Nhiều học sinh cuối cấp “học không ngẩng mặt lên được” dịp Tết
Tết là thời điểm người lớn được nghỉ làm, sinh viên, học sinh được nghỉ học để cả gia đình có những ngày đoàn tụ, nghỉ ngơi sau một năm vất vả.
Song, với nhiều học sinh năm cuối cấp, Tết không phải là thời gian được nghỉ, mà là thời gian “vắt kiệt sức để học”.
Nhiều học sinh năm cuối cấp “không có Tết” vì lượng bài tập quá nhiều. Ảnh minh họa
Dù đã là ngày cuối cùng của năm Tân Sửu, dù đã được nghỉ Tết vài ngày, thế nhưng M.Khanh ( học sinh lớp 9, Nam Định) chưa được bước chân ra khỏi nhà. Nhà ông bà ngoại cách vài cây số, các anh chị em họ từ Hà Nội về ăn Tết gọi Khanh đến chơi nhưng em không thể đi được.
Khanh không dám rời chiếc bàn học của mình chỉ trừ những lúc ăn cơm, tắm rửa. Không phải em tự tạo áp lực cho mình mà chăm chỉ đến vậy. Em cũng muốn được vui chơi, nghỉ ngơi như mọi người. Em cũng thèm được đến nhà ông bà ngoại để gặp các anh chị em. Em cũng thèm được cùng bố mẹ về quê để chúc Tết họ hàng nhưng em không dám rời bàn học vì bài vở cô giáo giao quá nhiều.
Nếu cô giao một tập đề và ra Tết nộp cho cô thì em vẫn có ngày nọ ngày kia để xoay sở. Đằng này, cô giao theo ngày. Mỗi ngày, số bài tập em phải làm ra vở khoảng mấy chục trang và không có chuyện nộp trễ. Thế nên, sáng nào em cũng phải dậy sớm để làm, và làm đến tận 12 giờ đêm mới xong. Có những hôm, em phát khóc vì bài tập quá nhiều, làm mãi không xong.
Nhiều học sinh lớp 12 học như “không có Tết” để chuẩn bị cho kỳ thi THPT năm 2022. Ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Nhìn thấy con phờ phạc vì học, không được cảm nhận Tết là thế nào, chị Thu Huyền (mẹ của Khanh) rất thương con. “Nghe con nói, từ mùng 1 Tết, các con được cô giáo “ưu tiên” hơn, 2 ngày mới nộp bài 1 lần, nhưng số bài chắc chắn không ít hơn, tôi biết chắc Tết của con lại quay cuồng với việc học. Kỳ thi vào lớp 10 căng thẳng nhưng tôi vẫn muốn con được nghỉ ngơi, ăn Tết cùng gia đình chứ không phải “học không ngẩng mặt lên được” như bây giờ”, chị Thu Huyền chia sẻ.
Chuẩn bị cho kỳ thi đại học nên Tết này N.Minh (lớp 12, trường THPT Quang Trung – Đống Đa, Hà Nội) cũng tình nguyện “bám trụ” ở Hà Nội để “cày”. Áp lực từ kỳ thi một phần, phần quan trọng là các giáo viên dạy thêm tranh thủ dạy học sinh xuyên Tết.
“Từ hôm nghỉ Tết đến giờ, hôm nào em cũng phải học online 3 ca, mỗi ca 2-3 tiếng. Chỉ riêng học các thầy thôi em đã không có thời gian để đi đâu. Em không biết không khí Tết bên ngoài thế nào. Gia đình rủ em đi ăn tất niên nhà họ hàng em cũng phải từ chối. Em cũng từ chối cả chuyến du lịch thường niên vào dịp Tết cùng gia đình. Thực sự, em cũng muốn được ra ngoài ngắm phố phường, cùng bạn bè dạo phố nhưng lịch học ngày Tết kín mít chẳng khác ngày thường khiến em học suốt ngày. Học sinh năm cuối, em cũng xác định là vất vả hơn nhưng không nghĩ phải học tới mức “không có Tết” thế này”, N.Minh cho biết.
Trường học sẵn sàng đón học sinh
Hơn 1.500 trường học được trưng dụng trong công tác chống dịch đã được bàn giao. Hiện các trường đang gấp rút vệ sinh, sửa chữa, lên kế hoạch đón học sinh trở lại khi được cho phép.
Ngày 16-11, UBND TP.HCM đã ra quyết định quy định tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn TP.HCM.
Trong đó, quy định đối với hoạt động của cơ quan, công sở, giao thông, giáo dục thuộc địa bàn cấp độ dịch 1, 2 sẽ được hoạt động, đối với địa bàn cấp độ dịch 3, 4 sẽ hoạt động hạn chế.
Mong sớm đượ c đ ến trường
Sau gần ba tháng phải học online, việc sớm trở lại trường là niềm mong mỏi của các học sinh (HS).
Đây là năm cuối cấp nên Nguyễn Phương Trang, HS lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, lo lắng nếu việc học online cứ kéo dài. Dù đã rất cố gắng và tự giác trong việc học nhưng Phương Trang thấy hiệu quả của hình thức này không thể bằng học trực tiếp.
"Hiện TP đã bước vào giai đoạn sống chung với dịch, không chỉ người dân, HS đều phải chống dịch trên tinh thần chủ động. Chúng em cũng sắp sửa được tiêm vaccine mũi 2, đây là một trong những điều kiện quan trọng cho việc đi học lại. Chỉ có đến trường, chúng em mới có thể được truyền thụ kiến thức đầy đủ để chuẩn bị cho những kỳ thi sắp tới" - Phương Trang bộc bạch.
Đồng quan điểm, Lê Minh Duy, HS lớp 9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, bày tỏ: "Em là HS cuối cấp, số lượng kiến thức và nội dung cần tiếp thu nhiều gấp đôi năm trước. Tuy nhiên, việc học trực tuyến có nhiều hạn chế. Vì vậy, em mong sớm được đến trường để có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn".
ThS Lê Trung Thu Hằng, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, cho rằng việc tổ chức cho HS đi học lại nên áp dụng cho các HS khối 9, 12 trước để thăm dò tình hình và kiểm soát an toàn ban đầu. Vì việc học trực tuyến quá lâu sẽ khó đảm bảo kiến thức cho HS trước các kỳ thi quan trọng.
"Khi vừa đi học lại, giáo viên không nên tạo áp lực cho các em bằng bài kiểm tra trực tiếp ngay. Vì đó là những áp lực vô hình sau những ngày học online, các em đều sợ. Thầy cô hãy nắm bắt tâm lý các em bằng các kỹ năng sư phạm và dành thời gian chia sẻ, động viên các em" - cô Hằng nói.
Trường THCS Minh Đức, quận 1 gấp rút sửa chữa để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường. Ảnh: LN
Gấp rút sửa chữa, lên phương án đón học sinh
Theo thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, có hơn 1.500 trường học được trưng dụng để phòng chống dịch. Đến thời điểm này, đa số trường đều đã được trao trả để chuẩn bị đón HS. Các trường đều gấp rút vệ sinh, chỉnh trang phòng học để tổ chức học trực tiếp khi được cho phép.
Các phòng học của Trường THCS Thông Tây Hội, quận Gò Vấp được trao trả ngày 27-10, khuôn viên trường và bên ngoài các phòng học cơ bản nguyên trạng nhưng bên trong bị hư hỏng nhiều chỗ. Ở nhiều phòng học, tường bẩn, điện hư. Khu nhà vệ sinh xuống cấp nhiều nhất.
Bà Lê Thị Tuyết Như, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết ngay sau khi được bàn giao, trường thực hiện vệ sinh, sát khuẩn, kiểm tra từng phòng để đánh giá mức độ hư hỏng và lên phương án tu bổ. Đến hôm nay, việc sửa chữa vẫn chưa hoàn tất.
"Nếu học tập trung, tôi nghĩ nên để HS khối 9 đi học trước để nắm tình hình. Đối với những lớp đông thì chia đôi để đảm bảo giãn cách, thời gian đầu không tổ chức các hoạt động ngoài trời" - bà Như nói.
Tương tự, Trường THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận hết thời gian trưng dụng làm bệnh viện dã chiến từ ngày 2-11. UBND quận cho đội ngũ xuống vệ sinh, xịt khuẩn hai lần, kiểm tra các hạng mục hư hỏng và khẩn trương sửa chữa để đảm bảo an toàn khi HS đi học trở lại.
Ông Trần Công Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay 47 phòng học đều được trưng dụng làm phòng điều trị. Sở đã có chủ trương sơn mới lại toàn bộ và trường đang tiến hành. Dự kiến cuối tháng này, mọi việc sẽ hoàn tất.
"Việc cho HS trở lại trường trong tình hình hiện nay là hợp lý. Nếu đi học trở lại, khối 12 sẽ đi học trước. Nhà trường sẽ thực hiện chia lớp để đảm bảo giãn cách. Bên cạnh đó vẫn duy trì học trực tuyến cho khối 12, 11 và 10. Nếu tình hình ổn, khoảng một tuần sau sẽ triển khai cho cả ba khối cùng học trực tiếp" - ông Tuấn nói.
"Tôi mong rằng các em sẽ được đến trường trước khi thi cuối kỳ. Bởi việc kiểm tra online dù trường có thực hiện nhiều giải pháp, HS có tự giác vẫn khó có thể đánh giá được sự chính xác và công bằng một cách tuyệt đối" - ông Tuấn nói thêm.
Ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie cho biết: "Sau khi các em tiêm xong mũi 2, trường sẽ thực hiện vệ sinh, phun khử khuẩn một lần nữa. Theo quan điểm của tôi, HS khối 12 sẽ được ưu tiên đi học trước. Nhà trường sẽ chia đôi lớp học, mở nhiều cổng để đón các em. Chúng tôi sẽ triển khai tất cả biện pháp để đảm bảo an toàn cho các em".
Dự kiến ngày 10-12, học sinh khối 9, 12 đến trường
Cuối tuần qua, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT và các sở, ngành có liên quan về kế hoạch năm học 2021-2022.
Chủ tịch TP yêu cầu Sở GD&ĐT khẩn trương hoàn thiện, bổ sung kế hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp. Kế hoạch này phải được triển khai đến các sở, ngành có liên quan và Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa phương để có sự đồng bộ và thống nhất khi thực hiện.
Các trường phải có quy trình xử lý các tình huống xảy ra khi HS đi học trở lại. Quy trình này địa phương phải nắm để có sự phối hợp đồng bộ, đạt hiệu quả cao.
Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu nghiên cứu mở cửa thí điểm đối với các trường mầm non. Đối với bậc học này, cần phải tìm hiểu kỹ về cơ sở vật chất, các điều kiện an toàn và đặc biệt phải có sự đồng thuận của phụ huynh. Khi mở cửa phải có quy định chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức thận trọng và kiểm tra thường xuyên.
Cập nhật lịch đi học lại 2021 MỚI NHẤT: Hơn 23 tỉnh thành dừng khai giảng, dời lịch đến giữa tháng 9 Trong những ngày qua, nhiều địa phương đã quyết định dời lịch đi học lại, cho học sinh tựu trường và khai giảng muộn hơn 1-2 tuần so với dự kiến. Vào cuối tháng 8, hàng loạt địa phương đã thay đổi lịch tựu trường và khai giảng, lùi lại lịch đi học lại của học sinh. Bên cạnh những địa phương cho...