Nhiều điểm mới trong đào tạo tài năng
Sau khi dừng lại một năm vào 2012, đề án đào tạo kỹ sư – cử nhân tài năng của ĐH Quốc gia TP.HCM đang được vực dậy bằng một hướng đi mới.
Giảng dạy bằng tiếng Anh, bổ sung các kỹ năng mềm
Ban Đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM vừa xây dựng xong đề án mới về đào tạo kỹ sư – cử nhân tài năng giai đoạn 2013 – 2017, dự kiến triển khai ngay trong năm 2013.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo, cho biết: “Sau 10 năm thực hiện qua 2 giai đoạn, đề án đã đào tạo được 2.688 sinh viên tài năng. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá chương trình và thấy rằng đây là một định hướng đúng đắn, là cơ sở cho việc xây dựng một ĐH nghiên cứu đa ngành có chất lượng đào tạo đạt chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, chương trình đã được thực hiện không dựa vào các tiêu chí cụ thể nên thiếu nhất quán cả về nội dung và cách tổ chức, dẫn đến hoạt động chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Việc xây dựng đề án theo hướng mới thông qua việc tái cấu trúc và hiệu chỉnh chương trình nhằm đạt được mục tiêu đã định ban đầu của đề án”.
Giống với đề án cũ, chương trình sẽ có các môn học tài năng được thiết kế và tổ chức riêng. Tùy theo đặc thù từng ngành học, tỷ lệ số tín chỉ các môn học tài năng có thể thay đổi nhưng tối thiểu phải chiếm 25% tổng số tín chỉ toàn chương trình. Lớp học tài năng phải có sĩ số ít để tăng cường sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên, tư duy phản biện, trình bày ý tưởng…
Một trong những điểm mới của đề án là ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được bổ sung các kỹ năng mềm thông qua việc tích hợp vào các môn học của chương trình hoặc qua các môn học riêng biệt. Đặc biệt, hoạt động ngoại khóa, công tác xã hội và trình độ ngoại ngữ sẽ là những tiêu chí bắt buộc của chương trình tài năng. Tiến sĩ Chính thông tin thêm: “Các chương trình tài năng phải triển khai sinh hoạt ngoại khóa ít nhất là 2 sinh hoạt từ thiện xã hội và 2 sinh hoạt khoa học hoặc học thuật ở cấp độ ĐH Quốc gia hoặc cấp thành phố hằng năm do chính sinh viên tài năng tổ chức và điều hành. Sinh viên năm thứ hai phải đạt trình độ tiếng Anh tương đương 400 TOEIC và khi tốt nghiệp tối thiểu phải đạt 550 TOEIC”.
Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất mà đề án đặt ra là từng bước đưa giảng dạy tiếng Anh vào chương trình. Ở giai đoạn đại cương, mỗi học kỳ sinh viên phải tham dự ít nhất một khóa học sử dụng tiếng Anh hoặc song ngữ. Trong giai đoạn chuyên ngành, mỗi học kỳ sinh viên phải học ít nhất 2 môn học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. “Các đơn vị tổ chức chương trình tài năng phải có kế hoạch cụ thể nhằm đạt được tiêu chí này”, tiến sĩ Chính cho hay.
Sinh viên chương trình kỹ sư tài năng của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực tập – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Video đang HOT
Thử nghiệm 10 chương trình
Theo đề án, ngay trong năm 2013 ĐH Quốc gia sẽ chọn 10 chương trình để đầu tư hỗ trợ kinh phí hoạt động.
Trong giai đoạn 2013 – 2017, mỗi năm sẽ tăng thêm 2 chương trình. Theo quy định, mỗi lớp học sẽ từ 40 – 60 sinh viên. Tiến sĩ Chính cho biết, dựa trên 19 chương trình cũ và một số chương trình mới, ĐH Quốc gia sẽ họp hội đồng xét duyệt chương trình. Chương trình được chọn lựa đầu tư phải đáp ứng theo định hướng và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, những chương trình dù không được hỗ trợ kinh phí nhưng đủ điều kiện đào tạo vẫn sẽ được vận hành dựa trên kinh phí của riêng trường thành viên.
Việc tuyển chọn sinh viên đầu vào cũng vẫn dựa trên các tiêu chí cũ nhưng kỹ lưỡng hơn, thông qua điểm thi ĐH đầu vào (với trường tuyển ngay năm nhất) hoặc điểm trung bình chung năm học (với trường tuyển sau năm 1, 2), kết hợp với việc kiểm tra phỏng vấn trực tiếp hoặc bài viết. Ngoài việc được cấp học bổng như trước đây, sinh viên còn được miễn học phí toàn bộ chương trình đào tạo tiếng Anh được thiết kế riêng và hỗ trợ kinh phí cho đề tài nghiên cứu thuộc chương trình tài năng. Về việc làm của sinh viên tài năng sau khi tốt nghiệp, tiến sĩ Chính chia sẻ: “Thông qua việc liên kết với các đơn vị bên ngoài, nhà trường sẽ tạo điều kiện để sinh viên tài năng có cơ hội thực tập, nhận học bổng cũng như làm việc khi ra trường”.
Theo thanh niên
Gặp chàng trai Bình Định giành ba học bổng tiến sĩ toàn phần
Từ Melbourne (Australia), tôi bắt xe đò xuống Geelong (một thành phố nhỏ thuộc bang Victoria cách Melbourne 70km) và hẹn gặp Nguyễn Tiến Vũ (sinh năm 1989, quê Tam Quan, Hoài Nhơn) ở ga Geelong.
Một thanh niên rắn rỏi, da rám nắng, vẻ ngoài hơi "bụi", khác với những gì tôi hình dung về Vũ khi biết đây là chàng trai Bình Định từng giành đến ba học bổng tiến sĩ toàn phần ở nước ngoài.
Đó là vào cuối năm 2011, sau khi Nguyễn Tiến Vũ vừa tốt nghiệp lớp cử nhân tài năng ngành Khoa học máy tính, khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) với điểm trung bình 8,7 và điểm 10 cho luận văn tốt nghiệp; cùng điểm TOEIC 830, TOEFL iBT 80 và IELS 6.5. Đệ đơn xin học bổng với bảng vàng thành tích là hai bài báo tham gia hội thảo khoa học quốc tế, cùng học bổng hàng năm của nhiều công ty, tổ chức, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học... Kết quả là cả ba trường đại học: Quốc gia Singapore (NUS), Concordia (Quebec Canada) và Deakin (Victoria, Australia) đều có thư tiếp nhận. Đắn đo cân nhắc, cuối cùng, đầu năm 2012, Vũ khăn gói sang Australia.
Nguyễn Tiến Vũ.
Tiến Vũ giải thích: "Tôi chọn Trường Deakin bởi GS Dinh Phung - người hướng dẫn chính của tôi - chuyên sâu nghiên cứu về mô hình toán học - lĩnh vực mà tôi muốn theo đuổi. Nhóm nghiên cứu của vị GS này ở Trung tâm Prada, Đại học Deakin, cũng là một trong số ít các nhóm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này trên thế giới".
Đề tài Vũ chọn để làm ở Úc là "Weakly-Supervised phương pháp phi tham số Bayes" (Weakly-Supervised Bayesian Nonparametric Models). Đây là một lĩnh vực khá "nóng" trong ngành khoa học máy tính trên thế giới. Tháng 8 năm 2012, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán cũng mới tổ chức khóa bồi dưỡng chuyên đề về lĩnh vực này ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Vũ trong phòng nghiên cứu.
Hỏi Vũ về lý do chọn ngành khoa học máy tính, trong khi ba Vũ là công an ở địa phương, mẹ là bác sĩ ở Tam Quan, Vũ nói: "Ngày nhỏ, tôi học đều nhưng vẫn mê môn Hóa, lại được thầy Nguyễn Trương (Trường THPT Nguyễn Trân, Hoài Nhơn) hướng dẫn nhiệt tình, từng đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa cùng năm với Huỳnh Anh Vũ (cũng là một sinh viên Bình Định, tốt nghiệp Trường đại học Swinburne, Australia - PV). Lúc chọn trường thi đại học, ba mẹ muốn tôi theo ngành Y. Nhưng hồi đó, tôi thi đại học lọt vào top thí sinh đạt điểm cao và được chọn vào lớp cử nhân tài năng của Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Mê khoa học tự nhiên nên tôi rất thích và gắn với khoa học máy tính từ đó".
Học ở Trường Đại học Deakin, ngoài việc được đài thọ học phí, Vũ còn nhận sinh hoạt phí gần 24 ngàn đô la Úc mỗi năm trong suốt 3 năm theo học. "Điều kiện vậy là ổn, vấn đề khó khăn nhất của tôi, cũng như những người lần đầu ra nước ngoài học, bên cạnh ngôn ngữ, vẫn là hòa nhập. Thật may, Australia có chính sách đa văn hóa rất tốt, nên sinh viên nước ngoài sang đây học không gặp nhiều bỡ ngỡ. Geelong tuy ít người Việt, nhưng may mắn là tôi được gặp và cùng thuê nhà với đôi vợ chồng anh chị người Bình Định, cũng là nghiên cứu sinh cùng thầy hướng dẫn. Ngoài ra, tôi còn kết bạn với sinh viên đến từ các nước khác" - Vũ chia sẻ. Trong quá trình học tập nghiên cứu và công tác (giai đoạn Vũ ở lại trường cuối năm 2011) ở khoa Công nghệ thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên, được sự hướng dẫn tận tình của các thầy như PGS.TS Lê Hoài Bắc, TS Trần Minh Triết, TS Lý Quốc Ngọc... nên Vũ như càng được tiếp thêm niềm đam mê.
Hiện nay, Vũ đang bổ sung thêm kiến thức cho quá trình nghiên cứu, hoàn thành một số công trình, đang đưa ra đề cương nghiên cứu, chuẩn bị dữ liệu và chạy thực nghiệm tiếp theo. Ngoài ra, Vũ có thêm ba bài báo tham gia hội thảo quốc tế, trong đó có một hội thảo được xếp hạng A ở Queensland, một hạng B ở Nhật Bản và một ở Melbourne.TVN
Nguyễn Tiến Vũ (ngoài cùng bên trái) cùng các sinh viên quốc tế.
Thực tế, không chờ đến khi đã là nghiên cứu sinh, Vũ mới để tâm nghiên cứu khoa học. Ngay từ khi học đại học, chàng sinh viên Bình Định này đã "rinh" không ít giải thưởng về nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, năm 2010, Vũ đoạt giải thưởng và học bổng Lawrence Sting cho sinh viên xuất sắc các trường đại học và có bài báo khoa học trình bày tại hội thảo quốc tế về Imaging Engineering (ICIE 2011TVN) do Hiệp hội quốc tế kỹ sư máy tính và công nghệ thông tin tổ chức tại Hồng Kong; năm 2011 có giải Quả táo vàng Newton, giải Nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học... Trong thời gian chờ visa sang Australia, Vũ lại có thêm bài báo tham gia hội thảo quốc tế về công nghệ thông tin và máy tính do IEEE (một hiệp hội quốc tế chuyên về đổi mới công nghệ) tổ chức tại Việt Nam.
Hỏi Vũ về bí quyết để học tốt và nghiên cứu khoa học, Vũ cho biết: "Quan trọng nhất là say mê với lĩnh vực mình đã chọn. Hơn nữa, trong quá trình học tập, đôi khi chúng ta thấy căng thẳng, điều quan trọng nhất là lạc quan và có niềm tin vào chính mình".
Nói về tương lai, Vũ cười hiền: "Tôi xác định mục tiêu là học tốt để nắm kỹ năng, kiến thức, công nghệ mới và cũng chỉ có vậy mới mong làm được chút gì đó trong tương lai. Còn nói thêm nữa thì thật khó, bởi tôi mới học năm đầu tiên thôi mà".
Theo Dantri
Tạm ngưng tuyển sinh cử nhân tài năng Sau 10 năm, đề án đào tạo kỹ sư - cử nhân tài năng của ĐHQG TP.HCM được thực hiện tại các trường thành viên phải tạm ngưng tuyển sinh khóa mới trong năm nay. Giờ học của sinh viên năm 3 hệ cử nhân ngành hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: Như Hùng Việc tạm dừng tuyển sinh...