Nhiều giải pháp chống tăng giá vé vận tải dịp Tết
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Quyết định về kế hoạch công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, gắn với phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Nhâm Dần năm 2022.
Đáng chú ý, tại kế hoạch này, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra một loạt giải pháp quản lý giá vé dịp Tết.
Kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ, năm 2021, những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh vận tải. Hầu hết doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải đã phải ngừng hoạt động.
Bộ Giao thông Vận tải luôn chủ động và giải quyết những vấn đề thuộc ngành quản lý, kịp thời đôn đốc địa phương, các đơn vị trong ngành thực hiện thống nhất, đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ nhằm từng bước khôi phục hoạt động vận tải phù hợp với phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành các hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết, không để hành khách chậm về quê đón Tết do không có phương tiện vận chuyển và hạn chế các hiện tượng chèn “ép” giá, lợi dụng tăng giá không đúng quy định; chậm chuyến, hủy chuyến trong vận tải hàng không, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan thành lập Ban chỉ đạo vân tải trong dịp Tết của đơn vị; lập danh sách và phân công lãnh đạo, chuyên viên trực trong dịp Tết. Công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp, thường trực 24/24 để tiếp nhận xử lý thông tin liên quan.
Các đơn vị vận tải xây dựng kế hoạch phục vụ vận tải, xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về phòng chống dịch COVID-19, đồng thời đảm bảo đáp ứng kịp thời khi nhu cầu vận tải phát sinh tăng cao, đặc biệt tại các đầu mối giao thông, giải tỏa hành khách và hạn chế tối đa ùn tắc giao thông.
Video đang HOT
“Cần chủ động bán vé trước cho hành khách bằng nhiều hình thức và ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vé. Đồng thời, có biện pháp chống việc đầu cơ, buôn bán vé gây mất trật tự xã hội. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế, hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải; tuân thủ “Thông điệp 5K”, khai báo y tế theo quy định”, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.
Đặc biệt, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải, các loại giá, phí dịch vụ tại bến xe.
Các đơn vị kinh doanh vận tải khách bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải và tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm tại một số địa phương có hiện tượng nhiều “xe dù, bến cóc”, xe quá tải.
“Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện an toàn về hạ tầng, an ninh, trật tự tại các trạm thu phí, chống ùn tắc trên các tuyến quốc lộ, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, các bến xe, bến tàu, nhà ga, các trạm thu phí BOT; chỉ đạo nhà đầu tư BOT mở barie để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc tại trạm thu phí”, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.
Đối với lĩnh vực hàng không, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các cảng vụ hàng không tăng cường kiểm tra, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ đạo các hãng hàng không xây dựng kế hoạch tăng chuyến bay phục vụ trong các ngày cao điểm, bố trí các giờ bay đêm để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trên cơ sở phù hợp với hạ tầng và bảo đảm an toàn bay; điều hành lịch bay hạn chế tối đa việc chậm chuyến, hủy chuyến đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nhâm Dần năm 2022…
Bộ GTVT đề xuất mở lại các chuyến bay quốc tế đến 15 quốc gia, vùng lãnh thổ
Ngày 8/11, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất mở lại các chuyến bay quốc tế theo 3 giai đoạn.
Trong đó, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất bay lại quốc tế đến 15 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bộ Giao thông vận tải đề xuất mở lại các chuyến bay quốc tế đến 15 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Bộ Giao thông vận tải cho hay, từ cuối tháng 3/2020 đến nay, do tác động của dịch COVID-19, toàn bộ các chuyến bay quốc tế đến và đi Việt Nam đều được cấp phép theo hình thức: chiều từ Việt Nam đi được phép chở khách và hàng hóa, chiều vào Việt Nam chỉ được chở hàng và việc chở khách phải được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.
Bên cạnh đó, từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2021 đã có trên 274.000 người nhập cảnh qua đường hàng không, đảm bảo tuân thủ các quy định về nhập cảnh và phòng chống dịch COVID-19. Các hãng hàng không Việt Nam tổ chức hơn 400 chuyến bay "giải cứu" cách ly tại các cơ sở quân đội vận chuyển trên 110.000 công dân về nước và gần 150 chuyến bay theo hình thức công dân tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly (combo) tại khách sạn, xe đón, xét nghiệm... với trên 30.000 công dân.
Đối với chuyến bay quốc tế thường lệ có vận chuyển hành khách đến (được sự cho phép nhập cảnh của các cơ quan có thẩm quyền) và đi từ Việt Nam, hiện chỉ có 19 hãng hàng không nước ngoài và 1 hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đang khai thác.
Các đường bay giữa Việt Nam (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) và 13 quốc gia, vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc), Australia, Pháp, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Qatar, trung bình hơn 130 chuyến bay hàng tuần mỗi chiều. Giai đoạn 9 tháng năm 2021, có xấp xỉ 7.500 chuyến bay quốc tế chở khách 2 chiều với 350.000 lượt hành khách, hệ số ghế trung bình là 13,27%.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, đề xuất nối lại bay quốc tế thường lệ sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không; đồng thời, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, du lịch cho các địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung; đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tuân thủ các quy định về kiểm soát cách ly người nhập cảnh.
Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải đề xuất điều kiện để mở lại bay quốc tế: hành khách nhập cảnh Việt Nam phải có xét nghiệm PCR âm tính với SARSCoV-2 trong 72 giờ; hành khách phải cài đặt và khai báo y tế điện tử, sàng lọc y tế tại cảng hàng không nơi đến...
Đối với các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam sẽ theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 triển khai từ quý I/2022, tổ chức các chuyến bay không yêu cầu phê duyệt danh sách hành khách vào Việt Nam của các cơ quan có thẩm quyền (trừ các yêu cầu về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế). Đối tượng là công dân Việt Nam và người nước ngoài. Thị trường khai thác là 15 nước và vũng lãnh thổ gồm: Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Nga, Anh, Australia.
Đây là các quốc gia, vùng lãnh thổ hiện có tỷ lệ người dân được tiêm đủ liều vaccine cao hơn Việt Nam; đã và đang thực hiện các chuyến bay "combo", chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế và là các thị trường hàng không quan trọng đối với các hãng hàng không Việt Nam. Tần suất khai thác 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên, dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 12.000 người/tuần. Trên cơ sở ý kiến của các địa phương liên quan về khả năng bố trí cơ sở cách ly, tiếp nhận hành khách, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam thực hiện công tác cấp phép bay theo quy định.
Hành khách phải tiêm đủ liều vaccine và thực hiện cách ly tập trung 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, hoặc F0 khỏi bệnh không quá 6 tháng, kèm theo xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định bao gồm chi phí phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly.
Đối với hành khách chưa tiêm đủ liều vaccine và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày: có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập Tuy nhiên, việc triển khai giai đoạn này phải đảm bảo phù hợp với khả năng phòng chống dịch COVID-19 trong nước cũng như kết quả đàm phán, thống nhất với các nước, vùng lãnh thổ về công nhận "hộ chiếu vaccine".
Giai đoạn 2 triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách mang hộ chiếu vaccine từ quý II/2022. Thị trường triển khai thực hiện theo nhu cầu của các hãng hàng không, tần suất 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi hãng hàng không.
Hành khách mang "hộ chiếu vaccine" và thực hiện tự cách ly tại nơi cư trú từ 3 - 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hành khách chưa có hộ chiếu vắc xin cách ly tập trung 14 ngày.
Giai đoạn 3, khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu tuỳ thuộc vào diễn biến dịch và tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam và thế giới. Thị trường và tần suất khai thác sẽ do các hãng hàng không tự quyết định, triển khai từ quý III/2022.
Bộ Giao thông vận tải cũng kiến nghị Chính phủ quyết định thời điểm cụ thể triển khai các giai đoạn thực hiện nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách trên cơ sở báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các chuyến bay hành khách tự trả chi phí cách ly (combo) trong tình hình mới, các chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế tại 7 một số địa phương (Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam) và kết quả thực hiện của từng giai đoạn.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cho hay, đối với các chuyến bay công dân Việt Nam tự trả chi phí cách ly (combo) sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao ban hành. Đối với các chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương (Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam) theo thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành.
Xuất hiện nhiều F0 cộng đồng, Thừa Thiên Huế siết chặt hoạt động từ 7/11 Chiều tối 6/11, tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều chỉnh, giới hạn và thắt chặt hoạt động của một số lĩnh vực trước việc trên địa bàn xuất hiện nhiều ca Covid-19 mới phát sinh trong cộng đồng. Với xu hướng F0 trong cộng đồng đang tăng lên, riêng trong ngày 6/11, Thừa Thiên Huế ghi nhận có 64 ca Covid-19, trong đó,...