Nhiều doanh nghiệp gỗ phải rao bán nhà máy vì Covid-19
Nhiều doanh nghiệp gỗ đã đóng cửa vì không nhận được đơn hàng nào trong tháng 4, thậm chí một số phải bán nhà máy vì lỗ lã.
Do nhiều doanh nghiệp (DN) ngưng hoạt động, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong nửa đầu tháng 4 chỉ đạt 323 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ năm 2019 (trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đã giảm 33,35% so với cùng kỳ), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam dự đoán trong tháng 5 và 6, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ còn tiếp tục ảm đạm, mức sụt giảm có thể lên tới trên 50% so với cùng kỳ năm 2019 do tác động của dịch Covid-19.
Cụ thể, xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tháng 4 chỉ còn khoảng 50%, đến tháng 5 còn 30% và sang tháng 6, tháng 7 sẽ giảm hơn nữa do không có đơn hàng.
Nhiều DN đóng cửa vì không nhận được đơn hàng nào trong tháng 4. Một số công ty như Kim Sen, BHL Tân Sơn… đã thông báo bán nhà máy.
Trước đó, trong quý I/2020, xuất khẩu các mặt hàng này đạt 2,576 tỉ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu thực hiện các đơn hàng đã ký trong năm 2019.
Video đang HOT
Một nhà máy sản xuất sàn gỗ công nghiệp tại VIệt Nam
Theo hiệp hội này, nhiều DN không dám ký đơn hàng mới do lo ngại dịch bệnh. Điển hình như công ty Tavico đã giảm nhập gỗ 70% so với trước. Các DN nhập khẩu gỗ từ châu Phi cho biết lượng gỗ tồn kho đủ cung cấp cho thị trường tới 6 tháng tiếp theo mà không cần nhập thêm.
Trước viễn cảnh đầy khó khăn của ngành trong thời gian tới, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ Việt Nam Ngô Sỹ Hoài cho rằng dù nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN, trong đó có DN ngành gỗ và chế biến gỗ, phục hồi sản xuất sau dịch nhưng để chính sách đến được với DN, trước mắt, đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có biện pháp tháo gỡ vướng mắc thủ tục, tài liệu chứng minh thiệt hại, giảm thu nhập… của các DN chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 với các ngân hàng thương mại theo quy định của Thông tư 01.
Trong trung và dài hạn, cần có chính sách thúc đẩy liên kết chuỗi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đồ gỗ và trang trí nội thất trong nước; tập trung phát triển cơ chế nhằm hỗ trợ các DN nhỏ và siêu nhỏ, bao gồm cả các DN xưởng xẻ, nhằm kết nối người dân với DN tốt hơn, kết hợp với quảng bá, ưu tiên các sản phẩm của làng nghề, đặc biệt là các sản phẩm từ rừng trồng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa.
Các DN gỗ và chế biến gỗ cũng đề nghị Bộ Công Thương có các dự án thúc đẩy thương mại điện tử, xúc tiến quảng bá bán hàng online cho ngành gỗ.
Một giải pháp khác như: cơ cấu lại dòng sản phẩm theo hướng cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương xem xét khi phê duyệt các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, để tránh tình trạng DN có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư quá nhiều vào các dòng sản phẩm gỗ dành cho phòng bếp, phòng tắm và bàn trang điểm (chiếm 60% tổng cầu của tất cả các sản phẩm đồ gỗ của thế giới) , làm mất thị phần của DN gỗ trong nước.
Khởi tố bị can đối với người phụ nữ "bắt cóc", làm nhục tình địch
Ngày 8-5, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng cho tại ngoại để điều tra đối với 3 đối tượng, gồm: Lê Thị Thanh Loan (SN 1960, ngụ phường 6, quận 4, TPHCM) về hành vi "bắt giữ người trái pháp luật" và "cướp tài sản"; Trần Anh Quốc (SN 1986, con trai bà Loan) và Nguyễn Thị Thảo Hiền (SN 1993, ngụ thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, con dâu bà Loan) về hành vi "bắt giữ người trái pháp luật".
Theo điều tra ban đầu, ông Trần Văn Sinh (SN 1956, ngụ phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM) có vợ là bà Lê Thị Thanh Loan. Vợ chồng ông Sinh là chủ doanh nghiệp gỗ có tiếng tại khu vực ngã tư Vũng Tàu (TP Biên Hoà, Đồng Nai). Đầu năm 2020, ông Sinh có quan hệ tình cảm riêng tư với bà N.T.K.T. khiến bà Loan nghi ngờ và quyết định theo dõi để bắt quả tang.
Khoảng 11 giờ ngày 24-3, bà Loan phát hiện ông Sinh cùng với bà T. đi làm giấy chứng minh nhân dân ở Công an quận 4, TPHCM nên đã cùng với Quốc, Hiền, Nguyễn Hoàng Phú (SN 1988, anh ruột Hiền), Nguyễn Chí Mỹ (anh em họ của Hiền) và 2 người bạn của Mỹ (chưa rõ nhân thân lai lịch) sử dụng xe ô tô chở nhau để bám theo, tìm và xử lý tình địch.
Thấy chồng mình đang đi chung với người tình bằng xe Grab trên QL1A, bà Loan và những người đi cùng đã bám theo, khi về đến trạm thu phí cầu Đồng Nai thì ông Sinh xuống xe để vào công ty ở gần đó, bà T. tiếp tục đi taxi về trung tâm TP Biên Hòa. Lập tức bà Loan bảo Quốc lái xe vượt lên chặn đầu xe, buộc bà T. lên xe của mình để chở về TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Bà Loan đưa bà T. vào nhà người cháu họ là chị T.T.B.C. (SN 1980, ngụ phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An). Tại đây, bà Loan cùng những người trên đã có hành vi làm nhục bà T. là đánh đập, cắt tóc và bắt viết cam kết không tiếp tục quan hệ với ông Sinh.
Bà Loan lấy điện thoại của bà T. kiểm tra thì phát hiện có nhiều tin nhắn, hình ảnh tình cảm của chồng và bà T. nên đã giữ lại chiếc điện thoại để làm bằng chứng mối quan hệ ngoại tình này...
Ngoài ra, bà Loan còn lục túi xách của bà T. lấy tiền đưa cho 2 thanh niên là bạn của Mỹ để mua cơm ăn trưa. Còn lại 1 triệu đồng bà Loan để cho bà T. có lộ phí đón taxi về.
Chiếc xe các đối tượng đã sử dụng
Lãnh đạo Viện Kiểm sát TP Biên Hòa khẳng định vụ việc hiện đang được các cơ quan chức năng khẩn trường điều tra làm rõ.
TIẾN MINH
Chồng nữ đại gia bất động sản Thái Bình từng bị tố cáo tội 'Đe dọa giết người' Nguyễn Xuân Đường - Chồng nữ đại gia bất động sản Nguyễn Thị Dương từng bị tố cáo lên cơ quan công an vì có hành vi đe dọa giết người. Chồng nữ đại gia từng "Đe dọa giết người" Nữ đại gia Nguyễn Thị Dương (SN 1980, trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, TP Thái Bình), Giám đốc Công...