Nhiều điểm mới trong năm học 2022 2023 của ngành giáo dục TP.HCM
TP.HCM đã tổ chức lễ khai giảng đồng loạt vào ngày 5/9 với gần 1,7 triệu học sinh ở các cấp học tại TP.HCM trong năm học 2022 – 2023 này, tăng khoảng 21.900 học sinh so với năm ngoái…
Lễ khai giảng năm học mới 2022 – 2023 tại trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, trong năm học 2022 – 2023, toàn ngành giáo dục TP.HCM sẽ chủ động, tích cực chuyển sang trạng thái bình thường mới với phương châm “Đoàn kết kỷ cương, chủ động, sáng tạo, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục”.
Trong số tăng hơn 21.900 học sinh nói trên, bậc học mầm non tăng gần 6.600 cháu; bậc trung học cơ sở tăng 13.660 học sinh; bậc trung học phổ thông tăng 12.760 học sinh; riêng bậc tiểu học giảm 11.000 học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, để thực hiện theo phương châm nói trên, ngành giáo dục đã đề ra các nhiệm vụ, gồm: Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập; đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; có chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, nhà ở; tạo điều kiện cho các nhà giáo, chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường trên địa bàn Thành phố…
Năm học 2022 – 2023, ngành giáo dục đề ra 9 giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó ưu tiên các giải pháp: Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý, thực hiện chuyển đổi số giáo dục; củng cố nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục, tăng trường chuẩn quốc gia; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.
Đối với các cấp học, ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các khối lớp 3, 7 và 10; tham mưu lựa chọn sách giáo khoa đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030. Song song, triển khai tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đạo tạo. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025…
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, cho biết ngành giáo dục Thành phố tạo điều kiện cho các nhà giáo, chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường học trên địa bàn Thành phố cũng như tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Đồng thời, Thành phố tiếp tục củng cố, duy trì hợp tác quốc tế với các tổ chức ngoại giao, tổ chức, đơn vị giáo dục quốc tế có uy tín, phát huy tối đa năng lực của ngành giáo dục.
Năm học 2022 – 2023 TP.HCM hoàn thành và đưa vào sử dụng 575 phòng học mới, trong đó bậc tiểu học có 218 phòng…
Năm học 2022 – 2023, ngành giáo dục TP.HCM chịu áp lực gia tăng dân số rất cao; cụ thể như trên đã nói, năm học mới này toàn thành phố tăng trên 21.000 học sinh các cấp học (riêng bậc tiểu học giảm). Nhiều khu vực có mật độ dân số cao, nhất là các quận nội thành, các quận vùng ven có tỷ lệ dân nhập cư đông (Thủ Đức, Gò Vấp, quận 12, Bình Tân…), vì thế mặc dù cơ sở trường lớp cơ bản là đủ nhưng sĩ số lớp tăng hơn mọi năm và có trường chưa tổ chức dạy và học hai buổi đủ 100%. Trong các quận có áp lực tăng dân số đông, quận Bình Tân có sĩ số học sinh tăng nhiều nhất, với tăng trên 9.000 học sinh trong năm học mới này.
Video đang HOT
Năm học 2022 – 2023, TP.HCM hoàn thành và đưa vào sử dụng 575 phòng học mới, gồm mầm non 210 phòng, tiểu học 218 phòng và trung học cơ sở 147 phòng. Toàn Thành phố hiện có tổng cộng 2.353 trường, bao gồm: Mầm non 1.346 trường, tiểu học 500 trường, bậc trung học có 490 trường với 286 trường trung học cơ sở (278 công lập, 8 tư thục) và 204 trường trung học phổ thông (113 công lập, 91 tư thục), các trung tâm giáo dục thường xuyên…
Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục TP.HCM trong năm học mới 2022 – 2023 là tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục.
Một phường ở TP.HCM với hơn 39.000 dân nhưng không có bất kỳ trường tiểu học nào
Phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú không có trường tiểu học cả công lập và ngoài công lập, là nỗi trăn trở của lãnh đạo ngành giáo dục quận.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và quận 12 thì quận Tân Phú cũng là một trong những địa phương hàng năm có tốc độ gia tăng dân số cơ học cao. Đây cũng là địa phương có nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất, khu công nghiệp lớn, thu hút đông đảo công nhân khắp nơi về đây làm việc.
Chính vì vậy, mỗi năm, trước thềm năm học mới, nỗi trăn trở thiếu trường, lớp và giáo viên luôn đau đáu trong tâm tư, suy nghĩ của lãnh đạo ngành giáo dục của quận.
Phường Phú Thọ Hòa không có bất cứ trường tiểu học nào
Với tổng số dân toàn quận Tân Phú là hơn 484.000 người, dự kiến số học sinh trong độ tuổi đi học (từ mầm non đến trung học cơ sở) toàn quận trong năm học 2022 - 2023 sẽ là gần 93.700 em, tăng hơn khoảng 1.600 em so với năm học trước.
Toàn quận có 211 trường học của tất cả các loại hình, trong đó có 60 trường ngoài công lập, 97 nhóm lớp mầm non ngoài công lập và 54 trường công lập của các bậc học.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phan Sĩ Đạt - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú cho hay, ngành giáo dục quận đã tham mưu Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo các phường, trường thực hiện đúng theo nguyên tắc là đảm bảo đủ chỗ học cho con em nhân dân trên địa bàn quận.
Đặc biệt là đối với con em gia đình chính sách, gia đình nghèo, công nhân, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở mức độ 3.
Thế nhưng, ông Phan Sĩ Đạt nhìn nhận, công tác xây dựng trường lớp trên địa bàn quận vẫn chưa thể theo kịp với tốc độ gia tăng dân số trên địa bàn quận, nhất là đối với bậc học tiểu học.
Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày trên địa bàn quận vẫn còn thấp. Cụ thể: bậc tiểu học chỉ có khoảng hơn 26% học sinh được học 2 buổi, trung học cơ sở chỉ có khoảng hơn 36,3% học sinh được học 2 buổi/ngày.
Ông Phan Sĩ Đạt - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Việc này chưa đảm bảo được kế hoạch dạy và học theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Ngoài ra, phường Phú Thọ Hòa (hơn 39.000 người dân, đứng thứ 7 toàn quận về dân số) nhưng lại không có bất cứ trường tiểu học công lập, ngoài công lập nào.
Phường Hiệp Tân thì không có trường trung học cơ sở công lập, còn phường Phú Thạnh thì lại chưa có trường mầm non công lập.
Những phường khác có dân số cao như Tân Quý (67.000 dân), Tây Thạnh (64.000 dân) hay Sơn Kỳ (46.000 dân) cũng rất áp lực về mặt trường lớp.
Nhằm đảm bảo đúng nguyên tắc đủ chỗ học cho con em người dân sinh sống trên địa bàn quận, ông Phan Sĩ Đạt nói rằng, quận phải áp dụng phương án là những nơi chưa có đủ trường thì phải chuyển sang học tại những địa phương, phường lân cận.
Tất cả các trường trên địa bàn quận đều có lớp được học 2 buổi/ngày, với sĩ số bình quân ở bậc tiểu học là khoảng 45 học sinh/lớp, trung học cơ sở là 42 học sinh/lớp.
Quận Tân Phú không có trường học nào có lớp học với sĩ số 60 học sinh/lớp.
Năm học 2022 - 2023, quận Tân Phú không có trường học mới nào được đưa vào sử dụng.
Trong kế hoạch trung hạn (5 năm tới), quận Tân Phú đã có 7 dự án, công trình xây trường học đã được thành phố duyệt kinh phí, chủ yếu vẫn là bậc học mầm non và tiểu học.
Gần một năm, 50 giáo viên quận Tân Phú nghỉ việc
Ông Phan Sĩ Đạt - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú thông tin, tính từ tháng 9/2021 đến hết tháng 7/2022, có tổng cộng 50 giáo viên từ bậc mầm non đến trung học cơ sở xin nghỉ việc.
Về lý do xin nghỉ việc, ông Phan Sĩ Đạt nói rằng, theo trình bày của giáo viên thì chủ yếu vẫn là lý do gia đình, chuyển công việc khác, theo gia đình đi nước ngoài hay về nhà kinh doanh theo gia đình.
Trong năm học 2022 - 2023, toàn quận thiếu 190 giáo viên, trong đó nhiều nhất vẫn là tiểu học (86 giáo viên), trung học cơ sở (80 giáo viên), còn lại là mầm non và trường chuyên biệt.
Hiện quận vẫn đang tiến hành thực hiện việc tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành giáo dục quận trong năm học sắp tới. Việc tuyển dụng phải đến cuối tháng 9 mới xong.
Theo ông Phan Sĩ Đạt, những bộ môn khó tuyển giáo viên vẫn là Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, cả ở bậc tiểu học lẫn trung học cơ sở.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú nhấn mạnh, chế độ lương, chính sách ưu đãi cho các thầy cô ở bộ môn này còn hạn chế, nên cũng khó thu hút các giáo viên theo dạy ở những bộ môn này.
Ngành giáo dục quận Tân Phú đều xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên hàng năm. Nếu không tuyển dụng đủ, hoặc chưa kịp khi năm học mới bắt đầu, các trường có thể lên kế hoạch mời giáo viên hợp đồng, hoặc thỉnh giảng từ các trường bạn.
Trước thềm năm học mới, năm học 2022 - 2023 sắp bắt đầu trong ít ngày nữa, ông Phan Sĩ Đạt chia sẻ, khó khăn lớn nhất của ngành giáo dục quận là số trường tiểu học đáp ứng cho nhu cầu học sinh trên địa bàn quận Tân Phú còn nhiều khó khăn. T
Tỷ lệ học sinh ở bậc học này được học 2 buổi/ngày còn rất thấp, vẫn chưa được như mong muốn.
Trước tình hình này, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận sẽ tiếp tục tham mưu Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Quản lý dự án của quận cố gắng đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trường học mới, sẽ chú ý và ưu tiên cho trường học của bậc tiểu học.
Đồng thời, sẽ tiến hành rà soát lại các trường học đã xây lâu năm, tiến hành đề xuất sửa chữa, mở rộng quy mô lớp học ở các trường
Quá tải trường lớp - Nỗi lo cũ trước năm học mới Quy mô dân số tăng nhanh trong những năm qua khiến nhiều trường học quá tải, tỷ lệ học sinh trên lớp cao, có nơi lên tới 60 em/lớp. Thực trạng này đang tạo áp lực khiến nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông, tỷ lệ dân số cơ học tăng nhanh trong khi...