Nhiều game thủ bỗng nhiên thành tỷ phú nhờ cơn sốt metaverse
Một thế hệ triệu phú đô la mới xuất thân từ game thủ.
Vào thời điểm tháng 11/2019, một token Decentraland (mã giao dịch MANA) chỉ có giá 0,03$. Chớp mắt, con số này đã nhận lên hơn 100 lần. Theo cập nhật trên Coinmarketcap, token Decentraland vừa lập đỉnh vào ngày 31/10 với giá trị giao dịch 3,7$/MANA. Sự bùng nổ không tưởng này đã sản sinh ra một thế hệ triệu phú đô la mới, những người chỉ mới vài năm trước đó vẫn còn là game thủ bình thường.
Được biết, Decentraland ra mắt năm 2017 là một trò chơi thực tế ảo vận hành trên nền tảng blockchain của Ethereum. Trò chơi này về cơ bản là một xã hội thu nhỏ, nơi bạn có thể tạo dựng nhân vật và tham gia vào một xã hội ảo. Bạn có thể mua đất, mua xe, xây nhà, tham gia các sự kiện của trò chơi… Để dễ hình dung, các bạn có thể cảm nhận nó tương tự như The Sim được vận hành trên hệ thống blockchain của Ethereum.
Trong Decentraland, người chơi giao dịch với nhau bằng một loại tiền tệ có tên là MANA. Ở thời điểm đầu, các game thủ của Decentraland sở hữu rất nhiều Mana. Số lượng người có trên 100.000 Mana là không hề hiếm, thậm chí một số game thủ còn có thể tích trữ đến hàng triệu Mana.
Và rồi cơn sốt tiền ảo ập đến. Với việc NFT trở thành xu hướng cực kỳ hot và được giới công nghệ toàn cầu quan tâm, Decentraland cùng MANA đã tăng trưởng một cách ngoạn mục. Từ 0,03$, Mana đã phi mã lên hơn 3,7$ (tăng hơn 12.300%). Mức tăng trưởng không tưởng này đã biến nhiều game thủ Decentraland trở thành triệu phú đôla.
Video đang HOT
Không phải tự nhiên mà MANA lại vào giai đoạn bùng nổ như hiện tại. Việc Facebook đổi tên thành Meta với việc ấp ủ xây dựng một siêu vũ trụ ảo ( metaverse) đã khiến cho cơn sốt game NFT nóng hơn bao giờ hết. Cùng với Decentraland, những tựa game như Sandbox hay Alice cũng được dịp tăng phi mã. Một thế hệ triệu phú đô la mới đã được ra đời. Đây là những người yêu thích game và có được sự nhạy bén về đầu tư tài chính.
Chủ tịch của Axie Infinity thông báo tin buồn với game thủ
Chủ tịch của Axie Infinity: Bây giờ mới bắt đầu chơi Axie thì đã trễ
Đồng sáng lập Aleksander Leonard Larsen chia sẻ rằng, hàng triệu người chơi của Axie Infinity chưa từng sử dụng tiền mã hóa bao giờ, và họ sẽ phải tìm hiểu rất nhiều về chúng trong thời gian tới.
Trong buổi giao lưu về chủ đề siêu vũ trụ (metaverse) với trang Token2049, anh Larsen chia sẻ 50% người chơi hằng ngày của Axie, tương đương với 1 triệu game thủ nói họ không biết sử dụng tiền mã hóa. "Thật sự đã trễ nếu bây giờ các bạn tham gia vào thế giới Axie", anh góp ý. Giống như tình cảnh mọi người đang cố gắng bơi vào bờ, "rất nhiều người đang bị đuối nước mặc dù họ đã cố gắng. Thật sự những người mới sẽ khó có thể nắm bắt được cơ chế của trò chơi này", Larsen nói thêm.
Axie Infinity là trò chơi dựa trên phong cách của game Pokemon khi người chơi sẽ nuôi những con thú, hay còn gọi là Axies và đem chúng đi đánh trận. Những con Axies mà người chơi có, tương ứng với mỗi con sẽ có một mã NFT minh chứng cho quyền sở hữu của chúng ta với con Axies đó. Nhờ vào điều này mà các game thủ có thể đem bán chúng để đổi lấy tiền trên nền tảng chợ của Axie.
Larsen cho biết email của anh luôn đầy ắp tin nhắn yêu cầu hướng dẫn từ những người chơi mới. 25% người chơi còn nói rằng họ không có tài khoản ngân hàng. "Đây là tình cảnh thiếu hụt kiến thức mà chúng tôi đang cố gắng giải quyết".
Tuy nhiên, Larsen rất lạc quan và tin tưởng mọi thứ chắc chắn sẽ tốt hơn. "Chúng tôi luôn có 2 triệu người chơi mỗi ngày, và mặc dù rất khó để hiểu được cơ chế của trò chơi này. Nhưng nếu chúng tôi có thể khiến cho việc tham gia trở nên dễ dàng hơn như việc tặng thú Axies cho người mới? Vậy nên điều mà chúng tôi quan tâm nhất bây giờ là làm sao chúng tôi có thể giải thích cho người chơi cách mà trò chơi này vận hành và cách để họ có thể kiếm được tiền qua thế giới ảo này", anh chia sẻ thêm.
Quyền sở hữu trí tuệ và NFT
Larsen nhấn mạnh việc những nhà sáng tạo ra NFT cần phải giải thích rõ cho những người đang hoặc muốn sở hữu các tài sản NFT về việc sau khi mua, họ có quyền gì với những món hàng đó.
Đơn cử như việc sở hữu bộ ảnh avatar CryptoPunks hoặc những đoạn video ghi điểm nổi tiếng của NBA sẽ có ý nghĩa như thế nào? "Nhiều người tưởng rằng họ có thể tạo ra thứ gì đó từ NFT mà họ đã mua, nhưng tất nhiên là không. Xác định cho cộng đồng biết rằng người mua NFT có thể làm gì với chúng là một vấn đề hệ trọng nhưng lại chưa được mọi người quan tâm đúng mức", Larsen nói thêm
Vượt qua sự cạnh tranh
Larsen cũng chia sẻ Sky Mavis không ngại khi phải cạnh tranh với các studio làm game truyền thống khác. "Họ không giỏi thích nghi với thế giới. Họ luôn sợ mất quyền kiểm soát các tài nguyên phát sinh trong trò chơi như nhân vật, trang phục".
Axie Infinity đã ghi nhận tổng lượng tài sản NFT được giao dịch khoảng 2,2 tỷ USD. Họ thu phí 4,25% trên mỗi giao dịch và đây chính là nguồn tiền nuôi sống đội ngũ studio phát hành. Larsen nhận xét: "Việc cho phép người chơi có thể kiếm tiền trong khi chơi game sẽ giúp game của bạn có thể tồn tại nhiều năm vì bạn không cố gắng 'hút máu' người dùng của mình".
Việc giới truyền thông ngày càng tập trung vào lĩnh vực blockchain khiến cho Larsen tin rằng đây là một cơ hội để xã hội hiểu rõ bản chất và lợi ích của blockchain. Larsen cũng như đội ngũ Axie tin rằng việc giúp cho người mới tham gia kiếm được tiền từ những hiểu biết của họ quan trọng hơn cố gắng thu lợi nhuận trong ngắn hạn.
FIFA đòi tăng tiền bản quyền lên 1 tỷ đô, EA thà xoá sổ luôn cả series bóng đá Liên đoàn FIFA thậm chí còn muốn giới hạn một số quyền lợi của EA về việc dùng thương hiệu FIFA để kiếm tiền. FIFA là một trong những dòng game thành công nhất của Electronic Arts. Cứ mỗi năm là có một phần FIFA mới, và nó đều đạt được doanh số rất ấn tượng. Vì thế nên ai nấy cũng đều...