Nhiều học sinh lớp 6 không có thói quen làm bài tập về nhà

Theo dõi VGT trên

Theo phản ánh của nhiều giáo viên, lứa học sinh tiểu học đầu tiên không chấm điểm theo Thông tư 30 lên lớp 6 năm nay không có thói quen làm bài tập, học bài cũ.

Liên tục bị điểm kém

Nguyễn Thu Hương, học sinh lớp 6A3 một trường THCS ở quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Một tháng nay, con liên tục bị nhiều điểm 1 và 3″. Lý do là năm trước học rất nhàn còn bây giờ phải làm bài kiểm tra thường xuyên. Ngoài học ở trường, về nhà em cũng phải học mà vẫn thấy khó, đặc biệt là môn Toán.

Hương chia sẻ, có hôm kiểm tra 15 phút, cả lớp 28 bạn bị điểm 0, có một bạn đạt điểm 3 là giỏi nhất. “Khi được 3 điểm, về nhà con bị bố đánh vì bảo học dốt”, Hương nói.

Bạn cùng lớp Hương là Trần Bảo Hân cũng cho biết thêm, mấy năm liền con học sinh giỏi mà giờ cũng “ăn” nhiều điểm thấp lắm.

Nhiều học sinh lớp 6 không có thói quen làm bài tập về nhà - Hình 1

Học sinh lớp 6 Trường THCS Lê Lợi (Hà Nội) trong một giờ học. Ảnh: Tiền Phong.

“Đi học về, xem điểm mẹ nghĩ con học dốt nhất lớp mới vậy nhưng thật ra lên lớp 6 học khó hơn rất nhiều, con vẫn chưa quen làm bài kiểm tra, bài tập nhiều như vậy”, Hân nói.

Chị Vũ Thị Thanh Xuân có con học lớp 6 của một trường tại quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, mới vào học chưa đầy 2 tháng mà con liên tiếp bị nhiều điểm dưới 5.

Chị Nguyễn Hà Thu, phụ huynh của một học sinh lớp 6 kể: “Gần một tháng nay, sau giờ học ở trường, gia đình phải liên tục cho con đi học thêm Toán, Ngoại ngữ vì con bị cô giáo phản ánh nhiều quá”.

Theo phụ huynh này, khi không chấm điểm, cha mẹ không biết con đang đứng chỗ nào trong lớp vì cô chỉ xếp loại đạt và không đạt mà cả lớp hiếm có bạn không đạt lắm. Con mình năm nào cũng “đạt” lại được xếp giỏi cuối năm. Không ngờ khi vượt cấp, bài kiểm tra các môn liên tiếp đạt điểm 3, 4 mới thấy lo lắng.

Chị Thu chia sẻ: “Để vực lại tinh thần và khả năng học của con, bố mẹ phải thay nhau nghỉ việc để đưa đón học thêm, rèn giũa con làm bài tập về nhà”.

Video đang HOT

Cô Phan Hoài Thu, giáo viên dạy Toán Trường THCS Lê Lợi (Hà Nội) cho rằng, không riêng môn Toán mà với tất cả các môn học nếu giáo viên chỉ phê chung chung học sinh đạt hay không đạt thì không phản ánh được khả năng của học sinh. Hơn nữa, khi nhận xét, có tình trạng đa số giáo viên sẽ khen, động viên học sinh. Nếu không chấm điểm, bản thân học sinh đã mất sự phấn đấu.

Cô Thu cho rằng, bài kiểm tra môn Toán đầu năm của học sinh lớp 6 ở trường, có lớp đạt 60-70% trên điểm 5, có lớp không đạt tỷ lệ này. Số học sinh đạt điểm 8-9 rất ít, điểm 10 đếm trên đầu ngón tay.

Cô Thu chia sẻ: “Năm nay, các cô vất vả hơn vì phải dành khoảng thời gian hết học kỳ để rèn thói quen làm bài tập về nhà cho học sinh”.

Thiếu kỹ năng làm kiểm tra

Theo nhiều giáo viên dạy khối 6 năm nay, do 1 năm trước đó học theo phương pháp mới nên học sinh quen nếp không làm bài tập về nhà. Trong khi đó việc học theo Thông tư 30 chất lượng hạn chế vì lớp đông học sinh thầy cô không đủ sức nhận xét, kèm cặp được.

“Lớp tôi có 50 học sinh, cô giáo phải làm đủ việc làm sao mà nhận xét kỹ cho từng em được”, cô Huyền giáo viên một trường tiểu học tại huyện Đông Anh, Hà Nội nói.

PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Trường Lương Thế Vinh cho rằng, dù trường xét tuyển đầu vào nhưng cũng nhận thấy chất lượng học sinh năm nay không bằng mọi năm nên ngay từ đầu năm học, trường tổ chức học ôn tập, rèn học sinh vào nếp mất hơn 1 tháng.

Theo ông Cương, Bộ GD&ĐT cũng cần xem lại hiệu quả của việc thực hiện Thông tư 30. Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, khi vượt cấp, chương trình học khác nhau có thể học sinh chưa quen với phương pháp học và dạy mỗi môn học một thầy cô, một yêu cầu mới.

Hiệu trưởng các trường cần hướng dẫn giáo viên ở lớp 6 năm nay có phương pháp cho học sinh tiếp cận, làm quen với chương trình mới, chưa nên vội vàng đánh giá chất lượng học sinh.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng chia sẻ: “ở tiểu học, phần bài tập học sinh được giải quyết ngay ở lớp. Việc chuyển cấp và môi trường học có sự khác biệt đột ngột khiến học sinh chưa thể quen ngay”.

Thầy cô giáo ở trường THCS phải hướng dẫn, giúp đỡ các em thời gian đầu. Riêng về chất lượng, ông Quốc Anh cũng cho rằng, phụ huynh, thầy cô cần có quan điểm đánh giá học sinh bây giờ không chỉ có kiến thức Văn, Toán mà còn có các kỹ năng, phẩm chất khác.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển lại cho rằng: “Nói chất lượng học sinh lớp 6 năm nay kém các năm trước là không đúng”. Ông Hiển khẳng định kiến thức của lứa học sinh lớp 5 lên lớp 6 năm nay không yếu hơn mà có thể là chưa có kỹ năng làm bài kiểm tra!

Theo Minh Hà/Tiền Phong

Giáo dục bây giờ tìm đâu ra học sinh không giỏi

Theo các chuyên gia, cần xem lại cách đào tạo và đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay, bởi một lớp có đến 90% học sinh giỏi nhưng hầu hết vẫn trượt đại học.

Quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đào tạo trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XII, bà Nguyễn Thị Cúc, ủy viên Ban Chấp hành Hội nữ trí thức Việt Nam, ủy viên Thường vụ Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho rằng, Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đổi mới phát triển giáo dục đào tạo.

Vai trò chủ đạo thể hiện cụ thể là công tác quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục nói chung ở tất cả các cấp học. Chất lượng giáo dục ở đây gồm 2 phần, là đội ngũ giáo viên và đào tạo. "Đội ngũ giáo viên phải tốt thì mới có học trò ngoan được. Thầy giáo giỏi mới có học trò giỏi".

Giáo dục bây giờ tìm đâu ra học sinh không giỏi - Hình 1

Bà Nguyễn Thị Cúc, ủy viên Ban Chấp hành Hội nữ trí thức Việt Nam. Ảnh: VOV.

"Khó chấp nhận học sinh giỏi mà vẫn trượt Đại học"

Về đào tạo, trước hết phải có giáo trình, nghĩa là tất cả các chương trình giảng dạy, giáo trình phải được thông qua Nhà nước, phải có sự chỉ đạo từ Trung ương trở xuống.

"Khi có vấn đề gì sai thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm chứ không phải trường nào thích thì đưa ra giáo trình, ngành nào cũng đưa ra được giáo trình rồi khi có lỗi lại đổ tại ngành, cấp đó. Như thời gian vừa qua, có những bài văn, bài thơ trong chương trình rất phản giáo dục, không có tính đạo đức rồi đến việc cờ Tổ quốc cũng nhầm thì đây phải là vấn đề của Trung ương chứ không phải địa phương nữa".

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, chất lượng giáo dục cũng đừng đáng giá qua các kỳ thi, mà chất lượng phải từ các cấp. "Ngày xưa chúng tôi đi học, học sinh giỏi chỉ có vài người, học khá, học trung bình thì nhiều lắm nhưng bây giờ cả lớp học sinh giỏi nhưng đi thi lại trượt gần hết. Chúng ta phải chú trọng chất lượng đào tạo từ dưới lên trên chứ không phải ai cũng giỏi hết, các trường, các cấp lấy thành tích nhưng đến khi thi Đại học, học sinh giỏi lại trượt. Ngay như cháu tôi, học sinh giỏi nhưng trượt Đại học. Chuyện rất vô lý là học sinh giỏi mà trượt Đại học".

Giáo dục bây giờ tìm đâu ra học sinh không giỏi - Hình 2

Giáo dục bây giờ, tìm đâu ra học sinh "không giỏi". Ảnh: VOV.

"Vấn đề cốt lõi là giáo giáo dục mà ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục cũng rất lớn, đến 20% tổng ngân sách Nhà nước. Chúng ta cứ chỉ đạo ở đâu mà không có trục trọng tâm"-Bà Nguyễn Thị Cúc trăn trở.

PGS.TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu Con người và Văn hóa, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cũng cho rằng, dự thảo Văn kiện đánh giá chất lượng đào tạo có tiến bộ là chưa hoàn toàn chính xác. Chất lượng đào tạo có tiến bộ nhất định, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề.

"Thế hệ chúng tôi đi học, học sinh giỏi trong 1 lớp chỉ có 2-3 người và thực sự là những người xuất sắc, nhưng bây giờ 90% số học sinh trong một lớp là học sinh giỏi, còn học sinh khá bây giờ thì giống như cá biệt ngày xưa. Sao lại có cách đánh giá như vậy? Tôi cho đánh giáo giáo dục như vậy là không thực chất. Đề nghị xem lại đánh giá trong lại chất lượng trong giáo dục đào tạo. GD&ĐT có tiến bộ sao vẫn có đến 43 trường không tuyển được đủ sinh viên, có những trường thiếu đến hơn 4.000 sinh viên?"- PGS.TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc nói.

NSND Chu Thúy Quỳnh, Chủ tịch Hội nghệ sĩ múa Việt Nam cũng trăn trở về vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường đang khá bức xúc hiện nay. "Học sinh ở đâu cũng thấy nói tục, chửi bậy. Không hiểu giáo dục đạo đức cho học sinh bây giờ như thế nào?".

Làm thế nào giảm tình trạng chạy trường, chạy lớp?

TS Nguyễn Thị Xuân Thảo, chi hộ nữ trí thức trường Đại học Thương mại cho rằng, để đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29, cần có các giải pháp thiết thực mới thực hiện có hiệu quả. Đối với đào tạo ở bậc phổ thông, cần nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực để giúp cho học sinh không chỉ nắm bắt được các kiến thức khoa học cần thiết mà con giúp học sinh thể hiện được các khả năng tiềm ẩn, rèn luyện tính năng động, sáng tạo và kỹ năng sống.

"Cần thành lập các tiểu ban hoặc hội đồng nghiên cứu một cách toàn diện các chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trên thế giới và triển khai ứng dụng vào Việt Nam một cách phù hợp với điều kiện thực tế nước ta, không ứng dụng một cách máy móc, bê nguyên si và phê phán một cách tùy tiện chương trình, nội dung giáo dục ở Việt Nam hiện nay"- TS Xuân Thảo đề nghị.

Cũng với đó, việc đầu tư cho giáo dục cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh cào bằng và dàn trải. Cần có sự nghiên cứu để đầu tư đúng và dứt điểm đối với từng vấn đề, từng khu vực, từng loại trường.

"Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đối với giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các vùng này. Tuy nhiên, các chính sách này khi triển khai còn nhiều vướng mắc, hạn chế thậm chí còn có những sai phạm. Vì vậy cần bổ sung, sửa đổi để các chính sách này đi vào cuộc sống".

TS Xuân Thảo đề xuất, đối với tuyển sinh đầu cấp các cấp học phổ thông cần có phương thức ổn định vừa đảm bảo được chỉ tiêu tuyển sinh cho phép vừa tránh được sự rối loạn, tiêu cực của mỗi kỳ tuyển sinh. Các địa phương, các tỉnh cần có sự cơ cấu, phân bổ hợp lý đội ngũ giáo viên để tránh trường hợp trường thì có nhiều giáo viên giỏi, có kinh nghiệm còn có trường thì nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm, trình độ hạn chế. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng chạy trường, chạy lớp, giảm bớt áp lực cho các trường".

Theo Minh Hòa/VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Lo cho Kỳ Duyên ở Miss Universe
06:50:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mới về đến cổng thì thấy vợ loạng choạng suýt ngất, tôi sốc không thể tưởng khi thấy người đàn ông này bế vợ mình gọn trong tay

Góc tâm tình

09:42:10 05/11/2024
Cơn ghen tuông trông tôi trỗi dậy. Tôi hùng hổ chạy tới kéo vợ về phía mình. Tôi trừng mình nhìn anh ta. Chẳng ngờ anh ta không sợ, còn một mực nắm lấy tay vợ tôi nói một câu khiến tôi nín lặng.

20 game rộng lớn nhất lịch sử, khám phá trăm tiếng cũng không hết (P1)

Mọt game

09:40:24 05/11/2024
Phần thứ 6 của loạt game Assassin s Creed đưa người chơi đến với vùng biển Caribbean hoang dã, nơi mà con người dường như vẫn chưa khám phá hết vào thế kỷ 15.

Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"

Phim việt

09:18:30 05/11/2024
Hồng đã khiến Tuyết phải trải qua cảm giác thua mà không cần đấu, có đấu cũng không thể thắng khi gửi clip công khai giới tính của Dũng kính cho Tuyết.

Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông

Tin nổi bật

09:15:02 05/11/2024
Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (Pagasa) cho biết hiện bão Yinxing đang cách miền Trung nước này khoảng 735km về phía đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Yinxing 110km/h (cấp 11), giật 135km/h (cấp 13).

EU chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại cả với Mỹ và Trung Quốc

Thế giới

09:10:44 05/11/2024
Đến ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nội dung độc đáo nhất hiện tại, nữ chính diễn xuất "mười điểm không nhưng"

Phim châu á

09:03:38 05/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim hay và xứng đáng nổi tiếng hơn là Người bán hàng cần mẫn (tựa Anh: A vitruous business ).

Loạt ảnh chưa từng công bố của Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

08:59:36 05/11/2024
Phạm Băng Băng khiến người xem phải đứng hình trước nhan sắc kinh diễm, hoa cười nguyệt thẹn trong tạo hình cổ trang màu hồng cực kỳ nổi bật.

Sao Việt 5/11: Tấn Minh kỷ niệm 20 năm kết hôn, Khánh Vân chụp ảnh cưới gợi cảm

Sao việt

08:55:09 05/11/2024
Vợ chồng NSND Tấn Minh - Thu Huyền kỷ niệm 20 năm kết hôn bên hai con trai, Hoa hậu Khánh Vân phá cách trong bộ ảnh cưới quyến rũ.

Chia sẻ lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu, bạn trẻ khen đây là "điểm đến có vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc của thế giới"

Du lịch

08:20:53 05/11/2024
Lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu của bạn trẻ này vô cùng chi tiết nên thông tin khá nhiều, ai lần đầu đi săn lúa chín nơi đây mà kiên trì đọc hết hẳn sẽ thu nạp được nhiều điều bổ ích.

Bị cáo Trương Huệ Vân xin tòa trả lại tài sản riêng của chồng

Pháp luật

08:18:19 05/11/2024
Cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan là Trương Huệ Vân xin được nhận lại tài sản đang bị kê biên, trong đó có tài sản riêng của hai vợ chồng, chứ không phải của bị cáo Lan.

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Nhạc việt

08:13:42 05/11/2024
Ca sĩ Ý Lan sẽ góp mặt trong đêm nhạc Giai nhân 2 của ca sĩ Ngọc Châm nhằm tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam.