Nhiều giải pháp bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vùng khó
Cử tri huyện Thường Xuân, Thanh Hóa đề nghị Bộ GD&ĐT đầu tư xây dựng nhà hiệu bộ, khu bán trú và chế độ nội trú cho các trường THCS bán trú ở huyện miền núi.
Ảnh minh họa/INT
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục, trước hết là trách nhiệm của các địa phương.
Video đang HOT
Để hỗ trợ địa phương khó khăn tăng cường cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình, đề án hỗ trợ cơ sở vật chất như: Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn giai đoạn 2016 – 2020; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025…
Các chương trình, đề án có nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương khó khăn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý và trách nhiệm để địa phương huy động các nguồn lực bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp học.
Bộ GD&ĐT đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa giám sát việc thực hiện các chương trình, đề án tại địa phương, bảo đảm các cấp chính quyền dành kinh phí thỏa đáng để đầu tư cho giáo dục.
Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành đề nghị Chính phủ quan tâm tới các địa phương, nhất là tỉnh vùng núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và các tỉnh còn khó khăn, để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đắk Lắk: Đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong năm học mới
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, các địa phương đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022, đặc biệt trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì công tác phòng, chống dịch và đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên luôn được ưu tiên.
Ảnh minh họa
Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, để chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022, các đơn vị trưởng học đã rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học, ưu tiên các hạng mục công trình như phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, 2, 6; rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt là giáo viên lớp 1, 2 và 6 phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đánh giá tình hình chuẩn bị sách giáo khoa cho năm học mới của học sinh nhằm hướng dẫn phụ huynh học sinh, học sinh trang bị đủ sách giáo khoa phục vụ học tập theo quy định; triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học; chủ động phòng ngừa, đối phó trước tình hình thời tiết, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay; phối hợp với các cơ sở y tế địa phương tổ chức phun thuốc khử khuẩn trường, lớp học, đồ chơi, đồ dùng dạy học... trước khi đón học sinh tựu trường và trước khi khai giảng năm học mới.
Đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đang được trưng dụng khu cách ly tập trung, sau khi các đơn vị giáo dục được bàn giao từ chính quyền địa phương phải khẩn trương tổ chức tổng vệ sinh, phun khử khuẩn, sửa chữa để đảm bảo cơ sở vật chất, an toàn phòng, chống dịch bệnh trước khi bước vào năm học mới.
Cũng theo ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, tỉnh cũng thống nhất tổ chức đón học sinh tựu trường vào ngày 1/9 (kể cả học sinh lớp 1); khai giảng vào ngày 5/9/2021. Tùy tình hình diễn biến dịch bệnh và điều kiện của từng đơn vị, thủ trưởng đơn vị quyết định lựa chọn các hình thức phù hợp để đón học sinh tựu trường và tổ chức khai giảng năm học mới ngắn gọn, trang trọng, ý nghĩa, đảm bảo các điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
"Các đơn vị giáo dục sẽ chủ động xây dựng và triển khai các phương án tổ chức dạy học phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh và điều kiện của đơn vị, địa phương. Trong điều kiện học sinh không thể đến trường do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các đơn vị chủ động tổ chức dạy học bằng các hình thức phù hợp cho học sinh nhằm đảm bảo đầy đủ nội dung, chương trình theo quy định, nhất là hình thức dạy học trực tuyến đã được triển khai trong năm học trước.
Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không có điều kiện dạy học trực tuyến, các nhà trường sẽ áp dụng những phương pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương, đặc biệt giáo viên sẽ đến tận nhà hướng dẫn, giao bài cho học sinh và đảm bảo đầy đủ chương trình dạy học cũng như quyền lợi của học sinh". Ông Phạm Đăng Khoa cho biết thêm.
Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả triển khai chương trình mới Cử tri tỉnh Lào Cai đề nghị: Ảnh minh họa/INT Chính phủ ưu tiên bố trí kinh phí cho các địa phương miền núi, vùng cao kinh phí xây dựng phòng học bộ môn, mua sắm thiết bị tối thiểu phục vụ dạy và học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trách...