Nhiều học sinh bị thầy giáo 50 tuổi quấy rối, sờ soạng
Theo bà Tôn Nữ Ái Phương, nhiều học sinh nhỏ (trong đó có bé gái mới 10 tuổi) thường xuyên bị thầy giáo trên 50 tuổi quấy rối, sờ soạng.
Mới đây, tại TP.HCM, Cơ quan Liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức hội thảo tham vấn về Chương trình can thiệp thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái.
Tham gia hội thảo có sự góp mặt nhiều đại biểu cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực công tác xã hội.
Câu chuyện được bà Tôn Nữ Ái Phương (khoa Xã hội học, Công tác xã hội, Đông Nam Á, ĐH Mở TP.HCM) kể lại thu hút sự chú ý của đông đảo những người có mặt trong hội trường.
Bà Phương cho biết một sinh viên đã kể cho bà nghe chuyện một thầy giáo trên 50 tuổi thường xuyên quấy rối, sờ soạng những em học sinh nhỏ, trong đó có bé gái mới 10 tuổi.
Quang cảnh hội thảo được tổ chức tại TP.HCM.
Sinh viên này đã tiếp cận bé gái nhưng em sợ hãi và không dám nói cho người thân biết. Cô cũng lúng túng không biết nên xử lý như thế nào.
Biết chuyện, nữ giảng viên khuyên gia đình tố cáo hành vi này, đồng thời tác động để chính quyền địa phương làm việc với kẻ quấy rối. Tuy nhiên, thầy giáo sau đó đã đưa mẹ già hơn 70 tuổi đến nhà nạn nhân năn nỉ, thương lượng bỏ qua.
Một phần để bảo vệ danh dự cho gia đình, một phần vì lời cầu xin khẩn thiết của thầy giáo, gia đình nạn nhân đã quyết định rút lại đơn tố cáo. Công an phường vì thế cũng không còn cách nào để giải quyết.
Video đang HOT
“ Pháp luật cần lấp đầy những khoảng trống trong vấn đề xử lý tình trạng này. Ngay cả khi nạn nhân rút đơn khiếu nại, tố cáo cũng cần phải có cơ chế xử lý các đối tượng quấy rối”, bà Phương nhấn mạnh.
Bà Phương chia sẻ thêm bà đã trực tiếp tìm đến nhiều khu nhà trọ và biết được nhiều bé gái cũng trở thành nạn nhân bị quấy rối, xâm hại tình dục. Tuy nhiên, các gia đình này không đăng ký trạm trú tại địa phương nên chính quyền không thể quản lý và có biện pháp can thiệp.
Nữ giảng viên Đại học Mở TP.HCM thẳng thắn cho rằng cơ chế phối hợp giữa các ngành chức năng còn lỏng lẻo nên người dân chưa lên tiếng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, có thể địa phương cho rằng vấn đề không nghiêm trọng và cần phải giữ điểm thi đua nên họ cho chìm xuồng luôn.
“Chương trình này cần có sự tham gia của nhiều ngành chức năng, đặc biệt là ngành LĐ-TB-XH cần tác động để những khoảng trống trong chính sách phải được điều chỉnh, để bảo vệ an toàn cho phụ nữ và các bé gái”, bà Phương nói.
Ngoài ra, trong hội thảo, UN Women cũng công bố một báo cáo cứu mới đây cho thấy người chuyển giới ở TP.HCM là những người đặc biệt dễ bị bạo lực tình dục, bị ruồng bỏ và làm nhục do định kiến xã hội còn nặng nề.
Đặc biệt, tình trạng này xảy ra tương đối phổ biến nhưng các nạn nhân thường im lặng, không dám lên tiếng vì tâm lý lo sợ.
Bên cạnh đó, tình trạng quấy rối, lạm dụng tình dục, động chạm vào các phần nhạy cảm của phụ nữ khi đi trên phương tiện công cộng như xe buýt cũng được chia sẻ.
Rất bức xúc trước tình trạng trên nhưng nhiều người chọn cách im lặng vì sợ gặp rắc rối, sợ bị trả thù. Một số khác thì không biết báo cho tài xế như thế nào, không biết báo cho cơ quan nào để kẻ xấu bị xử lý.
Theo Hà Đông/ Báo Đất Việt
Hướng nghiệp và... tự tử
Hai khái niệm tưởng như cách nhau xa lắc chẳng thể có liên quan nào dù chỉ là liên tưởng vu vơ nhất.
Một là để mở đầu cho cuộc đời dài lâu, một là để kết thúc nó thật chóng vánh. Sao vừa khởi đầu lại vội vàng kết thúc đau lòng. Vậy mà chúng gần đây xuất hiện như một cặp sinh đối ngẫu trên các trang chuyên mục của nhiều tờ báo: Mục tuyển sinh năm 2016 tới hoặc mục GD&ĐT hoặc mục kỹ năng sống.
Hướng nghiệp luôn là vấn đề đau đầu của mỗi gia đình và cả xã hội.
Tuần rồi đã bắt đầu bán, tặng các cẩm nang tuyển sinh, mở màn các ngày hội tuyển sinh. Các trường nghề, cao đẳng và đại học đăng ký các gian hàng của mình để chào bán, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ GD&ĐT tới các "thượng đế tiềm năng" là khoảng một triệu học sinh cùng hơn hai triệu phụ huynh của họ (giả định rằng em nào cũng có cha và mẹ thực tế - Bởi trên khai sinh và về mặt sinh học thì em nào cũng đủ cả!).
Nghe hơi tàn bạo, cái tàn bạo lạnh lùng của kinh tế thị trường nhưng nghĩ vậy thiết thực và cụ thể hơn các khẩu hiệu chung chung: Tiên học gì hậu học gì? Tất cả vì con em chung của cả nước! Các triết lý suông về giáo dục khai phóng hay công cụ hóa con người cùng những sơ đồ xanh đỏ các khung bậc đào tạo, phân luồng tầm nhìn đến tận 2035.
2-3 năm học nghề/cao đẳng, 3-4 năm đại học, 2 năm thạc sĩ, 3-4 năm tiến sĩ còn hậu tiến sĩ thì tùy. Đoạn này của cuộc đời với mỗi em dài từ 2 tới 13 năm chứ không ít. Ra đi làm trẻ nhất là 18 tuổi và già nhất là trên 30. Một lợi thế lớn là về dân số học Việt Nam đang có tỷ lệ vàng đến 60% trong độ tuổi dưới 30. Có tới 2 người đi làm để nuôi một người chưa/không đi làm.
Điều đó khiến cho chất lượng học hành, cơ cấu ngành học, thời gian học của mỗi người trẻ trở thành quốc gia đại sự thường trực số một. Thầy designer uy tín N.T.P.Đ, làm việc và giảng dạy design ở Việt Nam và Mỹ nói với các thí sinh "phân luồng năng khiếu" rằng: Năng khiếu ở hướng này hay hướng khác hầu như ai cũng có. Quan trọng nhưng phải có đam mê. Đam mê rồi cũng chưa đủ. Không phải ai có tai nhạc, mê nhạc, có mắt mỹ thuật, mê vẽ đều (có thể/ nên) thành nhạc/ họa sĩ.
Design là cụm ngành nghề mênh mông, nóng hổi nhất của thời đại phải có kiến thức liên ngành, tích hợp tự nhiên, nhân văn, xã hội và nhất là óc thực tế.
Bạn định học design ư? Nó gồm hàng trăm chuyên môn bạn định làm cái gì cụ thể: Bao bì, quảng cáo design sản phẩm to như cái tàu bay, cái ô tô hay nhỏ như đồ chơi cái thìa đôi đũa... Ai, ở đâu người ta có thể dạy bạn tốt nhất và ai ở đâu người ta sẽ cho bạn việc làm hay bạn có thể khởi nghiệm sau 5 năm nữa? Bạn sẽ phải đầu tư cho khóa học này bao nhiêu tiền, khả năng "thu hồi vốn" sau mấy năm...
Bạn sẽ lập một danh mục hàng trăm câu hỏi và cố đưa ra những câu trả lời cụ thể nhất, phải có mấy bản như vậy để so sánh lợi thế trước khi quyết định chọn ngành mình sẽ theo học. Song tiền và công sức chưa đáng quý bằng thời gian vài năm hay một thập kỷ bạn sẽ "chi" cho quá trình học nghề này. Đó là những năm tháng tươi đẹp nhất của một đời người, thời gian quyết định nhất hình thành con người chính bạn. Thành công hay thất bại chưa chắc đã quan trọng bằng những trải nghiệm, sự trưởng thành và những niềm hạnh phúc trong quãng thời gian đó...
Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm và mức thu nhập là thước đo đầu tiên của một trường tốt. Nghe ù tai đấy nhưng bạn còn phải trông vào may rủi nữa. Tình hình là các trường chưa thể đảm bảo chất lượng đào tạo, không đáp ứng được yêu cầu thực tế kinh tế xã hội luôn luôn biến động và bạn cũng không có thông tin dự báo về chỗ làm việc của các ngành nghề trên thị trường lao động...
80% các bạn hết THPT khó có thể nói cụ thể bạn muốn học ngành nào, theo nghiệp gì, gọi tên ham muốn sở thích của mình ở tuổi 16-18 không dễ, nhiều khi thành khổ sở vô vọng. Bạn không thể design (thiết kế) quãng đời đẹp nhất của mình! Số phận sẽ design nó và bạn phải chấp nhận thách thức, dũng cảm vui sống thôi!
Tôi không tin vào con số hơn 16% học sinh muốn tự tử và 20% học sinh có bệnh lý tâm thần vì nó quá sốc, quá lớn so với cảm nhận trực tiếp của một người dạy học, gần sát với các em.
Tự tử tất nhiên có lý do trực tiếp từ tâm thần. Đạo Ki-tô cấm tự tử dù thực tế khó ngăn được. Ở Nhật từng có tục tự mổ bụng của Samurai và tục người già lên núi chết để đỡ gánh nặng cho con cái. Ở Hàn Quốc hiện có các cuộc vận động chống nạn tự tử của người trẻ.
Có nhiều loại tự tử: vì ý chí cực đoan như quân cảm tử, khủng bố tự sát, tử đạo, vì mất danh dự như cách doanh nhân thua lỗ nhảy lầu, quan chức tham nhũng bị tù tội, những tội đồ đại ác muốn chấm dứt tội lỗi của mình, tự tử vì tình và vì tuyệt vọng trong các mối quan hệ gia đình xã hội.
"Nạn tự tử" trong học sinh sinh viên thuộc loại sau cùng. Có vài em tự tử vì bố mẹ gây áp lực áp đặt hướng nghiệp, kỳ vọng quá lớn vào con. Có vài vụ vì bị bôi xấu trên mạng, bị bắt nạt, bạo lực gia đình học đường...
Tuy con số thực tế chắc nhỏ hơn rất nhiều so với con số điều tra nêu trên bởi từ ý định tự tử đến hành vi tự tử là khá xa. Cái nguy là độ tuổi có khuynh hướng tự tử cao nhất cũng là độ tuổi bình minh của đời người hướng nghiệp, khởi nghiệp dưới 30 nên trách nhiệm của cha mẹ, nhà trường, y tế và xã hội đối với cụm vần để hướng nghiệp, khởi nghiệp - tự tử là lớn và sẽ ngày càng quan trọng ở nước ta.
Theo Nguyễn Bình Quân/Lao Động
'Hội chứng con vịt' Trước căng thẳng, dồn ép của áp lực học tập, nhiều học sinh phải nỗ lực, đấu tranh với chính mình, rồi dằn vặt, tổn thương tâm lý, xuất hiện ý nghĩ tự sát, giải thoát âm thầm. Con vịt bơi trên mặt nước có vẻ thảnh thơi, nhưng bên dưới đôi chân nó phải đạp liên hồi thì mới có thể nổi...