Nhiều giải pháp gỡ khó triển khai dạy học trực tuyến
Sau 3 ngày triển khai dạy và học trực tuyến qua internet tại tỉnh Vĩnh Phúc, học sinh tham gia học đạt tỷ lệ cao ở cả 3 cấp học, nhiều trường có tỷ lệ học sinh tham gia đạt 100%.
Phụ huynh em Trần Quang Minh – lớp 1D Trường Tiểu học Hợp Hòa B – Tam Dương học online cùng con – Ảnh: Minh Thành
Tỉnh Vĩnh Phúc triển khai việc dạy – học trực tuyến kể từ ngày 22/2. Sau 3 ngày triển khai, thống kê của Phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho thấy, học sinh tham gia học ở cấp THPT đạt tỷ lệ 97,96%. Cấp THCS, trung bình toàn tỉnh đạt 82,2%. Trong số 9 huyện, thành phố của tỉnh, khu vực Vĩnh Yên đáp ứng việc học online cao nhất, đạt 95,8%, tiếp đó là khu vực Bình Xuyên 88,3%, Lập Thạch 87,9%… Ở cấp Tiểu học, học sinh tham gia học online đạt trung bình 81,3%.
Trước khi triển khai dạy – học trực tuyến, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã giao phòng Giáo dục Phổ thông, Giáo dục Thường xuyên – chuyên nghiệp thuộc Sở kiểm tra nội dung, chương trình dạy học của các nhà trường; Yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT, Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch học trực tuyến; cùng với Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học trực tuyến và công tác phối hợp với phụ huynh trong quản lý, giám sát học sinh đảm bảo thực hiện mục tiêu kép.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT thành lập tổ kiểm tra công tác triển khai dạy học đối với giáo viên các nhà trường trên toàn tỉnh; theo dõi, thống kê online tình hình triển khai thực hiện tại các nhà trường, tiếp nhận thông tin phản hồi để kịp thời nắm bắt, đánh giá, điều chỉnh phù hợp.
Giờ lên lớp trực tuyến của giáo viên THCS Tích Sơn – TP. Vĩnh Yên. Ảnh Hoài Thu
Ông Trịnh Văn Mừng – Phụ trách Phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc chia sẻ: Học trực tuyến chỉ có hiệu quả khi học sinh đủ khả năng sử dụng công nghệ thông tin, có ý thức tự học. Việc học đồng bộ các môn là rất khó khăn trong việc tổ chức sắp xếp thời khóa biểu, quản lý, khả năng đáp ứng của người học cũng như hạn chế về máy móc, thiết bị học tập trong mỗi gia đình. Vì thế, Sở chỉ đạo tập trung đặc biệt cho học sinh THPT, học sinh chuẩn bị thi chuyển cấp; các trường tính toán sắp xếp thời khóa biểu, kế hoạch dạy học theo thời gian hợp lý, linh hoạt, khuyến khích sáng tạo trong dạy và học của giáo viên, đáp ứng được mục tiêu học tập.
Video đang HOT
Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn trong triển khai dạy – học trực tuyến tại địa phương, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên cho biết: Bình Xuyên hiện có 31/31=100% trường TH, THCS, TH&THCS đủ điều kiện tổ chức dạy học trực tuyến với 8189/8780 = 92,47% học sinh cấp THCS, 13408/14609 = 91,78% học sinh cấp Tiểu học tham gia học trực tuyến.
Đặc biệt, Bình Xuyên là huyên co nhiêu KCN, viêc triên khai day hoc trưc tuyên bên cạnh những thuận lợi như cơ sở vật chất phục vụ dạy học trực tuyến ở nhà trường và gia đình được quan tâm đầu tư hơn; hầu hết giao viên, hoc sinh đa quen vơi hinh thưc day hoc nay; các văn bản chỉ đạo được cập nhật kịp thời… thì vẫn còn một số khó khăn như phần lớn cha mẹ học sinh bận đi làm nên việc phối hợp với phụ huynh để giám sát, quản lý học trực tuyến đối với học sinh còn hạn chế; Hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ nên nhiều khi đường truyền không ổn định làm anh hương đên kê hoach va chât lương day hoc. Nhiêu gia đinh kho khăn không co cac phương tiên cho con hoc trưc tuyên…
Một giờ dạy trực tuyến môn Ngữ Văn tại Trung tâm GDNN-GDTX Vĩnh Tường – nơi có tỷ lệ học sinh tham gia học tập đạt trên 90%. Ảnh: Phan Hoàng
“Để đảm cho việc dạy – học trực tuyến đạt hiệu quả cao, Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên đã chỉ đạo cac trương chuân bi cac điêu kiên cơ sơ vât chât, nhân lưc; Hương dân cac trương xây dưng kê hoach day hoc phu hơp vơi điêu kiên thưc tê cua nha trương; Phôi hơp chăt che giưa giao viên chu nhiêm, giao viên bô môn, phu huynh hoc sinh, cac đoan thê cua trương va cac tô chưc, đoan thê ơ đia phương đê hô trơ, quan ly, giam sat hoc sinh hoc tâp.
Áp dung linh hoat cac hinh thưc day hoc đê đam bao 100% hoc sinh đươc hoc tâp, đươc kiêm tra, đanh gia thương xuyên theo khung kê hoach thơi gian năm hoc va kê hoach giao duc cua nha trương. Đồng thời, Phòng yêu câu cac trương gưi Kê hoach va Thơi khoa biêu day online (kem tai khoan đăng nhâp cua tưng môn) trươc ngay triên khai thưc hiên đê quan ly, giam sat…”- bà Hường cho biết thêm.
Trường THCS Xuân Hòa – Lập Thạch tổ chức cho giáo viên dạy học trực tuyến tại trường. Ảnh: Hà Hậu
Tại huyện Tam Đảo – địa phương có điều kiện kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, ông Lưu Văn Bảo, Trưởng Phòng GD&ĐT chia sẻ về về những khó khăn trong việc dạy học trực tuyến như: Nhiều gia đình còn thiếu thiết bị phục vụ cho việc học của học sinh, chất lượng thiết bị chưa cao nên, một số gia đình còn mải lo làm kinh tế mà chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em mình….
Tuy nhiên, các nhà trường đã phối hợp với gia đình khắc phục những khó khăn, bất cập để việc dạy và học đạt kết quả tốt nhất. Cụ thể, đối với giáo viên có điều kiện dạy học trực tuyến tại nhà thì triển khai ngay tại nhà hoặc có thể đến trường để sử dụng thiết bị dạy học trực tuyến tại trường. Đối với học sinh lớp 1, 2, các em còn chưa thành thạo trong việc sử dụng thiết bị thì giáo viên bố trí dạy vào buổi tối để bố mẹ các em có điều kiện kèm cặp, hướng dẫn. Ngoài ra, Phòng cũng thường xuyên kiểm tra việc dạy trực tuyến của giáo viên qua tài khoản đăng ký trước để công tác dạy – học đạt kết quả cao.
Chỉ được coi là giải pháp tình thế, có nên dừng dạy học trực tuyến?
Nhiều giáo viên, chuyên gia cho rằng, không nên coi dạy học trực tuyến là giải pháp tình thế, cần thay đổi tư duy, cách thức giúp học sinh đạt kết quả học tốt.
Giáo viên một trường tiểu học ở huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) tâm sự, việc dạy, học trực tuyến với học sinh nông thôn khiến giáo viên gặp không ít trở ngại.
Ở nông thôn, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình vẫn còn khó khăn, việc trang bị phương tiện học không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng, đa số các em học trực tuyến qua điện thoại. Việc học thường xuyên bị gián đoạn, thậm chí có những em nghỉ hầu hết các buổi học do bố mẹ đi làm, không sát sao, sắp xếp thời gian ở nhà cho con học trên điện thoại được. Sau khi nghỉ học trực tuyến, chúng tôi đều phải dạy lại, ôn tập cho các em các bài đã dạy trực tuyến.
Bên cạnh đó, một số giáo viên lớn tuổi cũng gặp rào cản về công nghệ trong triển khai dạy học trực tuyến. Việc soạn giáo án, slide bài giảng tốn nhiều thời gian, chưa kể trong quá trình dạy học trực tuyến giáo viên không giao tiếp được trực tiếp với học sinh và khó bao quát hết toàn bộ lớp.
Ngay cả giáo viên dạy học ở thành phố có đủ phương tiện nhưng cũng đều phàn nàn việc dạy học trực tuyến không mang lại kết quả cao, nhất là học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
(Ảnh minh hoạ: W.S)
Cô Nguyễn Ngọc Châm, trường Tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) cho biết, ngoài kiến thức các em cần có sự giao lưu với giáo viên, bạn bè và tiếp thu bằng sự cảm nhận trực tiếp trên lớp học và thực hành. Nhiều khi đang trong lớp học, cô giáo gọi mãi học sinh không thưa, có khi lớp đông ồn ào quá, học sinh giờ tay phát biểu nhưng nói nhỏ quá, cô không nghe rõ.
Theo cô, học trực tuyến rất dễ gây nhàn chán và buồn ngủ với những em nhỏ tuổi như lớp 1, lớp 2, lớp 3. Các em chỉ có thể tập trung được 10 phút đầu tiên khi vào giờ dạy, sau đó đều uể oải, chán nản không muốn học. Nếu COVID-19 còn kéo dài nghỉ còn kéo dài thì chúng ta cần có giải pháp cụ thể hơn để học trực tuyến thực sự có thể thay thế phần nào việc dạy học trên lớp.
"Lâu nay, việc dạy và học trực tuyến vốn được coi là giải pháp tình thế nhằm ứng phó khi học sinh tạm nghỉ tới trường. Chính điều đó đã làm nảy sinh hiện tượng giáo viên dạy đối phó, học sinh cưỡi ngựa xem hoa không đạt được hiệu quả nhất định", cô Châm thẳng thắn chia sẻ.
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, trung tâm HOCMAI (Hà Nội) cho rằng, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là việc quan trọng. Tuy nhiên đó không phải là cây đũa thần có thể áp dụng được với tất cả các đối tượng học sinh để mang lại hiệu quả tuyệt đối. Dạy trực tuyến hiệu quả hay không phụ thuộc vào cách thức chúng ta triển khai ra sao và phân loại cho từng đối tượng như thế nào.
Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2, cách các em chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động trải nghiệm. Do đó, các con cần môi trường học có sự tương tác giữa thầy cô - học trò - bạn bè trong lớp. Hàm lượng kiến thức không lớn nhưng cách tốt nhất để dạy kiến thức cho trẻ là thông qua các hoạt động. Nếu dạy học trực tuyến, chúng ta chưa có nhiều công cụ online để tổ chức các hoạt động giáo dục.
Thêm nữa, với học sinh lớp 1, lớp 2 đang trong quá trình luyện đọc, luyện viết, cần có sự theo dõi, giám sát của giáo viên để đánh giá những điểm chưa tiến bộ mà trực tiếp cầm tay sửa từng nét chữ.
Học sinh học trực tuyến. (Ảnh minh hoạ)
Với các cấp học cao hơn THCS, THPT, đại học thì kiến thức nền các bạn có sẵn, cộng với kĩ năng phân tích, đánh giá và tự tìm hiểu vấn đề cũng được hình thành tốt hơn học sinh tiểu học. Do đó, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy thông qua dạy học trực tuyến để truyền đạt thông tin vẫn có hiệu quả nhất định.
Nếu chúng ta vẫn duy trì cách dạy học trực tuyến cũ như năm trước, sẽ gây ra sự phản kháng và thiếu hiệu quảm sau này có muốn triển khai lại cũng rất khó khăn. Do đó việc dừng dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 1, lớp 2 là hợp lý.
Trước những lo lắng của phụ huynh nếu các con không học trực tuyến trong thời gian nghỉ dịch thì sẽ bị hổng kiến thức, thầy Ngọc cho rằng, việc này các giáo viên sẽ có sự căn chỉnh và bồi dưỡng cho học sinh khi trở lại trường. Chúng ta không cần quá lo lắng.
Vị chuyên gia cho rằng, triển khai học trực tuyến trong đợt dịch COVID-19 vừa qua là tình huống ứng phó, tuy nhiên xét về lâu dài không nên coi đó là giải pháp tình thế, nó là cú hích để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ hơn. Chúng ta cần điều chỉnh ngay những chỗ chưa hiệu quả, bất cập, không để tạo ra ấn tượng xấu cho người học. Nếu học sinh có ấn tượng xấu về học trực tuyến sẽ sinh ra tâm lý phản kháng.
Dạy - học online: Linh hoạt các phương thức Đại diện Bộ GDĐT cho hay tùy từng điều kiện, thiết bị, tùy từng địa phương về việc đảm bảo chất lượng dạy học trực tuyến thì nhà trường, giáo viên sẽ chọn hình thức, mức độ áp dụng phù hợp. Trong đó, có hình thức dạy học trực tuyến bổ trợ song song với quá trình dạy học trực tiếp, dạy học...