Nhiều doanh nghiệp nộp hàng ngàn tỷ đồng đảm bảo bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan
Tại bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn giai đoạn 1, Hội đồng xét xử TAND TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhiều doanh nghiệp nộp hàng ngàn tỷ đồng về Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong toàn bộ vụ án.
Bị cáo Lan tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Khi các doanh nghiệp nộp đủ số tiền vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh thì mới giải tỏa kê biên, chấm dứt ngăn chặn giao dịch, tạm dừng giao dịch đối với hàng loạt bất động sản, dự án “khủng” ở nhiều tỉnh, thành phố.
Điển hình, phía Công ty Phương Trang (gồm ông Phạm Đăng Quang, ông Nguyễn Hữu Luận và Công ty Cổ phần Phương Trang FUTABUSLINE) hoàn trả lại 1.200 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án. Khi Công ty Phương Trang nộp đủ số tiền trên thì được nhận lại toàn bộ số cổ phần của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Thành Hi (hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa ông Phạm Đăng Quang, ông Nguyễn Hữu Luận và Công ty Cổ phần Phương Trang FUTABUSLINE với phía bị cáo Lan gồm, Nguyễn Thị Minh, Lê Nguyễn Hồng Ân, Nguyễn Thị Huyền Anh được hủy bỏ).
Chấm dứt ngăn chặn giao dịch, tạm dừng giao dịch đối với cổ phần của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Thành Hiếu, 3 dự án liên quan đến công ty này làm chủ đầu tư (gồm, dự án Khu Thương mại và Nhà ở cao tầng Golden Gate tại phường Tân Hưng, quận 7; dự án khu dân cư thương mại dịch vụ Thành Hiếu tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An và dự án khu dân cư, tái định cư Thành Hiếu tại Long An). Hủy bỏ việc thế chấp liên quan đến dự án Golden Gate cũng như việc thể chấp cổ phần của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Thành Hiếu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn.
Ngân hàng này phải giao lại giấy tờ liên quan đến quyền tài sản phát sinh từ giá trị khai thác Dự án Khu Thương mại và Nhà ở cao tầng Golden Gate và cổ phần của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Thành Hiếu (970.200 cổ phần) đang được thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn cho phía Công ty Phương Trang (gồm, ông Phạm Đăng Quang, ông Nguyễn Hữu Luận và Công ty Cổ phần Phương Trang FUTABUSLINE) để tiếp tục thực hiện các dự án trên.
Video đang HOT
Tương tự, Công ty cổ phần Sơn Long Thọ nộp số tiền 1.275 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh. Số tiền này dùng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án. Khi công ty nộp đủ số tiền trên vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh thì sẽ giải tỏa kê biên đối với quyền sử dụng đất thuộc thửa đất số 241, tờ bản đồ số 3, diện tích 197.262 m2, tại xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, Long An theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An cấp ngày 10/22/2014 cho Công ty TNHH Lương Cát Caric (đang bị kê biên theo lệnh của Cơ quan CSĐT Bộ Công an).
Chấm dứt ngăn chặn giao dịch, tạm dừng giao dịch đối với 5 dự án liên quan (gồm, dự án khu dân cư, tái định cư xã Tân Lập, huyện Cần Giuộc, quy mô diện tích 22,27ha do Công ty cổ phần phát triển bất động sản Long An đứng tên chủ đầu tư; Dự án khu dân cư chợ mới thị trấn Cần Giuộc, quy mô diện tích 16,17ha do Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Châu đứng tên chủ đầu tư; Dự án khu tái định cư tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, quy mô diện tích 54,66 ha do Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Phố Đông đứng tên chủ đầu tư; Dự án nghĩa trang tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, quy mô diện tích 29,73 ha do Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Bảo đứng tên chủ đầu tư; Dự án xưởng đóng tàu Caric, quy mô diện tích 19,72 ha do Công ty TNHH Lương Cát Caric đứng tên chủ đầu tư), Công ty cổ phần Sơn Long Thọ được tiếp tục thực hiện thủ tục chuyển nhượng các pháp nhân cùng 5 dự án liên quan nêu trên theo quy định.
Công ty cổ phần địa ốc Hoàn Hảo (do ông Nguyễn Huyền Nam là đại diện theo pháp luật) nộp lại số tiền 1.453,4 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành dân sự TP Hồ Chí Minh. Khi Công ty cổ phần địa ốc Hoàn Hảo nộp xong toàn bộ số tiền thì phía bị cáo Lan phải giao lại toàn bộ cổ phần tại công ty cổ phần địa ốc Hoàn Hảo cho Công ty cổ phần địa ốc Hoàn Hảo (cụ thể là cho ông Nguyễn Huyền Nam và các cá nhân do ông Nam chỉ định, giao dịch chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty cổ phần địa ốc Hoàn Hảo và phía bị cáo Lan được hủy bỏ). Chấm dứt ngăn chặn giao dịch, tạm dừng giao dịch đối với khu đất 235B Nguyễn Văn Cừ để công ty Hoàn Hảo tiếp tục thực hiện dự án…
Vụ Thuduc House: Không phạm tội nhưng vẫn bị giữ lại 116 tỉ đồng?
Ông Lê Trọng Đại (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Thuduc House) cho rằng cấp sơ thẩm giao Cục Thi hành án dân sự TP.HCM thu hồi hơn 116 tỉ đồng của ông là không đúng.
Ngày 25.4, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục diễn ra phần tranh luận của các luật sư bào chữa cho các bị cáo, người liên quan trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House).
Ông Lê Trọng Đại kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm năm 2023 của TAND TP.HCM. Lý do là bản án sơ thẩm đã quyết định: "Giao Cục Thi hành án dân sự TP.HCM thực hiện thu hồi hơn 116 tỉ đồng từ ông Lê Trọng Đại chuyển về tài khoản của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an để đảm bảo cho việc xử lý khi bắt được Trịnh Tiến Dũng (hiện đang bị truy nã)".
Theo ông Đại, quyết định trên của cấp sơ thẩm không phù hợp với quy định pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng ông.
Tại bản án sơ thẩm cũng đã nêu rõ phần kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra xác định "không đủ căn cứ để xử lý đối với Lê Trọng Đại về tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới".
"Cáo trạng của Viện KSND tối cao đã nêu rõ liên quan đến nội dung giao dịch của tôi là tách ra để tiếp tục điều tra làm rõ. Mặc dù tôi không có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng việc tách ra (nếu có) để tiếp tục làm rõ, thì không có căn cứ để hội đồng xét xử yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự buộc tôi phải nộp số tiền nói trên vào tài khoản của Cơ quan Cảnh sát điều tra", ông Đại nêu.
Các bị cáo tại tòa, hiện Trịnh Tiến Dũng đã bỏ trốn nên đang bị truy nã. Ảnh NGÂN NGA
Luật sư Phan Trung Hoài (bảo vệ quyền lợi cho ông Đại) đề nghị tòa cấp phúc thẩm hủy một phần bản án sơ thẩm đối với phần quyết định buộc ông Đại phải nộp lại hơn 116 tỉ đồng.
Bởi theo luật sư, ông Đại chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đại diện Viện kiểm sát cấp sơ thẩm cũng không đề nghị buộc ông phải nộp lại số tiền này. Thực chất, đây là số tiền mà ông Đại cho Trịnh Tiến Dũng mượn, là giao dịch dân sự giữa các bên. Đồng thời, tại kết luận điều tra cũng nêu rõ không đủ căn cứ để xử lý đối với ông Đại về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Quan hệ của ông Đại và Dũng là giao dịch dân sự (vay mượn, hợp tác kinh doanh một số bất động sản), số tiền 116 tỉ đồng là ông Đại cho Dũng vay. Do Dũng không ở Việt Nam nên số tiền USD ban đầu được chuyển về Việt Nam nhưng không được ngân hàng chấp nhận, nên Công ty AVI là công ty trong nước trả lại cho ông Đại thông qua hợp đồng vay. Ông Đại hoàn toàn không liên quan bất cứ điều gì đến hành vi bị coi là vi phạm pháp luật trong vụ án này.
Trước đó, từ năm 2016 - 2020, Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo nhiều người thành lập một số doanh nghiệp, trong đó phần lớn là các công ty "ma" (không có hoạt động kinh doanh thực tế), hoặc mua CMND từ nguồn trôi nổi và thuê làm giả để thành lập công ty.
Để chuyển tiền ra, vào Việt Nam, lừa đảo chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng, Dũng đã chỉ đạo cấp dưới chuẩn bị sẵn một số hàng hóa, linh kiện điện tử là hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng, hàng có giá trị thấp.
Để hợp thức hóa đầu vào, Dũng và Lưu Thị Ngát (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Khánh Hưng) thành lập và sử dụng 17 công ty vỏ bọc xuất hóa đơn giá trị gia tăng khống để hợp thức hóa đầu vào cho Công ty Sài Gòn Tây Nam, Thuduc House và Công ty Hoàng Nam Anh để các công ty này xuất khẩu và hoàn thuế giá trị gia tăng.
Từ đó, Trịnh Tiến Dũng và đồng phạm vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới gần 1.760 tỉ đồng; lừa đảo chiếm đoạt hơn 537 tỉ đồng thuế giá trị gia tăng.
Giữa năm 2023, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 67 bị cáo trong vụ Thuduc House từ phạt tiền đến 30 năm tù về nhiều tội danh. Sau đó có 43 bị cáo kháng cáo xin giảm án. Trịnh Tiến Dũng đang bỏ trốn nên bị truy nã.
Hôm nay 26.4, phiên tòa tiếp tục làm việc.
Bà Trương Mỹ Lan 'một tay che trời' tại SCB Cơ quan điều tra cáo buộc, từ 12 năm trước, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã vạch ra kế hoạch dùng tiền để thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan cùng 85 bị can khác,...