Nhiều đơn vị vẫn phát hành cẩm nang tuyển sinh
Dù Bộ GD&ĐT khẳng định không chủ trì in “ Cẩm nang tuyển sinh 2012″ và sẽ công khai thông tin trên website để thí sinh biết, nhưng vẫn có đơn vị của Bộ in sách, giới thiệu một số lãnh đạo Bộ chủ trì nội dung.
Năm nay, khi Bộ GD&ĐT quyết định không in cuốn “ Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng 2012″, lãnh đạo nhiều Sở Giáo dục rất ủng hộ và cho rằng các trường sẽ tự chủ hơn trong công tác tuyển sinh, tự đăng thông tin trên trang web, tự chịu trách nhiệm về thông tin đó. Mặt khác, không in sách xã hội sẽ tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ.
Tuy nhiên, ngày 2/2, Tạp chí Thế giới mới (cơ quan của Bộ GD&ĐT) gửi thư ngỏ đến tất cả Sở Giáo dục mời phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng 2012″. Trong đó nêu rõ cuốn sách được thực hiện dưới sự chủ trì nội dung của một số quan chức ngành giáo dục như PGS.TS Ngô Kim Khôi (Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục), TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM…
Dự kiến sẽ có khoảng 200.000 cuốn được phát hành với giá bán 15.000 đồng một cuốn dày khoảng 120 trang. Và các đại lý nhận phát hành sách sẽ được chiết khấu 20% trên giá bìa.
Thư ngỏ của tạp chí Thế giới mới gửi các Sở nêu rõ cuốn sách được chủ trì về nội dung của Cục trưởng khảo thí Ngô Kim Khôi, Cục trưởng CNTT Quách Tuấn Ngọc…Ảnh: Kiều Trinh.
Ngày 23/2, NXB Giáo dục Việt Nam cũng gửi công văn đến các Sở Giáo dục, trường ĐH, CĐ, TCCN… thông báo về việc xuất bản và phát hành tài liệu tuyển sinh 2012. Công văn nêu rõ Bộ giao cho NXB Giáo dục phối hợp cập nhật thông tin, tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu này.
Video đang HOT
NXB Giáo dục giao cho đơn vị thành viên là Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Hà Tây in các tài liệu liên quan, trong đó có cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012″… Cơ quan này mong nhận được sự hợp tác của các sở và trường học.
“Việc Tạp chí Thế giới mới và NXB Giáo dục Việt Nam in và phát hành cuốn sách này để phục vụ nhu cầu (nếu có) của xã hội là bình thường và rất đáng hoan nghênh. Nhưng thông tin viết trong công văn khiến chúng tôi đặt câu hỏi liệu đây có phải là chiêu “mượn oai hùm” để ép các sở và trường mua sách”, một lãnh đạo Sở Giáo dục băn khoăn.
Ông cho rằng, nếu Bộ Giáo dục quyết tâm không dính dáng đến “cẩm nang tuyển sinh” thì thông tin của các trường ĐH, CĐ nên sớm được đăng tải trên website để thí sinh dễ dàng tra cứu. Việc Bộ đưa thông tin lên mạng chậm trễ ảnh hưởng đến thí sinh bởi tạp chí Thế giới mới thông báo ngày 26/2 sẽ phát hành cuốn những điều cần biết. Khi sách phát hành mà Bộ chưa có thông tin trên website thì thí sinh vì tò mò sẽ tìm mua sách, và việc đưa thông tin lên website sau này sẽ không còn tác dụng.
Trao đổi với VnExpress, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong hội nghị tuyển sinh Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã khẳng định năm nay Bộ không chủ trì in cuốn “Những điều cần biết…”. “Thông tin đăng trong những điều cần biết là do trường cung cấp, trường phải chịu trách nhiệm. Bộ không chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin”, Thứ trưởng Ga nói.
Ông cũng cho hay, Bộ Giáo dục không giao cho bất kỳ viên chức nào của Bộ tham gia chủ trì nội dung cuốn “Những điều cần biết…”. Hơn nữa, các trường công khai thông tin tuyển sinh trên mạng nên thí sinh có thể dễ dàng tìm được.
“Nhiệm vụ của Bộ là copy thông tin tuyển sinh của các trường đưa lên website của Bộ để thay vì phải vào 400 trường tìm hiểu thì thí sinh chỉ cần vào trang của Bộ, gõ từ khóa sẽ ra tất cả. Tuy nhiên, để làm được điều này Cục công nghệ thông tin phải xây dựng cơ sở dữ liệu và sẽ có trước thời gian thí sinh đăng ký dự thi”, Thứ trưởng nói.
Theo VNE
Ngừng in cuốn cẩm nang tuyển sinh
Các trường và thí sinh đều khổ - Đó là ý kiến của một số nhà quản lý giáo dục khi nói về chủ trương ngừng in cuốn cẩm nang "Những điều cần biết về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng" năm 2012 của ngành GD&ĐT.
Lấy Đại học quốc gia Hà Nội làm một ví dụ. Hiện nay, giống như các trường ĐH, CĐ khác, ĐH này chỉ mới đề xuất chỉ tiêu và chưa được duyệt nên chưa có gì là chính thức. Sau Tết Nguyên đán, như hầu hết các trường, lãnh đạo ĐHQG HN đang nghĩ tới việc biên soạn một tài liệu tuyển sinh riêng của ĐHQG HN để đưa về từng trường THPT.
Lãnh đạo ĐH Bách khoa, ĐH Sư Phạm Hà Nội, ĐH Công nghiệp HN... cũng đang nghĩ đến phương án viết tài liệu, đưa lên trang web của trường và in tài liệu nhờ sở và phòng GD&ĐT đưa đến
từng trường.
"Với chủ trương không in cuốn cẩm nang như đã nói ở trên, thay vì việc mua một cuốn sách nhỏ như mọi năm để có đủ thông tin về 471 trường thì thí sinh sẽ phải mua nhiều cuốn riêng lẻ của từng trường để nghiên cứu. Điều này chỉ gây thiệt thòi cho thí sinh và làm khổ các trường" - Một nhà tuyển sinh đã than như vậy.
Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, tuần này, ĐH Thái Nguyên sẽ họp bàn đến chuyện: thí sinh miền núi không phải dễ dàng nắm bắt thông tin vì mạng internet còn rất chập chờn !
Ông Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng ĐHSP HN nói: Khi học sinh, sinh viên đã có thói quen tìm thông tin tuyển sinh qua cuốn cẩm nang này thì việc không in cuốn cẩm nang là... đáng tiếc.
Ông Phạm Văn Bổng, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Công nghiệp HN có vẻ ủng hộ việc không phát hành cuốn cẩm nang và sẵn sàng ứng phó với tình huống. Ông cho rằng hiện có nhiều ý kiến khác nhau, nếu năm nay ngành thí điểm thì 1 năm sau mới đánh giá được hiệu quả nhưng dù sao, Bộ GD&ĐT vẫn nên có một cuốn như thế trên mạng chung để thí sinh tra cứu, nếu không, thí sinh sẽ gặp khó khăn khi xem thông tin rời rạc của từng trường.
Cẩm nang về tuyển sinh cho học sinh chuẩn bị thi ĐH, CĐ năm 2011.
Về việc kéo dài thời gian tuyển sinh đến cuối tháng 12 là một thay đổi rất mới của kỳ thi năm nay, các nhà quản lý giáo dục cũng có ý kiến rất khác nhau. Nhiều người cảnh báo lộn xộn có thể diễn ra.
Trong khi có khá nhiều trường còn băn khoăn chưa hình dung nổi phương án xét tuyển kéo dài sẽ diễn ra thế nào và liệu các trường có chủ động kế hoạch đào tạo không thì ông Đặng Kim Vui dự báo: Chắc nhiều trường chắc sẽ tổ chức tuyển theo các theo các đợt tập trung.
Theo ông Vui, phương án tuyển dài thế sẽ tránh được sự quá tải cho các trường giúp các trường bố trí cơ sở vật chất và giảng viên. Nếu tuyển sinh dồn ép vào một đợt thì nhiều trường sẽ quá tải về nguồn lực.
Để tránh hậu quả, ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Bách khoa HN đề nghị: Bộ GD&ĐT cần tổ chức một "đường" tuyển sinh online, trong đó, Bộ nắm giữ server để các trường đưa thông tin về tuyển sinh của trường mình lên.
Qua đó, thí sinh đăng ký dự tuyển trực tuyến và phần mềm đặc biệt sẽ xử lý thông tin trực tiếp, tránh hiện tượng thí sinh nộp hồ sơ vào, rút đi mà thông tin vẫn tù mù đối với cả bên tuyển và bên dự tuyển.
Theo thông lệ, vào khoảng 10-3-2012, các thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ; nhưng khoảng trung tuần tháng 2-2012 hội nghị tuyển sinh mới diễn ra và lúc đó những vấn đề đổi mới chính thức của mùa tuyển sinh năm nay mới chính thức được quyết định.
Theo TPO
Đề xuất không phát hành cuốn " Những điều cần biết..." Thông tin từ Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến đề xuất không phát hành cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh" 2012 như các năm trước đây. Theo đó, một số chuyên gia của Bộ GD&ĐT đề xuất không in cuốn tài liệu này mà các thông tin tuyển sinh sẽ được các trường công bố trên trang thông tin điện tử của...