Nhiều đơn vị thuộc Bộ GDvàĐT bổ nhiệm sai quy định
Thanh tra Chính phủ ( TTCP) khẳng định, một số đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch được phê duyệt; bổ nhiệm người không đáp ứng yêu cầu về độ tuổi…
Bộ GD&ĐT thực hiện chính sách nhà giáo còn nhiều bất cập. Ảnh: HH
Bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch
Thanh tra chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về GD&ĐT tại Bộ GD&ĐT, Bộ Công thương và 9 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hải Dương, Đắk Lắk, Đà Nẵng, TP. HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, TTCP đã chỉ ra tồn tại trong công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ.
Kiểm tra, xác minh các đơn vị tại Bộ GD&ĐT, TTCP phát hiện trong công tác quản lý đội ngũ nhà giáo còn nhiều tồn tại. Cụ thể, tại Trường Đại học (ĐH) Sư phạm TP Hồ Chí Minh có 29 viên chức được tuyển dụng không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, tình trạng này cũng xảy ra tại ĐH Tây Nguyên với con số lên tới 76 người.
Đáng lưu ý, tại một số trường, viên chức được bổ nhiệm không đáp ứng yêu cầu về độ tuổi và đủ nhiệm kỳ theo quy định: ĐH Tây Nguyên 1 trường hợp; ĐH Đà Nẵng 46 trường hợp.
Cá biệt, có 3 đơn vị bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch được phê duyệt là Trường Cao đẳng (CĐ) Sư phạm Trung ương 1 trường hợp; Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh 9 trường hợp; Học viện Quản lý Giáo dục 3 trường hợp.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 thì chưa phê duyệt danh sách quy hoạch cán bộ lãnh đạo khoa, phòng, đơn vị trực thuộc.
Có hàng loạt trường chưa thành lập hội đồng trường theo quy định như: Học viện Quản lý Giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội 2, CĐ Sư phạm Trung ương TP Hồ Chí Minh…
Video đang HOT
Tại Trường CĐ Sư phạm Trung ương việc điều động Hiệu trưởng Trường Mầm non thực hành Hoa Sen sang làm Giám đốc Trung tâm Thư viện còn để xảy ra khiếu nại, tố cáo kéo dài, nhưng chưa được giải quyết.
Ngoài ra, về biên chế sự nghiệp, TTCP cũng chỉ ra có 2 đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT xây dựng Đề án Vị trí việc làm chậm; có tới 69 trường hợp giáo viên, giảng viên mới được tuyển dụng trong năm 2015, 2016 chưa được thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ theo quy định.
Thực hiện chính sách nhà giáo còn nhiều bất cập
Kết luận của TTCP cũng chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót của Bộ GD&ĐT trong công tác quản lý Nhà nước về đội ngũ nhà giáo giai đoạn 2013 – 2016.
Cụ thể, việc xây dựng và rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy định, định mức kinh tế – kỹ thuật trong GD&ĐT còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ cấu không hợp lý, trình độ không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Bộ GD&ĐT chưa hoàn thành việc quy hoạch mạng lưới các trường CĐ, ĐH, trong đó có mạng lưới các trường sư phạm.
Bộ này còn chậm tham mưu cho Chính phủ và ban hành bổ sung chính sách về lương, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc phù hợp với vùng, miền…
Việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo theo quy định hiện hành tại bộ cũng còn nhiều hạn chế, bất cập.
Quy định hệ số lương đối với giáo viên mầm non, tiểu học, có thang bậc lương từ 1,86 đến 4,06 theo vị trí chức danh nghề nghiệp nhưng không theo trình độ đào tạo nên hệ số lương khởi điểm thấp so với mặt bằng chung của xã hội, dẫn đến thu nhập của đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo, khó thu hút được được đội ngũ giáo viên có trình độ cao gắn bó với ngành.
Giáo viên được điều động công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về GD&ĐT, nhưng không được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như các chế độ khác của giáo viên.
Đặc biệt, từ năm 2012 đến 31/12/2016, Bộ GD&ĐT chưa ban hành văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và quy chế thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục. Dẫn đến trong thời gian dài việc tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành Giáo dục không được thực hiện.
TTCP khẳng định: Trách nhiệm để xảy ra hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm trên thuộc lãnh đạo Bộ GD&ĐT và các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan.
Những tồn tại, khuyết điểm trong công tác quản lý Nhà nước về đội ngũ nhà giáo tại Bộ Công thương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.
Theo Thanhtra.com
Hải Dương: Ra văn bản "ép" các trường học mua SGK, tài liệu: "Đổ lỗi" do tham mưu
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hải Dương bị tố "ép" các trường THCS, tiểu học trên địa bàn mua sách giáo khoa, tài liệu ôn tập, vở ghi để hưởng % và yêu cầu hợp thức hóa các khoản chi tiêu...
Văn bản của Phòng GD&ĐT TP Hải Dương "V/v đăng ký tài liệu ôn luyện thi vào lớp 10 THPT năm 2017"
Hàng loạt tiêu cực
Theo phản ánh, bà Lê Thị Mỹ Phương - Trưởng phòng GD&ĐT TP Hải Dương gần như đã "ép" các trường THCS và tiểu học trên địa bàn đăng ký mua sách giáo khoa, tài liệu ôn luyện thi vào THPT năm 2017 và vở ghi để được trích lại %. Trường nào mua nhiều sẽ được cộng điểm thi đua, trường nào không đăng ký hoặc mua ít thì bị trừ điểm thi đua... Mặc dù bức xúc nhưng không phụ huynh nào dám phản ứng vì sợ con em mình bị trù dập...
Ngoài ra, bà Phương còn "ép" các trường có hình thức bán trú mầm non, tiểu học mua thực phẩm từ đầu mối cung cấp do bà Phương đứng sau. Nếu trường nào không mua thì lãnh đạo ở đó sẽ bị gây khó dễ bằng nhiều cách khác nhau. Không những vậy, bà Phương còn bị tố yêu cầu các trường làm giúp chứng từ kế toán để hợp pháp hóa nhiều khoản chi tiêu không đúng quy định. Bằng chứng là Phòng GD&ĐT TP Hải Dương gửi email và mẫu chấm công để các trường làm.
Chưa hết, trong năm học, bà Phương còn tổ chức các buổi đi du lịch nước ngoài dưới hình thức "đi học tập" vào những ngày làm việc. Trường nào không có người đi đều bị phê bình, nhắc nhở mang tính trù dập và cũng lấy đó làm căn cứ để xét thi đua giữa các trường. Nhiều khoản thu bà Phương yêu cầu các trường nộp rất vô lý, như: Thu tiền xét xã hội hóa giáo dục, thu tiền xét tuyển sinh trái tuyến, thu tiền xét phụ cấp, tiền cấp phép dạy thêm...
Lỗi do tham mưu!?
Trao đổi với phóng viên Báo PLVN bà Phương chỉ thừa nhận một số sai phạm. Về nội dung "ép" học sinh mua sách luyện kĩ năng làm bài thi vào lớp 10 THPT, bà Phương cho rằng, Văn bản số 95/STB-PGD&ĐT ngày 28/2/2017 của Phòng được gửi tới các trường thông báo đăng kí tài liệu ôn luyện thi vào lớp 10 THPT do ông Bùi Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng kí.
"Về việc này, chúng tôi không có tiêu chí nào đánh giá về việc đăng kí tài liệu ôn luyện thi. Tuy nhiên, do chuyên viên tham mưu cho ông Tuấn có đưa nội dung này vào, nhưng trước khi kí duyệt có thể ông Tuấn chưa đọc kĩ nội dung nên đã kí và cho ban hành gây hiểu lầm cho mọi người. Có thể nói, đây cũng là lỗi của người tham mưu cho ông Tuấn kí"- bà Phương nói.
Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên, ông Tuấn lại đổ lỗi là do văn bản. "Chúng tôi không đưa việc có các trường đăng ký hay không đăng ký sách luyện kỹ năng vào tiêu chí thi đua của năm học. Tuy nhiên, đây là lỗi do văn bản nên mới xảy ra việc hiểu nhầm này và tôi cũng nhận sai rồi"- ông Tuấn nói.
Liên quan đến việc tổ chức các buổi đi học nước ngoài, bà Phương cho rằng: "Do nguyện vọng của quản lý cấp ngành muốn sang nước ngoài học tập vì thế Phòng đứng ra tổ chức. Trong quá trình đăng kí đi nước ngoài do không thống nhất được thời điểm đi, nên chúng tôi thống nhất không triển khai đi nữa và cũng có tờ trình về việc này".
Còn về nội dung Phòng gửi email yêu cầu làm giúp chứng từ kế toán, bà Phương giải thích thêm: "Hàng năm, chúng tôi phối hợp với Thành Đoàn tổ chức các chương trình văn nghệ cho từng cấp học. Năm vừa qua, UBND TP Hải Dương có hỗ trợ cho các trường một khoản tiền để tham gia văn nghệ. Về nguyên tắc, đáng nhẽ ra Phòng phải có công văn, yêu cầu nhà trường làm hồ sơ chứng từ khi nhà trường nhận được tiền hỗ trợ để chúng tôi thanh toán qua kho bạc. Việc này là bắt buộc trường nào cũng phải thực hiện hoàn thành thủ tục hồ sơ, tuy nhiên khi gửi email tới các trường do cách diễn đạt của ông Tuấn không được chính xác, giống văn nói khiến cho các lãnh đạo cấp trường hiểu nhầm. Cái này tôi cũng đã yêu cầu anh Tuấn làm báo cáo và rút kinh nghiệm sâu sắc".
Nội dung thông báo về việc thay đổi tiền cấp phép dạy thêm cho giáo viên năm học 2017-2018 thì bà Phương khẳng định không có văn bản nào về việc thay đổi cấp phép tiền dạy thêm. Cũng theo bà Phương trước những phản ánh, bà cũng báo cáo UBND TP Hải Dương và Thành Đoàn.
Báo đề nghị UBND TP Hải Dương, Sở GD&ĐT cùng các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc xác minh làm rõ và xử lý nghiêm.
Theo Phapluatvn.vn
Bắc Giang: Khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên Sở GD&ĐT Bắc Giang ban hành chương trình công tác năm 2018, trong đó đưa ra 9 nhiệm vụ trọng tâm. ảnh minh họa Một trong những nhiệm vụ đó là tiếp tục rà soát, điều chỉnh, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự của các cơ sở giáo dục nhằm tinh gọn bộ máy, hợp lý với từng địa phương,...