Nhiều dự án tăng cường kỹ năng số đang được triển khai tại Việt Nam
Microsoft đang tích cực giúp người dùng Việt làm quen với các nền tảng học trực tuyến. Đơn vị này hiện cũng triển khai dự án hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho thị trường lao động trẻ tại Việt Nam.
Theo chia sẻ từ ông Phạm Thế Trường – Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, công ty này đã hợp tác với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) để phát triển một nền tảng học trực tuyến tại Việt Nam với tên gọi Learning Passport.
Learning Passport là nền tảng cung cấp cho giáo viên các tài liệu tham khảo về chương trình giảng dạy. Học sinh từ khối lớp 2 trở lên cũng có thể truy cập vào nền tảng này để làm các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa.
Learning Passport được đưa vào vận hành tại Việt Nam từ trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Nhờ vậy, những lớp học tham gia chương trình đã thích ứng rất nhanh khi trường học bị đóng cửa đột ngột bởi dịch bệnh.
Ông Phạm Thế Trường – Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ về dự án kỹ năng số.
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian diễn ra dịch Covid-19, phần mềm họp trực tuyến Microsoft Teams cũng đã được nhiều Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai tại các cơ sở giáo dục trên cả nước.
Microsoft hiện miễn phí gói A1 (phiên bản trực tuyến của Office và Microsoft Teams) cho tất cả các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Thông qua chương trình này, hơn 3 triệu giáo viên, học sinh trên khắp cả nước đã ứng dụng Teams vào việc học trực tuyến.
Trong thời gian tới, Microsoft sẽ cung cấp nền tảng Learning Passport dưới dạng sách giáo khoa kỹ thuật số được tích hợp cùng Microsoft Teams.
Nhiều dự án tăng cường kỹ năng số đang được triển khai tại Việt Nam, trong đó có việc tập huấn cho các thầy cô giáo làm quen với nền tảng họp trực tuyến Microsoft Teams.
Theo Microsoft Việt Nam, đơn vị này cũng đang triển khai dự án với tên skill4employability nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho thị trường lao động trẻ.
Đối tượng của dự án là các lao động trẻ di cư từ các tỉnh thành khác tới những nơi có ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh như Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Dự án của Microsoft sẽ đặc biệt chú trọng vào nhóm đối tượng bị mất việc làm do ảnh hưởng của Covid-19 và những người có thiếu sót về kỹ năng lao động do chậm bất nhịp với xu hướng phát triển của công nghệ. Dự án được kỳ vọng sẽ tiếp cận và đào tạo tối thiếu cho 3.000 lao động trẻ tại Việt Nam.
Dự án tiền mã hoá gây tranh cãi của Facebook được nhà đầu tư lẫy lừng Đông Nam Á ủng hộ
Temasek, nhà đầu tư quốc gia Singapore, đã chính thức tham gia vào Libra Association.
Đồng tiền mã hoá Libra do Facebook chống lưng đã có thêm một đơn vị ủng hộ mới: nhà đầu tư quốc gia Singapore Temasek Holdings.
Theo đó, Temasek là một trong ba cái tên mới nhất được công bố sẽ gia nhập Libra Association, tổ chức độc lập có trụ sở ở Thuỵ Sĩ được thành lập để quản lí dự án tiền số. Nhà đầu tư tiền số Paradigm và công ty quỹ đầu tư tư nhân Slow Ventures là hai cái tên khác.
Libra là dự án tiền số được nhìn nhận với nhiều sự hoài nghi.
Facebook đã công bố tầm nhìn của mình cho Libra từ hồi cuối năm ngoái như một dự án sáng kiến thanh toán toàn cầu trong đó sử dụng một đồng tiền mã hoá được hỗ trợ bởi một rổ các đồng tiền pháp định. Dù vậy, dự án này vấp phải nhiều quan điểm trái chiều khi cho rằng nếu nó đạt được sử phổ biến, nó có thể làm giảm bớt vai trò và tính ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp Facebook, một công ty có lịch sử scandal "dạy dặn", được quyền kiểm soát thêm đời sống của người dùng.
Không ít công ty thanh toán đã rút khỏi dự án này, bao gồm Visa, MasterCard và PayPal. Xu hướng này khiến Temasek, công ty đang quản lí danh mục lên tới gần 219 tỉ USD, trở thành một trong những đơn vị ủng hộ Libra lớn nhất. Checkout.com, một startup Anh, cũng gia nhập dự án này vào tháng 4.
Temasek "mang đến một vị thế mới trong vai trò một nhà đầu tư tập trung vào thị trường Châu Á," Libra Association nói. Mới đây, Libra đã thực hiện một số thay đổi, trong đó có việc chuyển sang phát triển nhiều đồng tiền stablecoin (đồng tiền mã hoá có tính ổn định cao).
"Việc chúng tôi tham gia vào Libra Association trong vai trò thành viên cho phép chúng tôi được cống hiến cho một hệ thống thanh toán bán lẻ hiệu quả trên toàn cầu," Chia Song Hwei, Phó CEO Temasek, chia sẻ.
Grab: Từ một dự án sinh viên đến startup kì lân thay đổi cuộc chơi ở Đông Nam Á Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết tiền thân của Grab chỉ là một dự án trong trường của hai sinh viên trường kinh doanh Harvard. Ở Malaysia, tài xế taxi không dùng đồng hồ taxi từng là một điều bình thường. Tại đây, phụ nữ cũng hạn chế đi lại một mình bằng taxi vì sợ tình trạng lạm dụng. Mong muốn...