Nhiều gia đình vẫn đang ăn loại thịt gây ung thư này mà không biết
Ăn thịt để lâu trong tủ lạnh, dù là để ngăn đông đá, vẫn có thể khiến bạn bị ngộ độc, lâu dần tích tụ thành bệnh mãn tính, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Cuộc sống bận rộn khiến ngày càng nhiều người có thói quen tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh lâu ngày. Rất nhiều bà nội trợ cho hay mình thường xuyên chỉ đi chợ 1 lần cho cả tuần nên việc bảo quản những thực phẩm tươi sống như cá, thịt trong ngăn đông tủ lạnh là không thể thiếu được.
Ăn thịt để quá lâu trong ngăn đông lạnh có nguy cơ gây ngộ độc, thậm chí ung thư.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà có đôi khi, rất nhiều loại thứ đã bị “lãng quên” trong ngăn đông hàng tháng trời. Nhiều người cho rằng điều này chẳng có gì vì “lạnh đóng băng như cục đá thế thì hỏng làm sao được”. Tuy nhiên, nếu biết rằng thói quen ăn uống cực sai lầm này có thể dẫn đến bệnh ung thư thì chắc họ đã không thản nhiên như vậy.
Thực tế, tủ lạnh chỉ có thể ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn chứ không tiêu diệt được chúng. Thời gian lưu trữ thực phẩm đông lạnh càng lâu thì nguy cơ gây mất an toàn dễ gây ngộ độc, hao hụt mất chất dinh dưỡng càng cao.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thịt để trong tủ đá càng lâu sẽ càng hao hụt dinh dưỡng. Do đó, thói quen để thịt lâu đến tận nửa năm thì giá trị của thịt không chỉ hao hụt mà còn dễ phát sinh nhiều bệnh tật khi ăn. Nếu để quá lâu ngày, thịt dễ gây ngộ độc thực phẩm, hoặc người ăn bị đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, lên cơn sốt cao…
Thịt để đông lạnh càng lâu càng mất chất dinh dưỡng và mùi vị.
“Nhiều người vẫn có suy nghĩ cực sai lầm là cho thịt vào tủ lạnh thì hoàn toàn yên tâm chất lượng thịt. Trong thực tế, các vi khuẩn và ký sinh trùng nguyên bản vẫn ở bên trong miếng thịt, dần sản sinh độc tố và xâm nhập vào miếng thịt dù cho chúng ta đã để đông lạnh. Ăn loại thịt này về lâu dài sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Dưới đây là thời gian quy định lưu trữ trong tủ đông có nhiệt độ luôn duy trì ở mức -25 độ C của các loại thực phẩm tươi sống theo tiêu chuẩn VSATTP:
Các loại thịt
Sườn lợn hay thịt lợn dính sườn: 4 – 6 tháng.
Thịt lợn nướng: 4 – 12 tháng.
Thăn bò: 6 – 12 tháng.
Sườn bò: 4 – 6 tháng.
Video đang HOT
Thịt bò nướng: 12 tháng.
Gà nguyên con: 12 tháng.
Gà chia phần: 9 tháng.
Gà nướng: 4 tháng.
Gà tẩm bột chiên: 1 – 3 tháng.
Thịt lợn xay: 3 – 4 tháng.
Lòng phèo, tim gan: 3 – 4 tháng.
Thịt hươu, thịt nai: 3 – 4 tháng.
Thịt lợn muối xông khói: 1 tháng.
Thịt giăm bông: 2 tháng.
Xúc xích: 1 – 2 tháng.
Các món thịt nướng ướp gia vị: 4 – 6 tháng.
Hải sản có thời gian trữ đông ngắn hơn thịt và được khuyên nên ăn càng nhanh càng tốt để khỏi mất chất dinh dưỡng.
Hải sản
Thịt cá lọc xương: 6 tháng.
Cá béo (các loại cá có chứa dầu như cá hồi): 2 – 3 tháng.
Cá đã nấu chín: 4 – 6 tháng.
Cá xông khói: 2 tháng.
Hải sản có vỏ (ngêu, sò, ốc): 2 – 3 tháng.
Mực: 3 – 6 tháng.
Xin lưu ý rằng đây là thời gian bảo quản tối đa của các loại thực phẩm trên trước khi chúng gây ngộ độc cho người dùng, chứ không có nghĩa là chúng vẫn còn nguyên chất dinh dưỡng như lúc còn tươi sống ban đầu.
Và để đáp ứng được thời gian bảo quản dài như vậy thì tất cả các thực phẩm đều phải đáp ứng được điều kiện sơ chế trước khi cho vào đông lạnh như sau:
- Thịt sống phải được làm sạch để ráo nước (hoặc thấm khô) rồi được bọc thật kỹ nhiều lớp để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
- Nếu cho thịt vào ngăn đá cần bọc kín thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt để tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
- Đối với thịt đã nấu chín,
Tại gia đình, hãy ăn hết thực phẩm tươi sống trong vòng 1 tuần, kể cả khi bạn đã bảo quản trong ngăn đông.
Nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp đựng nhỏ và đậy kín nắp.
- Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.
- Kể cả thịt để ngăn đá đều chỉ để trong thời gian nhất định, không nên để lâu. Sau thời gian đó, dù tiếc mấy cũng hãy vứt bỏ để chúng khỏi gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.
- Khi đã rã đông thịt thì bắt buộc phải chế biến hết số thịt, cá đó.
Theo TS. Thịnh, trong điều kiện tại gia đình, chúng ta không nên để thực phẩm tươi sống quá 1 tuần (kể cả trong ngăn đông). Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3-5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat
Làm sao để phòng tránh dịch Corona khi đi chợ dân sinh?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo các biện pháp phòng chống lây nhiễm virus Corona ở các chợ dân sinh đối với người mua lẫn người bán.
Nhiều ngày qua, với tâm lý nhằm hạn chế tụ tập ở đám đông như công viên, chợ..., người dân thường gom hàng, mua thực phẩm tích trữ trong nhiều ngày liền. Tuy nhiên, một số người dân không có điều kiện bảo quản thực phẩm thường đi chợ nhiều lần. Nhằm hạn chế lây nhiễm dịch Corona tại các chợ dân sinh, WHO đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho cả người mua lẫn người bán.
Theo đó, để phòng ngừa lây nhiễm dịch Corona, WHO cho rằng quan trọng nhất là cần giữ tay và đường hô hấp sạch sẽ. Đặc biệt là ở nơi đông người, tiếp xúc trực tiếp qua cầm nắm nhiều.
Cụ thể, với người tiêu dùng khi đi chợ, WHO khuyến cáo những người mua hàng có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để giữ sức khỏe: Người dân cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đụng chạm vào động vật hoặc sản phẩm từ động vật.
Tránh lấy tay sờ trực tiếp vào mắt, mũi, miệng. Tránh tiếp xúc với động vật bị ốm và thực phẩm ôi thiu. Tránh tiếp xúc với động vật đi hoang hoặc dịch và chất tại của chợ.
Sau khi chạm tay vào động vật tươi sống, người bán lẫn người mua cần vệ sinh tay bằng xà phòng và nước sạch. Ảnh: Hạ Quyên
Bên cạnh đó, với những người làm việc, buôn bán tại các khu chợ dân sinh, nhất là buôn bán thực phẩm tươi sống, WHO lưu ý người dân cần thực hiện các lưu ý sau:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đụng chạm vào động vật và các sản phẩm từ động vật.
Tiệt trùng dụng cụ làm việc và khu vực làm việc ít nhất một lần trong ngày.
Mặc trang phục bảo hộ bao gồm bộ quần áo bảo hộ, găng tay, mặt nạ khi xử lý động vật và các sản phẩm của động vật.
Cởi bỏ trang phục bảo hộ sau khi làm việc, giặt găng tay hàng ngày và để trang phục bảo hộ ở nơi làm việc.
Tránh để các thành viên trong gia đình phơi nhiễm với quần áo và ủng bẩn.
Theo PLO
Cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm ngày xuân Mỗi dịp tết đến xuân về, nhu cầu sử dụng thực phẩm trong những ngày này tăng đột biến. Vậy làm sao để lựa chọn được thực phẩm sạch, tươi ngon và bảo quản thực phẩm sao cho an toàn là điều mà mọi người cần biết. Thực phẩm tươi sống Chọn thịt Nếu thịt tươi thì bề mặt khô mịn, không bị...