Nhiều hồ thủy điện ở Thừa Thiên – Huế điều tiết xả nước
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, nhiều chủ hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh sẽ chủ động điều tiết xả nước ngay trong tối 11/9, nhằm chủ động ứng phó với bão số 5.
Thủy điện A Lưới (Thừa Thiên – Huế). Ảnh tư liệu: Hồ Cầu/TTXVN
Theo đó, hồ thủy điện Thượng Nhật (ở huyện Nam Đông) dự kiến sẽ xả từ 50 – 700 m3/giây, bắt đầu từ 21 giờ; Nhà máy Thủy điện A Lưới vận hành điều tiết về hạ du với lưu lượng tăng dần đến 2.000 m3/giây, đập A Lin B3 điều tiết tăng dần 800 m3/giây bắt đầu từ 18 giờ tùy theo diễn biến tình hình mưa lũ.
Lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, hiện nay mực nước các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đang ở mức thấp và đảm bảo an toàn, sẵn sàng, chuẩn bị đón lũ. Tuy nhiên, dự báo từ ngày 11 – 13/9, trên địa bàn Thừa Thiên – Huế có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng với tổng lượng mưa khoảng 150 – 300mm, có nơi trên 400mm, cần đề phòng ngập úng cục bộ, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều nơi.
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của bão số 5, trong ngày 11/9, mưa lớn kết hợp với gió to đã làm hơn 20 ngôi nhà của người dân trên địa bàn huyện Phong Điền bị tốc mái. Chính quyền địa phương nhanh chóng huy động lực lượng tại chỗ để hỗ trợ người dân khắc phục lập lại mái để có nơi tránh trú an toàn.
Từ 21 giờ ngày 11/9, Thừa Thiên – Huế yêu cầu người dân huyện Phú Lộc và Nam Đông không đi ra đường, những địa phương khác tiếp tục hạn chế người dân ra đường cho đến khi có thông báo mới. Đến thời điểm hiện tại, địa phương đã sơ tán hơn 4.000 hộ dân, với khoảng 11.000 người ở các vùng nguy hiểm đến vị trí an toàn để tránh bão số 5, trong đó phần lớn là sơ tán xen ghép.
Hỗ trợ người dân tiêu thụ na La Hiên
Tại tỉnh Thái Nguyên, quả na thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Hiện nay, người trồng na đang bước vào vụ thu hoạch trong khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, do vậy, tỉnh Thái Nguyên đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cho người dân.
Sản phẩm Na La Hiên được bán chủ yếu tại các thị trường như Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc...
Huyện Võ Nhai là "thủ phủ" của cây na trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với diện tích gần 500 ha, sản lượng hàng năm đạt 4.500 tấn. Đặc biệt, cây na của huyện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu tập thể "Na La Hiên"; năm 2020 sản phẩm na La Hiên đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Gia đình chị Vi Thị Thiện, xóm Xuân Hòa, xã La Hiên trồng hơn 2.500 m2 na theo quy trình VietGAP. Năm nay, thời tiết thuận lợi, chăm bón tốt nên na được mùa, quả to đều, mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đến thời điểm hiện tại việc tiêu thụ na chủ yếu vẫn là thị trường nội tỉnh.
Chị Thiện chia sẻ, mọi năm vào đầu mỗi vụ na, các thương lái từ các tỉnh, thành như: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh... về tận vườn đặt mua, mỗi ngày người trồng na có thể tiêu thụ được hàng chục tấn na. Nhưng năm nay, thương lái các tỉnh chưa thấy về nên na mới chỉ tiêu thụ được trong tỉnh Thái Nguyên với số lượng ít. Mới là đầu vụ nên na chưa chín rộ, khoảng hai tuần nữa vào chính vụ mà không có thương lái thu mua nhiều thì người trồng na sẽ đối diện nguy cơ thất thu.
Ông Nông Quang Duy, Giám đốc Hợp tác xã Na La Hiên cho biết, lường trước được diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, sản phẩm na cũng như các nông sản khác đều gặp khó khăn về đầu ra. Do vậy, hợp tác xã đang tích cực phối hợp với người dân nhằm tiêu thụ sản phẩm na, thu mua na của người dân để đưa đến các siêu thị, trung tâm thương mại trong tỉnh, các nhà máy, xí nghiệp, sở, ban, ngành. Tuy nhiên sản lượng đạt được còn rất thấp khi na chưa vươn ra được các thị trường chủ lực ngoại tỉnh.
Theo ông Lê Việt Hà, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã La Hiên, huyện Võ Nhai, xã là địa phương có diện tích trồng na lớn nhất tỉnh Thái Nguyên với sản lượng mỗi năm đạt khoảng 3.000 tấn, là cây trồng chủ lực giúp bà con xoá đói giảm nghèo. Vụ na năm nay rơi vào cao điểm dịch COVID-19, các cấp, ngành trong tỉnh đang tích cực cùng xã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân tiêu thụ na.
Na La Hiên nổi tiếng tại tỉnh Thái Nguyên đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể và đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2020.
Tính từ ngày 31/7 đến nay, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ bà con nông dân Võ Nhai tiêu thụ khoảng 1,5 tấn na mỗi ngày thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử và kênh tiêu thụ trực tiếp tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại một số sở, ngành, đơn vị và mở 8 điểm bán hàng trên địa bàn thành phố, thị xã của tỉnh.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng tới việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên đang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các huyện thống kê cụ thể các sản phẩm, sản lượng, thời vụ... để lên phương án hỗ trợ người dân quảng bá, tiêu thụ.
Ông Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên cho biết, riêng đối sản phẩm na, hiện tại Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên đã đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử của tỉnh và một số kênh giao dịch điện tử khác để bán; hỗ trợ 15.000 tem truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh đó, trung tâm đang tích cực kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã làm đầu mối để chung tay tiêu thụ các sản phẩm nông sản cho người dân; đồng thời làm việc trực tiếp với một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn tỉnh để phân phối sản phẩm na nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp khác trong thời gian tới.
Đường ống dẫn nước vào thủy điện A Lưới bị vỡ, hàng trăm hộ dân lo lắng Hàng trăm hộ dân ở huyện A Lưới thấp thỏm lo lắng khi phát hiện đường ống dẫn nước từ hồ thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) về nhà máy để chạy tuabin bị vỡ. Ngày 1/1, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nắm được thông tin đường ống dẫn nước vào nhà máy thủy điện A Lưới bị...