Nhiều hội đồng ở Hà Nội không có thí sinh thi Lịch sử
Ngày 27/6, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, 16.000 thí sinh dự thi tại 31 điểm với mục đích chỉ xét tốt nghiệp, không thi đại học. Nhiều điểm thi không có thí sinh dự thi môn Lịch sử.
Theo thống kê được đưa ra tại hội nghị hướng dẫn coi thi THPT quốc gia 2016 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức ngày 27/6, nhiều điểm thi “trắng” thí sinh dự thi Lịch sử. Nhiều môn khác như Vật lý, Hóa học, Sinh học cũng chỉ có một phòng thi tại mỗi điểm.
Cụ thể, trường THPT Đoàn Kết (Hai Bà Trưng) chỉ có một phòng thi môn Vật lý, một phòng thi Sinh học. Trường THPT Bắc Thăng Long, THPT Đông Anh (Đông Anh), THPT Đa Phúc (Sóc Sơn), THPT Quang Minh (Mê Linh) không có thí sinh dự thi Lịch sử.
Thí sinh xem thông báo kỳ thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Hoàng Anh.
Tại hội nghị, một cán bộ thanh tra điểm thi đặt câu hỏi: “Trường hợp hội đồng chỉ có một phòng thi, các cán bộ coi thi không cần thiết sẽ được nghỉ. Vậy địa điểm của tôi gồm 5 thanh tra có được nghỉ hay tất cả đều coi phòng thi này?”.
Ông Hoàng Cơ Chính – Chánh thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Trưởng thanh tra điểm thi phải phân công nhiệm vụ, có thể sử dụng một cán bộ giám sát điểm thi chỉ có một phòng, 4 cán bộ khác được nghỉ.
Theo quy định, mỗi điểm thi phải có cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, công an, nhân viên y tế, nhân viên đảm bảo vệ sinh trường thi.
Ông Phạm Văn Đại – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm nay, Sở GD&ĐT Hà Nội có tất cả 16.000 thí sinh dự thi tại 31 điểm thi với mục đích chỉ xét tốt nghiệp. Cụm thi do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức có cán bộ coi thi của trường THPT và trường đại học.
Theo ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý và Kiểm định Chất lượng, hai nhóm cán bộ coi thi này sẽ phải rút số thứ tự để đảm bảo trông một phòng thi.
Video đang HOT
Cũng theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, trưởng điểm thi được phép điều hành toàn bộ cán bộ coi thi, kể cả cán bộ tham gia từ các trường đại học. Nếu trước đây, cán bộ đến từ các trường đại học chỉ giám sát thì năm nay sẽ cùng tham gia công tác coi thi, vì vậy phải tuân thủ quy chế.
Trước kỳ thi, các hội đồng cần theo dõi cơ sở vật chất sao cho đảm bảo. Bàn ghế hỏng hay quá thấp phải được loại bỏ và thay thế. Sau khi phát đề thi phải quản lý chặt chẽ đề thừa, không được phép mang ra ngoài.
Các điểm thi phải bố trí chỗ ăn nghỉ cho cán bộ coi thi an toàn, khỏe mạnh. Tuyệt đối không tổ chức nấu ăn trong trường thi.
Theo Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh tự thi THPT quốc gia năm 2016 là 887.396 (giảm 118.258 thí sinh so với năm 2015). Số thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT là 286.129, đạt tỷ lệ 32% (năm 2015 là 28%).
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra từ ngày 1 đến 4/7, với 8 môn thi, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm.
Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn. Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cả nước có 120 cụm thi, gồm 70 cụm thi do các trường đại học chủ trì và 50 cụm thi do các Sở GD&ĐT chủ trì.
Theo Zing
Bộ GD&ĐT thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2016
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết đề thi THPT quốc gia 2016 đã có và đảm bảo không đánh đố thí sinh, không có câu hỏi yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng.
Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra thường vào mùa mưa lũ. Khâu vận chuyển đề thi, bài thi năm nay sẽ được xử lý như thế nào trong những tình huống thời tiết không thuận lợi?
Năm nay, đề thi được Bộ GD&ĐT làm sớm hơn 3 ngày so với những mùa thi trước. Do đó, các cụm thi có thể tùy thuộc vào tình hình đường sá đi lại, thời tiết để vận chuyển như các điểm thi ở xa có thể tùy thuộc vào tình hình cụ thể để nhận sớm, nhận trước đề thi.
Bộ GD&ĐT cũng như các trường ĐH, các địa phương đã lường trước vấn đề này. Đề thi đã được Bộ GD&ĐT giao từ hôm thứ 3 vừa qua, hiện nay các cơ sở đang in sao. Đầu tuần sau sẽ in sao xong có thể giao cho các trường để đảm bảo an toàn cũng như thời gian vận chuyển cho kịp với thời gian thi.
Thí sinh sau giờ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015. Ảnh: Tiền Phong.
- Các trường ĐH chủ trì các cụm thi ở xa sẽ phải vận chuyển bài thi như thế nào, thưa ông?
- Các trường chủ trì cụm thi đã có phương án cụ thể. Họ có thể vận chuyển bài thi từng môn về trụ sở chính của họ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Huế... Quá trình vận chuyển phải có đại diện của Hội đồng thi, lực lượng an ninh để đảm bảo an toàn.
Năm nay, điểm thi Phú Quốc (thuộc huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang) xa nhất, ở ngoài đất liền và ĐH Kiên Giang chủ trì. Trường đã chọn phương án vận chuyển đề thi, bài thi bằng máy bay ra đảo và về đất liền để tránh những tác động xấu của thời tiết.
Bộ cũng chỉ đạo ĐH Kiên Giang kiểm tra chặt chẽ kế hoạch vận chuyển, kiểm tra tất cả các khâu chuẩn bị để đảm bảo tuyệt đối an toàn đề thi và bài thi.
Đề thi không đánh đố, học thuộc lòng
- Kỳ thi THPT quốc gia đang đến gần, ông có lưu ý gì đối với các trường chủ trì cụm thi?
"Cấu trúc đề thi năm nay không khác năm 2015, nên các em không phải lo lắng. Chỉ tập trung ôn thi thật tốt. Nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Đề thi năm nay không đánh đố, không có những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng".
Thứ trưởng Bùi Văn Ga
- Năm nay, các cụm thi do các trường ĐH chủ trì được tổ chức rải đều ở tất cả các địa phương. Một số địa phương, một số trường năm nay mới tham gia chủ trì cụm thi, nên với những cụm thi này, Bộ quán triệt theo tinh thần nếu xảy ra vấn đề gì thì báo cáo về Ban chỉ đạo thi để có hướng xử lý.
Lãnh Bộ GD&ĐT vừa qua đi kiểm tra cũng chủ yếu đến các địa phương lần đầu tiên tổ chức các cụm thi để quán triệt theo đúng tinh thần bám sát quy chế. Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy các địa phương đã nắm chắc quy chế và có giải pháp, phương án rất chi tiết để xử lý những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
- Với thí sinh, ông có lưu ý gì, thưa ông?
- Cấu trúc đề thi năm nay không khác năm 2015, nên các em không phải lo lắng. Chỉ tập trung ôn thi thật tốt. Nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Đề thi năm nay không đánh đố, không có những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng. Sau khi có kết quả, các em dựa vào đó cân nhắc chọn ngành, chọn trường phù hợp với sức của mình.
- Dư luận vẫn băn khoăn về công bằng giữa các cụm thi, ông nghĩ sao?
- Các cụm thi dù địa phương chủ trì hay trường ĐH chủ trì đều đảm bảo tính công bằng như nhau. Cụm thi do các trường ĐH chủ trì có các thầy cô ở các sở GD&ĐT cùng tham gia.
Cụm thi địa phương chủ trì cũng có giảng viên các trường ĐH, CĐ tham gia. Nên về nguyên tắc các cụm thi đều có sự phối hợp giữa các trường ĐH và các Sở GD&ĐT.
Đề thi chung như nhau, cách tổ chức như nhau. Việc chấm thi do giảng viên ĐH và giáo viên các trường THPT cùng chấm nên đảm bảo công bằng giữa tất cả các thí sinh.
- Cảm ơn ông.
Theo Hoa Ban/Tiền Phong
Một phần ba thí sinh từ chối thi đại học Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, theo số liệu thống kê ngày 21/6, 32% thí sinh không đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ, 880.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia, giảm 12% so với năm ngoái. Số thí sinh dự thi chỉ để xét...