Nhiều đường dây chạy việc, chạy trường
Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố ba vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến hành vi lừa chạy việc, chạy trường.
Công an tỉnh cũng đang xác minh sáu tin tố giác lừa chạy việc nữa với số bị hại lên đến hơn 100 người.
Những người này đưa tiền cho “cò” nhờ chạy việc vào các ngành công an, giáo viên, nội vụ, ngân hàng… nhưng tiền mất, việc không.
Ông T. (phải) thỏa thuận với bà N. rằng sẽ đưa lại tiền, mong bà N. không tố cáo – Ảnh: Tuổi Trẻ.
100 triệu đồng chạy vào trường công an
Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị này đang thanh tra việc một cán bộ công an bị tố cáo nhận tiền “chạy” vào trường công an nhưng bất thành.
“Ông P.V.T. tường trình mình có nhận tiền một người dân nhờ chạy trúng tuyển vào một trường công an tại TP HCM. Số tiền này được ông T. chuyển cho một người tên Thọ tại TP.HCM nhờ chạy giúp. Người này đã bỏ trốn.
Hiện ông T. đã tự nguyện trả lại 100 triệu đồng cho bị hại. Thanh tra công an tỉnh đang tiếp tục xác minh để có hình thức xử lý” – một lãnh đạo công an tỉnh cho biết.
Trước đó giữa năm 2014, bà T.T.N. (giáo viên tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) có người cháu dự thi vào trường công an tại TP.HCM. Để chắc ăn trúng tuyển, bà N. đã nhờ ông T. “chạy”.
Theo bà N., ông T. yêu cầu bà đưa trước 100 triệu đồng để lo lót, số còn lại sẽ lấy hết khi cháu bà trúng tuyển. Ngày 8/7/2014, người nhà bà N. đã chuyển 100 triệu đồng vào tài khoản của ông T.. Tuy nhiên, sau đó cháu bà N. không trúng tuyển vào trường công an.
Từ đó trở đi, nhiều lần bà N. gọi điện, nhắn tin nhưng ông T. đều không trả lời hoặc thoái thác. Đầu tháng 9-2015, bà làm đơn tố cáo lên Công an tỉnh thì ngày 13-9, ông T. chuyển trả lại 100 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngày 4/9, Công an tỉnh Đắk Lắk cũng hoàn tất điều tra và truy tố ông Trịnh Văn Tám (42 tuổi, phường Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột) vì liên quan hành vi lừa chạy việc, chạy trường.
Điều đáng nói trong quá trình lừa đảo chạy việc, ông Tám cũng là cán bộ tại Trung tâm Pháp y tỉnh Đắk Lắk nên người cần chạy việc rất tin tưởng. Ông Tám khoe với nhiều người là có quen biết một số lãnh đạo sở, ngành tại tỉnh Đắk Lắk nên có thể xin được việc vào những nơi này.
Đến khi bị bắt, ông Tám đã lừa đảo và chiếm đoạt của 21 bị hại với tổng số tiền hơn 1,1 tỉ đồng nhưng không ai có được việc làm.
Có cán bộ, công an “cò” chạy việc
Trong khi đó từ năm 2012 đến 2014, Phùng Việt Hùng (36 tuổi, trú TP Buôn Ma Thuột) bằng vỏ bọc cán bộ nhà nước khoe có mối quan hệ với các ngành công an, nội vụ, y tế, ngân hàng… tại Đắk Lắk, Đắk Nông nên dễ dàng xin việc làm, chạy trường cho người khác.
Theo hồ sơ, Hùng từng công tác tại Chi cục Thuế TP Buôn Ma Thuột, Chi cục Thuế huyện Đắk Mil (Đắk Nông), trạm thu phí của Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk.
Năm 2007, Hùng bị khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ. Năm 2013, Hùng bị TAND tối cao tuyên phạt 10 năm tù giam về các tội danh trên và trong thời gian tại ngoại, Hùng thực hiện các phi vụ lừa đảo những người cần việc làm.
Đến khi bị bắt, Hùng đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,8 tỉ đồng của hàng chục người. Vừa qua, Hùng bị TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt 15 năm tù tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (đối với hành vi lừa đảo chạy việc). Tổng hợp cả hai bản án, Hùng bị tuyên phạt 25 năm tù.
Một cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết các đường dây chạy việc, chạy trường ngày càng tinh vi và phức tạp.
“Những mắt xích trong các đường dây như hệ thống bán hàng đa cấp, từ một đầu mối chính phân nhiều nhánh rẽ nên việc điều tra đến tận cùng rất khó khăn.
Trong nhiều vụ, các nạn nhân, nghi can đều khai ra một lãnh đạo nào đó nằm trong đường dây chạy việc chạy trường nhưng “điều tra đến tận cùng” là không thể, không dễ.
Công an vẫn biết trong nhiều vụ chạy việc phải có ai đó đứng phía sau đỡ lưng cho người lừa chạy việc, tuy nhiên để chứng minh là rất khó” – vị này giãi bày.
Theo các cán bộ điều tra tại PC45, phần lớn người lừa chạy việc đều không có việc làm ổn định nhưng cũng có cán bộ nhà nước, công an làm “cò” nên người nhờ chạy việc rất tin tưởng…
Theo công an, trong quá trình điều tra nhiều bị can khai nhận có quen biết lãnh đạo này, lãnh đạo kia và cũng từng chạy được việc và nhận “hoa hồng”, nhưng chưa có vụ án nào “điều tra đến tận gốc được”.
Số còn lại là những người không hề có quan hệ mà chỉ “nổ” mình quen người này, người kia để lừa đảo, lấy tiền tiêu xài.
Bắt kẻ lừa đảo xin việc vào ngành công an Cần Thơ
Ngày 21/9, Công an TP Cần Thơ cho biết vừa bắt được Nguyễn Ngọc Nguyện – ngụ P.An Hòa, quận Ninh Kiều – đối tượng bị truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nguyện trước đó được xác định lừa đảo 780 triệu đồng của ba bị hại với chiêu lừa đảo xin việc vào ngành công an.
Theo cơ quan điều tra, Nguyện bị ba bị hại tố cáo lừa đảo khi bị can này giới thiệu có quen biết lãnh đạo Công an TP Cần Thơ, Sở Cảnh sát PCCC và các cơ quan, ban ngành khác nên có khả năng giới thiệu và xin việc làm.
Để tạo lòng tin, khi nhận tiền của các bị hại thì Nguyện đã viết biên nhận, đưa ra các quyết định tuyển dụng của giám đốc Công an Cần Thơ, hồ sơ tiếp nhận vào Bảo hiểm xã hội TP Cần Thơ, quyết định tuyển dụng vào Sở PCCC TP Cần Thơ. Các giấy tờ đó đều giả mạo.
Với thủ đoạn trên, Nguyện đã chiếm đoạt của bà Nguyễn Thị Lành 180 triệu đồng, Nguyễn Trọng Hiệp 420 triệu đồng và Hà Hữu Dũng 180 triệu đồng. Nguyện sau đó bỏ trốn nên công an ra quyết định truy nã.Phương Nguyên
Theo Trung Tân/Tuổi Trẻ
Khởi tố, bắt giam băng giả danh Bộ công an, lừa 'chạy' vào trường Cảnh sát
Ngày 21.9, thông tin tin từ Cơ quan quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ cho biết, đến nay Cơ quan điều tra đã khởi tố 5 bị can, bắt tạm giam 4 người trong đường dây lừa đảo chuyên "chạy" việc vào ngành công an hoặc được học tại trường trong ngành công an trên địa bàn TP.Cần Thơ.
Nguyễn Ngọc Huyện, một trong những bị can trong đường dây lừa đảo trước khi bị bắt - Ảnh do PC 52 cung cấp
Cụ thể gồm : Nguyễn Văn Hết ( 48 tuổi, ngụ ngụ P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều), Dương Thanh Phong (ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền), Phạm Việt Hoài (cùng 25 tuổi, ngụ huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng), Hứa Thị Thùy Dung ( 26 tuổi, cho tại ngoại, ngụ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) và Nguyễn Ngọc Nguyện ( 40 tuổi, ngụ số 25, đường Nguyễn Văn Cừ P.An Hòa, Q.Ninh Kiều) để tiếp tục điều tra về hành vi, lừa đảo, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, chiều 15.9, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52), Công an TP Cần Thơ đã bắt được Nguyễn Ngọc Nguyện theo lệnh truy nã của công an TP.Cần Thơ. Trước đó, sau khi bỏ trốn lệnh truy nã, Nguyện đến sinh sống nhiều nơi thuộc địa bàn tỉnh An Giang.
Sau đó Nguyện xin vào tu và làm công qủa tại một ngôi chùa thuộc khóm Trà Sư, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Sau khi bị bắt, Nguyện bước đầu khai nhận trước khi bỏ trốn đã cùng các bị can trên nằm trong đường dây chuyên lừa đảo các nạn nhân muốn có nguyện vọng cho con em mình vào học, công tác trong lực lượng công an.
Cả nhóm đã dàn cảnh và phân công đóng vai cán bộ của Bộ Công an về Cần Thơ để "tuyển dụng" các học viên vào học trường công an, con em của lãnh đạo công an TP.Cần Thơ. Trong đó chỉ riêng Nguyện đã lừa được 4 nạn nhân gồm Nguyễn Thị L. (ngụ phường Trà An, quận Bình Thủy); Nguyễn Trọng H. (ngụ khu vực 5, phường Bình Thủy, TP Cần Thơ) và Hà Hữu D. (TP Rạch Giá, Kiên Giang), Nguyễn Văn B. (ngụ TP Đà Lạt, Lâm Đồng) để chiếm đoạt số tiền gần 1,3 tỉ đồng.
Theo tường trình của ông B., nạn nhân bị Nguyện lừa lấy 300 triệu đồng, ông có 2 người cháu thi rớt Đại học Cảnh sát nhân dân. Trong lúc đang tìm hiểu điều kiện để hai người cháu được vào học hệ trung cấp CSND thì ông được một người quen tên Hoài nói có biết Nguyện, có thể lo giúp cho 2 cháu ông được vào học trong trường công an.
Sau khi gặp Nguyện, ông B. được hứa hẹn sẽ " chạy giúp" cho hai người cháu ông học bằng cả hai hình thức xét tuyển và thi tuyển, nên ông đã giao tiền để nhờ Nguyện giúp với hình thức xét tuyển với giá 150 triệu đồng/suất.
Sau khi nhận tiền xong, đợi hoài cho đến khi qua thời điểm khai giảng năm học mới vẫn không thấy cơ quan nào gởi giấy nhập học, ông liên hệ với Nguyện thì máy điện thoại bị tắt và không liên hệ được với Nguyện đến nay.
Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ và tiến hành giám định nhiều tài liệu liên quan đến việc lừa đảo như, quyết định tuyển dụng, văn bản tiếp nhận vào làm việc, giấy giới thiệu thẩm tra lý lịch... có thể hiện dấu, tên của một số lãnh đạo chủ chốt của Công an TP.Cần Thơ và Sở Cảnh sát PCCC Cần Thơ...
Kết quả giám định cho thấy, tất cả các loại giấy tờ trên đều được làm giả bằng kỹ thuật scan, in màu.
Mai Trâm
Theo Thanhnien
Nhân viên ngân hàng "cầm" 500 triệu đồng chạy việc Chỉ huy Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội ngày 11-9 xác nhận, đơn vị đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Thế Tuấn, 34 tuổi, nhân viên tín dụng một ngân hàng tại Hà Nội để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo CQĐT, khoảng năm 2012, qua mối...