Nhiều doanh nghiệp BOT đang phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu
Bộ GTVT cho biết đang tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 diễn ra chiều 4/9, phóng viên đã đặt câu hỏi với về tín dụng mảng BOT. Cu thể, các doanh nghiêp BOT bị ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19 và thu phí không được như cam kết. Nếu để rơi vào nhóm nợ xấu, mất đi quyền đấu thầu sẽ bị ảnh hưởng, trong khi đây là những DN chủ chốt trong ngành xây dựng và nhiều lao động.
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, ngành GTVT có 61 dự án BOT, trong đó có 60 dự án đã đưa vào khai thác, còn 1 dự án đang đầu tư xây dựng. Qua theo dõi, nhiều hợp đồng có nguồn thu sụt giảm so với dự kiến do 3 nguyên nhân.
Thứ nhất, do định hướng chung về ổn định giá, giảm giá vé xe vận tải, xe tải, nhóm 4, 5.
Thứ hai là do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên lưu lượng giao thông giảm.
Thứ ba là chưa thực hiện điều khoản trợ giá cho các nhà đầu tư, cần có thời gian nhất định để tăng trưởng mức thu…
Video đang HOT
Bộ GTVT tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp.
“Chúng tôi có phân tích các nguyên nhân do tác động khách và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là tác động do dịch COVID-19, phát triển kinh tế không như ban đầu. Còn nguyên nhân chủ quan là do quá trình lập dự án, phương án tài chính…”, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết.
Do đó, bộ GTVT đề nghị các yếu tố nào do khách quan thì cần xem xét tháo gỡ cho các nhà đầu tư. Nếu không cho tăng giá thì khó khăn, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong đó có việc giảm chi phí vận tải như giảm giá vé các phương tiện giao thông tại các dự án BOT… nhưng cần lộ trình. Vì hiện nay, nhiều nhà đầu tư BOT phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu, khó khăn để DN hoạt động, gần đây bộ đã có các biên bản trình lên VPCP, báo cáo để có chỉ đạo.
Nợ xấu còn tiềm ẩn, lo cho tín dụng BOT
Theo báo cáo về kết quả thực hiện các Nghị quyết Quốc hội của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu đã xử lý được một bước quan trọng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Xử lý được gần 1.077 nghìn tỷ đồng nợ xấu
Cụ thể, theo báo cáo, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 3/2020 là 1,77%. Tỷ lệ này tuy duy trì ở mức dưới 3% như mục tiêu đề ra, nhưng lại đã tăng nhẹ so với cuối năm 2019 (1,63%).
Tính từ năm 2012 đến cuối thang 3/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được gần 1.077 nghìn tỷ đồng nợ xấu, riêng năm 2019 xử lý được gần 160 nghìn tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2020 xử lý được 26,94 nghìn tỷ đồng).
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống TCTD đến tháng 3/2020 ơ mưc 4,46%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016, mức 7,36% cuối năm 2017 và mức 5,85% vào cuối năm 2018.
Về xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối thang 3/2020, cả hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 299,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Bên cạnh đó, đến thời điểm cuối tháng 3/2020, các tổ chức tín dụng đã sử dụng 154,58 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng.
Riêng với VAMC, sau 7 năm đi vào hoạt động, từ năm 2013 đến 31/3/2020, đơn vị này đã thực hiện mua nợ của tổ chức tín dụng tổng số trên 335,6 nghìn tỷ đồng, xử lý được hơn 272,2 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc của TCTD. Dư nợ gốc còn lại phải xử lý là trên 95,1 nghìn tỷ đồng.
"Nguy cơ" từ 64 nghìn tỷ đồng dư nợ BOT
Mặc dù các con số về nợ xấu và xử lý nợ xấu hiện đã khá "đẹp" so với trước đây, nhưng theo NHNN nợ xấu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các TCTD. Nợ xấu hiện đang tập trung chủ yếu ở các TCTD yếu kém, tuy nhiên chưa thể xử lý nhanh được do nhiều khoản nợ liên quan đến vụ án, hô sơ phap ly chưa hoan chinh và khả năng trích lập dự phòng rủi ro cua một số TCTD còn hạn chế.
Ngoài ra, với nhiều chương trình tín dụng đặc thù, nợ xấu cũng tiềm ẩn các nguy cơ, theo chiều hướng không thuận.
NHNN cho biết, hiện nợ xấu chương trình cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ để hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ có xu hướng gia tăng.
Nợ xấu bắt đầu phát sinh từ năm 2017 tại 11 tỉnh, thành phố với tỷ lệ 3%. Nhưng đến cuối năm 2018 đã phát sinh lên 18 tỉnh, thành phố với tỷ lệ 17%. Đến nay, tại 25 tỉnh, thành phố, tỷ lệ nợ xấu khoảng 35,2% tổng dư nợ cho vay.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo NHNN, ngoài nguyên nhân khách quan bất khả kháng dẫn đến ngư dân không trả được nợ vay thì còn do: chủ tàu chây ỳ cố tình không trả nợ; năng lực khai thác của chủ tàu yếu kém; ngư trường khai thác không thuận lợi; phương tiện khai thác quá mới và hiện đại nên chủ tàu gặp nhiều khó khăn trong vận hành, kém hiệu quả...
Đặc biệt, đối với cho vay các dự án BOT giao thông, NHNN cho biết hiện có khoảng 49 dự án BOT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu, với dư nợ khoảng trên 64 nghìn tỷ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, tăng trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và việc thực hiện Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của TCTD.
Chính vì vậy, để tạo điều kiện triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay đối với các dự án giao thông theo hình thức BOT, phục vụ phát triển kinh tế, NHNN đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ và tham gia hỗ trợ tích cực với ngành Ngân hàng.
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký.
Thứ hai, tập trung xử lý các vướng mắc liên quan đến thu phí và triển khai thu phí tự động không dừng để minh bạch hóa và kiểm soát nguồn thu.
Thứ ba, đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm thu phí, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý thu phí và quy hoạch giao thông địa phương.
Lùi lộ trình 'siết' vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn: Không thể lơ là kiểm soát dòng chảy tín dụng Việc lùi lộ trình thực hiện giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn sẽ tạo điều kiện giúp các ngân hàng có thêm nguồn lực để đẩy mạnh cung cấp vốn phục vụ cho quá trình khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp có nhu...