ kiếm tiền cực tốt
Trắc nghiệm
1 giờ trước
Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn
Netizen
3 giờ trước