Nhiều đổi mới trong kỳ thi đại học, cao đẳng
Chiều 9.1, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo công bố về việc đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Theo đó, sẽ có nhiều quy định được xem xét, sửa đổi trong quy chế tuyển sinh năm nay.
10 trường được thi tuyển sinh riêng
Tại cuộc họp báo, ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: Bộ đã chính thức phê duyệt đề án thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy vào các trường khối văn hóa, nghệ thuật. Năm nay, Bộ cho phép 10 trường thuộc khối ngành này được thi tuyển sinh riêng. Đây là những trường được làm thí điểm đầu tiên khi thực hiện luật Giáo dục ĐH. Sau đề án này, Bộ sẽ tiếp tục xem xét để các trường có đủ điều kiện và đề án phù hợp với thực tiễn được tự chủ chịu trách nhiệm trong tuyển sinh.
Thí sinh dự thi vào khối trường văn hóa, nghệ thuật được thi riêng – Ảnh: Đăng Nguyên
Theo đề án, phương án tuyển sinh của các trường là: Đối với những trường có tuyển sinh các ngành khối văn hóa (khối C) thì chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi theo đề thi chung. Đối với những trường có tuyển sinh các ngành khối nghệ thuật (khối H, N, S): môn ngữ văn sẽ xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học THPT; môn năng khiếu do hiệu trưởng các trường quyết định. Để tổ chức thi các môn năng khiếu, hiệu trưởng các trường lập đề án trình Bộ VH-TT-DL phê duyệt, báo cáo Bộ trước ngày 31.1.2013.
Ông Đào Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VH-TT-DL) cho biết thêm: Lịch thi của các trường này sẽ được bố trí lệch với thời gian của kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức. Thời gian thi sẽ kéo dài hơn nhưng trong vòng tháng 7. Sở dĩ Bộ lựa chọn thời gian này để đảm bảo cho thí sinh tham gia thi các trường khác nhưng thời gian thi cũng không quá kéo dài. Ông Hùng thông tin thêm: Hiện mới chỉ có 10/18 trường thuộc Bộ VH-TT-DL được phép tự chủ tuyển sinh. Còn lại các trường khác trong đó có 2 Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh chưa được thi riêng là do các trường này chưa có đề án khả thi.
Một điểm đáng lưu ý của đề án là Bộ GD-ĐT đã cho phép các đối tượng được xét tuyển thẳng gồm: học sinh đã tốt nghiệp THPT, trung học chuyên nghiệp, đoạt giải xuất sắc hoặc giải nhất, nhì, ba tại các hội thi, hội diễn, liên hoan, triển lãm trong lĩnh vực nghệ thuật ở cấp quốc gia, quốc tế hoặc tương đương được tuyển thẳng vào ĐH hoặc CĐ theo đúng ngành mà thí sinh đã đoạt giải. Việc bảo lưu kết quả đối với thí sinh đoạt giải nhưng chưa tốt nghiệp THPT và thời gian được tính để hướng xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành.
Yêu cầu ghi âm, ghi hình các bài thi năng khiếu
Trả lời câu hỏi của PV về việc làm thế nào để không có tiêu cực trong tuyển sinh như luyện thi, chấm thi các môn năng khiếu, ông Hùng cho biết: Từ nhiều năm nay, Bộ VH-TT-DL đã rất sát sao trong việc kiểm tra, giám sát các trường để không có tình trạng tổ chức các lò luyện môn năng khiếu. Bộ chưa phát hiện các tổ chức cá nhân là cán bộ, giáo viên của nhà trường tổ chức luyện thi, ôn tập và các hình thức tiêu cực biến tướng khác. Ông Hùng nói: “Sau khi được tự chủ, trách nhiệm của Bộ chủ quản trong việc kiểm tra, giám sát sẽ phải cao hơn. Chúng tôi yêu cầu, nếu cán bộ của trường có liên quan đến luyện thi thì không được vào ban ra đề, chấm thi cũng như tham gia các công việc liên quan”.
Video đang HOT
Để việc chấm thi môn năng khiếu đảm bảo khách quan, ông Hùng cho hay: Từ nhiều năm nay, Bộ VH-TT-DL đã yêu cầu các trường phải tổ chức quay video buổi thi môn năng khiếu. Đây là cơ sở để hội đồng chấm thi xem xét và quyết định điểm thi của thí sinh và để giải quyết các khiếu nại về bài thi. Cũng theo ông Hùng, việc ghi âm, ghi hình bài thi năng khiếu của thí sinh là rất quan trọng và cần phải làm để tránh các hiện tượng tiêu cực trong chấm thi.
Trao đổi với PV Thanh Niên về việc Bộ GD-ĐT có áp dụng quy định như vậy cho tất cả các trường có tổ chức thi môn năng khiếu hay không, ông Ngô Kim Khôi cho hay: Năm nay, Bộ sẽ xem xét để đưa quy định này vào quy chế tuyển sinh. Xung quanh việc quy định miễn thi môn ngữ văn đối với thí sinh thi các ngành khối nghệ thuật, ông Khôi cho rằng: Đối với một số ngành có yêu cầu cao về năng khiếu như hát, múa… thì Hội đồng tuyển sinh các trường có thể ưu tiên cho môn năng khiếu. Tuy nhiên, việc miễn thi không có nghĩa là hạ thấp yêu cầu đối với môn học này. Các trường cần đặt ra yêu cầu trong khi xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết các năm học. Các yêu cầu này cần phải được công bố công khai trước khi tuyển sinh.
Khi PV Thanh Niên đề cập đến một số ngành có tuyển sinh năng khiếu (như ngành kiến trúc) rất cần thí sinh có năng lực các môn văn hóa nhưng nhiều trường chỉ đề cao môn năng khiếu (thông qua việc nhân hệ số) dẫn đến việc không đảm bảo chất lượng tuyển sinh, ông Khôi cho biết: Bộ không quy định phải nhân hệ số môn nào mà do hội đồng tuyển sinh của các trường tự quyết định. Tuy nhiên, Bộ sẽ xem xét và có thể có những sửa đổi trong quy chế tuyển sinh năm nay.
Vũ Thơ
Theo thanh niên
Thi CĐ: Sẽ giám định thiết bị nghe nhìn
Ngày 14-7, trong khi đi kiểm tra công tác tổ chức thi tuyển sinh CĐ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga tiếp tục yêu cầu các trường tạo điều kiện để thí sinh thực hiện quyền giám sát mà quy chế tuyển sinh đã cho phép.
Công an sẽ giám định thiết bị tại chỗ
Tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã đến kiểm tra các trường CĐ Sư phạm Hà Nội và CĐ Cộng đồng Hà Nội. Trong quá trình kiểm tra, ông Ga đặc biệt quan tâm tới việc phổ biến, hướng dẫn thực hiện những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của quy chế tuyển sinh.
Theo báo cáo của lãnh đạo các hội đồng thi, với quy định trong điều 25 (không cấm thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác), giám thị nhận được hướng dẫn khác nhau, tuỳ từng hội đồng thi.
Theo ông Nguyễn Trung Đức, Phó Hiệu trưởng trường CĐ Cộng đồng Hà Nội, chủ trương của nhà trường là tạo điều kiện tối đa cho thí sinh làm bài thi nghiêm túc, đảm bảo đúng quy chế.
"Chúng tôi đã làm việc với cán bộ PA 83 làm nhiệm vụ bảo vệ kỳ thi tại trường để thống nhất phương án cùng phối hợp khi phát hiện thí sinh mang các vật dụng khó xác định vào phòng thi, kể cả điện thoại di động. Trong trường hợp này, giám thị sẽ báo cáo với lãnh đạo hội đồng thi, từ đó yêu cầu PA 83 giám định ngay lập tức tính năng của thiết bị", ông Trung nói.
Hiệu trưởng trường CĐ Cộng đồng Hà Nội Hoàng Ngọc Trí cho biết thêm, trong quá trình tập huấn cho giám thị làm nhiệm vụ coi thi, trường đã cho chiếu một số thiết bị hiện có trên thị trường để giám thị nhận dạng thiết bị nào có chức năng truyền tin, nghe, xem tại chỗ, thiết bị nào không.
Tuy nhiên, ông Trí cho rằng, quan điểm chung của trường vẫn là làm công tác ổn định tư tưởng cho thí sinh, giúp các em xác định nhiệm vụ trọng tâm của các em trong kỳ thi là làm bài thi nghiêm túc. Nếu thí sinh thấy có biểu hiện thiếu nghiêm túc trong phòng thi, các em nên phản ánh với giám thị 1 hoặc giám thị 2.
Hội đồng thi trường CĐ Sư phạm Hà Nội lại có quan điểm xử lý khắt khe hơn. Ông Vũ Ngọc Phương, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, khi phổ biến quy chế cho thí sinh, hội đồng thi yêu cầu thí sinh nào muốn mang thiết bị ghi hình ghi âm mà quy chế cho phép vào thì phải công khai.
Nếu không, khi bị phát hiện, giám thị sẽ lập biên bản, hội đồng thi sẽ lưu giữ thiết bị để giám định tính năng. Sau 10 ngày, khi đã có kết quả giám định, các em mới được nhận lại thiết bị.
Trao đổi với các lãnh đạo hội đồng, Thứ trưởng Bùi Văn Ga lưu ý: "Nếu thiết bị được phép mang vào, chúng ta không có quyền cấm thí sinh sử dụng với mục đích thu thập bằng chứng về sự gian lận. Trong trường hợp giám thị không xác định được thiết bị mà thí sinh mang vào được phép hay không, giám thị cần kịp thời báo cho hội đồng thi, nếu hội đồng thi cũng không xác định ngay được thì phải báo cho ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ để Bộ kịp thời xác định giúp".
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, đợt thi cao đẳng này cả nước có 124 trường tổ chức thi, số thí sinh đăng ký dự thi là 408.391 em. Hôm qua, 259.690 thí sinh đã đến để làm thủ tục dự thi, đạt 63,59% so với số đăng ký dự thi (tỉ lệ thấp hơn chút xíu so với năm ngoái).
Hôm nay, các em sẽ dự thi hai môn đầu tiên với các môn Lý, Sinh, Ngữ văn (buổi sáng) và Toán, Sử (buổi chiều) ở tất cả các khối thi.
Nhiều trường hợp xin chuyển khối thi
Tại TPHCM, theo ghi nhận của PV, trong buổi làm thủ tục sáng qua, có nhiều thí sinh xin được đổi khối thi.
Tại Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại TPHCM, rất đông thí sinh đến để yêu cầu phòng Đào tạo điều chuyển khối thi. Theo các thí sinh, khi làm thủ tục đăng ký dự thi đã đăng ký thi khối A1 nhưng trong giấy báo dự thi lại ghi khối A. Do nhà trường không tổ chức thi khối A1 nên thí sinh phải thi khối A.
Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại cho biết: "Nhà trường đã thông báo cho thí sinh đến chỉnh sửa sớm nhưng thí sinh không biết thông tin nên đến sáng 14-7 các em mới đến và nhà trường cũng giải quyết và yêu cầu thí sinh làm cam kết chuyển sang thi khối A".
Tương tự, Trường CĐ Công thương TPHCM cũng giải quyết cho 2 thí sinh chuyển từ khối A1 sang khối A. Ngoài ra, trường này cũng chỉnh sửa và cấp lại giấy báo dự thi mới cho hơn 50 trường hợp.
Ông Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt cho biết: Phòng Đào tạo tiếp nhận và giải quyết cho khoảng 50 trường hợp yêu cầu chỉnh sửa giấy báo dự thi. Đặc biệt, có một thí sinh và phụ huynh bị mất giấy tờ nhưng do còn giữ lại phiếu số 2 nên nhà trường đã làm thủ tục cấp lại giấy báo dự thi mới cho thí sinh.
Tại trường CĐ Kỹ thuật Y tế II - Đà Nẵng, hội đồng tuyển sinh cấp lại giấy báo dự thi cho gần 20 trường hợp thí sinh bị mất giấy báo dự thi ngay trong sáng 14-7.
Theo tiền phong
Tuyển sinh lớp 10: Phải thi viết 3 môn Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 bậc THPT của các địa phương có thể tổ chức theo hình thức xét tuyển, thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp xét tuyển. Bộ GD-ĐT chỉ cho phép áp dụng hình thức xét tuyển đối với các địa phương không...