Nhiều khó khăn, rào cản đang đè lên giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, rào cản, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác phân luồng và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Theo dự thảo báo cáo kết quả khảo sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp vừa được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đưa ra, đến tháng 6, cả nước có 1.905 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đoàn công tác của Quốc hội đã làm việc với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Hà Nội, Đồng Nai và xem xét báo cáo của Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ, Cao đẳng Tây Đô.
Đánh giá của Đoàn công tác cho thấy, phân luồng và chất lượng đầu vào giáo dục nghề nghiệp chưa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS cả nước vào học giáo dục nghề nghiệp trung bình giai đoạn 2011 – 2015 đạt khoảng 9 – 10%; giai đoạn 2016 – 2020, bình quân mỗi năm có khoảng trên 196.000 học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp, chiếm khoảng 16,3% tổng số học sinh tốt nghiệp mỗi năm.
Sinh viên lớp Máy lạnh K20, Khoa Điện, Trường CĐ nghề Vĩnh Phúc. (Ảnh: VPVC)
Đoàn công tác đánh giá, việc tuyển sinh, phân luồng của các trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại do quy định về phân luồng hiệu quả chưa cao; nhận thức của người học, phụ huynh đối với học nghề, lập nghiệp còn hạn chế, tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn còn nặng nề, chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Trong khi đó, liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học đạt tỷ lệ rất thấp. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giai đoạn 2011 – 2020, có trên 130.000 học sinh học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, chiếm khoảng 10% so với tổng số học sinh tốt nghiệp THCS học trung cấp.
Video đang HOT
Qua khảo sát cho thấy, trong những năm qua việc tổ chức đào tạo liên thông chủ yếu dành cho học sinh trình độ trung cấp liên thông lên trình độ cao đẳng. Việc đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học chưa phổ biến chủ yếu là do năng lực, trình độ văn hóa đầu vào của người học còn hạn chế và do sự công nhận, chuyển đổi kết quả đào tạo giữa các cơ sở đào tạo đại học khác nhau khi xét tuyển sinh đào tạo liên thông.
Áp dụng thông tư đã hết hiệu lực
Báo cáo cũng cho biết mô hình vừa học nghề, vừa học văn hóa THPT thực hiện trong thời gian vừa qua (chương trình đào tạo 9 ) tuy có tạo sự hấp dẫn ban đầu cho học sinh nhưng trong tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó có việc Bộ GD&ĐT chưa ban hành quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT dành cho học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Bộ GD&ĐT mới chỉ cho phép các cơ sở đào tạo tạm áp dụng theo Thông tư số 16 của Bộ, quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp, thời lượng khoảng trên 1.000 tiết. Tuy nhiên, thông tư này đã hết hiệu lực từ năm 2019.
Từ năm học 2019 đến 2020, Bộ GD&ĐT có quyết định giao nhiệm vụ chủ trì trong quản lý đào tạo chương trình đào tạo văn hóa cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, tuy nhiên việc triển khai giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa có sự thống nhất.
“Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng không được chủ trì tổ chức giảng dạy mà phải liên kết với các Trung tâm giáo dục thường xuyên gây khó khăn, bất cập cho người học về thời gian, chi phí học tập; thời gian đào tạo dành cho học sinh lớp 9 quá ngắn đối với một số ngành nghề, nên khó tổ chức chương trình tổng thể”, dự thảo báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nêu.
Hướng nghiệp từ bậc THPT là muộn
Không đợi đến khi học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THCS, thậm chí THPT mới bắt đầu công tác hướng nghiệp, các nhà trường ngày nay cần quan tâm, chuẩn bị cho học sinh, sinh viên của trường những hiểu biết phù hợp với nhận thức, trình độ của các em về nghề nghiệp, việc làm trong xã hội.
Thi thực hành nghề tại Trường cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Đa dạng hình thức hướng nghiệp
Chị Đỗ Thanh Phương (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con đang theo học Trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) cho biết, chị rất ấn tượng với cách tổ chức tư vấn, hướng nghiệp của nhà trường. "Trong nhà tôi không có ai làm trong lĩnh vực nghệ thuật nên khi con đặt câu hỏi về nghề nhiếp ảnh có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp THPT được không, chúng tôi cũng chỉ có thể phân tích chung chung với những thông tin đọc qua sách vở và những gì mình biết. Nhưng tại ngày hội hướng nghiệp do trường tổ chức, ban tổ chức đã mời đến rất nhiều các chuyên gia, người lao động đang công tác trong các lĩnh vực khác nhau đến để tư vấn trực tiếp cho các con. Tất cả những thắc mắc, lời khuyên về ngành nghề cụ thể được các con đặt ra và được giải đáp một cách cặn kẽ nên con rất hào hứng" - chị Phương nói.
Theo bà Nguyễn Hạnh Chi - Trưởng văn phòng tư vấn đại học, du học và hướng nghiệp, trường phổ thông liên cấp Olympia, bất cứ nhà trường nào cũng có thể thực hiện hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh bằng cách huy động các nguồn lực sẵn có. Chi phí cho hoạt động này tùy thuộc vào từng trường. Tuy nhiên, ngay cả khi ngân sách eo hẹp, các trường vẫn có những nguồn lực sẵn có để thực hiện như mời phụ huynh, cựu học sinh đến trường chia sẻ để các em có cái nhìn thực tế về nhiều ngành nghề.
Trên thực tế, hoạt động tư vấn hướng nghiệp được các nhà trường tổ chức rất đa dạng với nhiều nội dung như các hoạt động nhập vai trên lớp , viết về nghề nghiệp mong muốn trong tương lai, kết hợp trong các chuyến tham quan, trải nghiệm thực tế ở nông trại, trường đại học, các tiết sinh hoạt trong lớp, dưới cờ cũng dành nhiều thời gian đề cập đến nội dung này...
Với Trường THPT Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), đây là một trong những hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bởi theo bà Vũ Thị Phương Anh - Hiệu trưởng nhà trường , khi có định hướng rõ ràng về đầu ra thì mới tạo được mục tiêu phấn đấu, mục đích học tập tốt cho học sinh.
Như trong việc nhập học cho học sinh khối 10 năm nay, lần đầu tiên triển khai lựa chọn tổ hợp để đăng ký nên nhiều học sinh và phụ huynh lúng túng. Nhà trường không chỉ tư vấn chuyên sâu về cách chọn tổ hợp môn và cung cấp thông tin về xu hướng ngành nghề, từ đó, giúp học sinh hiểu được phần nào về ngành nghề tương lai thông qua việc lựa chọn môn học mà còn tạo khoảng thời gian đệm để học sinh có thêm thời gian nghiên cứu, trải nghiệm thực tế và quyết định chính xác việc lựa chọn môn học, tránh "ngồi nhầm vị trí" trong tương lai.
Bắt đầu từ gia đình càng sớm càng tốt
Nhấn mạnh đến "thời điểm vàng" của giáo dục hướng nghiệp, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - Tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho rằng, hoạt động này càng triển khai sớm giúp cho trẻ có ý thức nghề nghiệp; gia đình, nhà trường chủ động trong việc tạo những sân chơi, định hướng giúp trẻ khám phá đúng năng lực bản thân...
Ngày nay, công tác hướng nghiệp không chỉ diễn ra với học sinh tiểu học mà sớm hơn, từ trẻ mầm non. Được giáo dục hướng nghiệp sẽ giúp học sinh nhận diện rõ năng lực bản thân, phát hiện sở trường để tăng cường, phát huy và điều chỉnh, giảm thiểu tác động sở đoản.
Học sinh tiểu học được giáo dục hướng nghiệp sớm cũng giúp cho công tác phân luồng sau cấp THCS tốt hơn. Chất lượng nguồn nhân lực nhanh thích ứng với yêu cầu thị trường, nâng cao chất lượng việc làm, giảm thất nghiệp, đảm bảo cho học sinh trong tương lai được làm việc đúng sở trường...
Chia sẻ quan điểm này, ThS giáo dục Thu Trang, công tác tại Trường Quốc tế Liên hiệp quốc cũng cho rằng, nếu đến độ tuổi 15, 16 mới quan tâm, để ý việc hướng nghiệp sẽ tạo ra sự vội vã. Cần có sự theo dõi và quan sát càng lâu càng tốt. Trong đó, vai trò của phụ huynh là rất quan trọng bởi đây là người đồng hành với con từ khi các con sinh ra cho đến khi các con lựa chọn nghề nghiệp của mình. Thầy cô cũng chỉ theo con một chặng rồi lại có giáo viên mới.
"Nếu chỉ trông chờ tư vấn từ giáo viên một cách bị động sẽ khiến phụ huynh cảm thấy bị lúng túng, không có cơ sở vững chắc và đáng tin cho việc chọn khối hay chọn nghề cho con em mình" - bà Trang phân tích và chỉ ra hiện nay có những thang đánh giá nhằm giúp cho việc tìm hiểu năng lực cá nhân. Thông qua các bài kiểm tra, trắc nghiệm này, các bạn trẻ sẽ phần nào nhận ra mình phù hợp với ngành nghề nào trong tương lai.
Tuy nhiên, ngay trong sinh hoạt, cuộc sống thường ngày, phụ huynh nếu chú ý quan sát đã có thể nhìn thấy những năng lực, sở thích và cả sở đoản của trẻ được bộc lộ để định hướng nghề nghiệp tương lai cho trẻ một cách phù hợp cũng như cùng trẻ có sự chuẩn bị sẵn sàng về nền tảng kiến thức, tâm lý, kỹ năng, thái độ...
Hạnh phúc của thầy cô ở Tìa Dình 'Không phải là lương cao hay chỗ đứng, vị thế của nhà giáo ở đây được đo bằng lòng dân. Dân tin, dân yêu thì mọi nhiệm vụ đều sẽ hoàn thành', thầy giáo Phạm Văn Tuyển, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Tìa Dình bộc bạch. Một giờ học của thầy và trò lớp 1, Trường PTDTBT Tiểu học Tìa Dình....