Nhiều địa phương tinh giản biên chế giáo viên còn cứng nhắc
Một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số, dẫn đến thừa thiếu giáo viên.
Đây là vấn đề được Bộ GD-ĐT thẳng thắn chỉ ra tại Hội nghị Tổng kết kế hoạch năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra sáng nay (6/8).
Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức việc quy hoạch lại mạng lưới và xây dựng đề án rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Điều này dẫn đến tình trạng triển khai còn lúng túng, không đồng nhất; thiếu đất cho xây dựng trường học đặc biệt là ở các thành phố lớn và thiếu trường, lớp mầm non, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; chưa bám sát các quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt là gắn với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sự phát triển của một số cơ sở đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường lao động.
Toàn cảnh hội nghị.
Sau khi sắp xếp, quy hoạch lại các điểm trường, tại một số địa bàn dân cư phân tán, giao thông bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi học của học sinh nhưng chưa có giải pháp khắc phục; chưa thuận lợi cho người dân và bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh. Sau sáp nhập, các trường gặp khó khăn do việc giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý; chưa giải quyết dứt điểm được tình trạng đội ngũ nhân viên văn phòng, kế toán… dôi dư.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT cũng đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên (bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 địa phương có tăng dân số cơ học và 05 tỉnh Tây Nguyên). Hà Nội, Quảng Ngãi và một số địa phương đã triển khai hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD-ĐT về rà soát đội ngũ và vấn đề thừa, thiếu, hợp đồng giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông .
Tuy nhiên, hiện nay, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, nhiều tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non, phổ thông theo định biên quy định. một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số (hằng năm cắt giảm theo lộ trình để đến năm 2021 giảm 10%), do vậy không có biên chế để tuyển mới, dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.
Số lượng, chất lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ còn thấp; năng lực phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn của một số giảng viên còn hạn chế.
Về phía địa phương, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho hay, tỉnh An Giang đã giao cho Sở Nội vụ xây dựng đề án tinh giản biên chế với các sở ngành trên toàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt chú ý đến ngành giáo dục vì đây là ngành đặc thù, có những đặc điểm riêng nên phải chú ý để vừa tinh giản nhưng đảm bảo chất lượng giao dục vẫn được duy trì.
Ông Bình cho rằng, hiện nay ngành sư phạm đang đào tạo thừa giáo viên. Khi chưa giải quyết được vấn đề này thì chưa sắp xếp tinh giản 10% theo lộ trình như hướng dẫn của Bộ GD-ĐT vì nếu không sẽ gây hoang mang cho đội ngũ giáo viên.
Do vậy, ông Bình đề xuất có thể năm đầu giảm 2-3% rồi mới tính đến giảm biên chế tiếp theo.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho rằng, hiện nay vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ đang xảy ra tại một số địa phương. Điều này cho thấy công tác dự báo về nhu cầu nhân lực ngành giáo dục chưa được chuẩn xác. Các ngành, các địa phương cần nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Về vấn đề xét tuyển đặc biệt với giáo viên hợp đồng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu các địa phương cần nhanh chóng thống kê các trường hợp giáo viên được xét tuyển đặc biệt theo Nghị định 161 của Chính phủ để xem xét.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tưởng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các địa phương cần rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên để khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để sẵn sàng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các địa phương cũng cần tiến đến đặt hàng với các trường sư phạm để đảm bảo cung ứng vừa đủ số lượng giáo viên; tiếp tục rà soát, tinh gọn đội ngũ phục vụ trong các trường học như kế toán, nhân viên bảo vệ, y tế…/.
Theo VOV
Tập huấn nâng cao năng lực sư phạm cho gần 1.000 CBQL giáo dục Phú Thọ
Trong 3 ngày (3-5/8/2019), Sở GD&ĐT Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị tập huấn "Tăng cường năng lực ứng xử sư phạm và nâng cao đạo đức nhà giáo cho cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục, giáo viên" cho tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Các CBQL giáo dục tỉnh Phú Thọ tham dự tập huấn
Theo đó, gần 1.000 CBQL giáo dục các cấp học, bao gồm hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và giám đốc trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã tham dự Hội nghị tập huấn được tổ chức tập trung tại Trường ĐH Hùng Vương.
Nội dung trọng tâm được Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ triển khai bao gồm: tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh Phú Thọ về tăng cường đạo đức nhà giáo; bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng xử và giải quyết các tình huống sư phạm và chia sẻ các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, nhà giáo ưu tú Phùng Quốc Lập - Phó Giám đốc sở GD&ĐT Phú Thọ đã chỉ ra những khó khăn, thách thức và áp lực đối với nghề giáo và thầy, cô giáo trong bối cảnh hiện nay - một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo.
Ông Phùng Quốc Lập cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực ứng xử và giải quyết các tình huống sư phạm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với giáo viên các cấp học, đồng thời chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục, các trung tâm Giáo dục thường xuyên tiếp tục quán triệt, triển khai các nội dung được tập huấn tới giáo viên tại các đơn vị, thời hạn hoàn thành trong tháng 8/2019.
Bên cạnh đó, hưởng ứng phong trào xây dựng trường học hạnh phúc do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ dự kiến sẽ triển khai xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng, dự kiến sẽ bắt đầu thí điểm ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông trong năm học 2019-2020.
Theo GDTĐ
Sở GD&ĐT TP.HCM lưu ý triển khai xây dựng bộ quy tắc ứng xử trường học Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đề nghị Thủ trưởng các đơn vị triển khai Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Ảnh minh họa/internet Theo đó yêu cầu căn cứ quy định tại Thông tư của Bộ GD&ĐT,...