Nhiều địa phương ở Hà Tĩnh cho học sinh tiểu học, mầm non trở lại trường

Theo dõi VGT trên

Hôm nay (22/2), nhiều địa phương đã cho học sinh mầm non, tiểu học trở lại học ở trường. Công tác phòng, chống dịch bệnh và giữ ấm cho học sinh được các trường thực hiện nghiêm túc.

Sáng nay, các địa phương như: Thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên đã cho học sinh tiểu học, mầm non đi học trở lại.

Nhiều địa phương ở Hà Tĩnh cho học sinh tiểu học, mầm non trở lại trường - Hình 1

Học sinh Trường Tiểu học Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp.

Các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, thị xã Kỳ Anh chỉ có một số ít trường mầm non vẫn duy trì nền nếp nhưng tỷ lệ học sinh chuyên cần thấp do phụ huynh e ngại thời tiết xấu, không đưa con đến trường.

Các địa phương như huyện Kỳ Anh, Đức Thọ vẫn tiếp cho các trường linh hoạt kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế.

Cũng do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh nên sáng nay, 4 địa phương Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc và Lộc Hà tiếp tục cho học sinh tiểu học, mầm non nghỉ học.

Thầy Phan Thanh Dân – Trưởng Phòng GD&ĐT Lộc Hà cho biết: “Toàn huyện có 10 xã, thị ở vùng dịch cấp độ 3,4; 2 xã vùng dịch cấp độ 2 nhưng trong trường học tỷ lệ học sinh F0 cao nên nhiều lớp phải tạm thời nghỉ học. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, trước mắt chúng tôi tạm cho bậc tiểu học, mầm non nghỉ học”.

Việc đi học trở lại của các em sẽ tùy vào tình hình thực tế tại các địa phương.

Hàng triệu học sinh náo nức trở lại trường

Đầu tuần qua, hàng triệu học sinh mầm non, tiểu học, lớp 6 của nhiều địa phương trong cả nước trở lại trường sau nhiều tháng liền học ở nhà vì dịch COVID-19.

Video đang HOT

Cùng với đó, tại Hà Nội, sinh viên nhiều trường đại học cũng trở lại giảng đường, kể từ đợt dịch thứ 4 bùng phát.

Hàng triệu học sinh náo nức trở lại trường - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn kiểm tra đi thị sát mở cửa trường học tại Thanh Hóa.

Không thể chậm trễ hơn

Sau nhiều tháng ngày mong mỏi, tiếng trống trường rộn rã lại vang lên ở khắp mọi địa phương trên cả nước để chào đón học sinh và thầy cô trở lại giảng đường sau thời gian dài phải học trực tuyến. Việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 đã dần đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, trong đó có mở cửa trường học an toàn.

Ngày đầu học sinh đi học trực tiếp, nhiều phụ huynh và học sinh đều hồi hộp như những lần đầu đưa con tới lớp mẫu giáo. Nếu như trước đây, trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, không ít phụ huynh đều cho rằng: "Học là việc cả đời, con đúp một năm không sao cả" thì nay họ đã đều ủng hộ việc đưa con tới trường như ngày "giải phóng phụ huynh". "Việc xuất hiện F0 trong trường là điều có thể xảy ra, dù không mong muốn chút nào. Đến thời điểm này, các con cần được đến trường học tập, cần được vui chơi và phát triển. Cứ e dè dịch bệnh, bắt con ở nhà dán mắt vào điện thoại, tivi thì còn nguy hiểm hơn", một phụ huynh chia sẻ.

Được biết, có đến hơn 80% phụ huynh học sinh ở bậc tiểu học và gần 70% phụ huynh ở bậc mầm non (từ 3 đến 6 tuổ.i) đồng thuận việc cho học sinh đi học trong đợt này. Tại TP HCM, việc cho con đi học trực tiếp hay không trong đợt này hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh.

Trước đó, theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng đến toàn ngành Giáo dục. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi, gần 20 triệu tr.ẻ e.m, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.

Đến nay, học kỳ 1 năm học 2021-2022 đã kết thúc trong điều kiện đa số các địa phương dạy học trực tuyến hoàn toàn. Mặc dù các thầy, cô giáo trên cả nước đã và đang cố gắng khắc phục khó khăn để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn nhưng chất lượng giáo dục vẫn là điều đáng bàn.

Đán.h giá về việc triển khai học trực tuyến thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Không chỉ trong học kỳ 1 năm học 2021-2022 mà trong suốt 2 năm qua, hoạt động dạy học trực tuyến đã được ngành Giáo dục triển khai trên diện rộng bởi yêu cầu ứng phó bắt buộc với dịch bệnh.

Cũng vì ứng phó bắt buộc nên việc triển khai nhìn chung còn bị động, thiếu đồng bộ và thiếu nhiều điều kiện cần thiết. Sự khác nhau về hạ tầng truyền thông, điều kiện kinh tế giữa các vùng, miền đã tạo nên khoảng cách lớn trong tiếp cận giáo dục. Trong đó, đặc biệt ở các cấp học mầm non, tiểu học thuộc các khu vực khó khăn, miền núi, hải đảo... phải chịu thiệt thòi hơn cả.

Rất nhiều giải pháp từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục đã được đưa ra; rất nhiều sự nỗ lực từ cán bộ quản lý, giáo viên đến học sinh, phụ huynh đã được thể hiện. Chương trình "Sóng và máy tính cho em" do Thủ tướng Chính phủ phát động, các bộ, ngành triển khai thực hiện, các địa phương hưởng ứng, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đồng hành... để cùng góp thiết bị học tập, góp sóng Internet cho dạy và học là một ví dụ. Đến thời điểm này, đã có hàng chục nghìn máy tính, điện thoại được gửi tới học sinh.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, dạy học trực tuyến, nhất là ở bậc phổ thông không thể có chất lượng như dạy học trực tiếp. Ngay cả đối với nhiều nước có điều kiện tốt hơn Việt Nam, cũng cùng chung chia sẻ này.

Cùng với đó, nếu kéo dài hơn việc dạy học gián tiếp với các hình thức qua Internet, trên truyền hình thì tác động tiêu cực sẽ lớn dần, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần của cả người dạy, người học và các đối tượng liên quan.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Trở lại trường học, việc bù đắp kiến thức được ngành Giáo dục xác định không chỉ thực hiện trong một năm mà còn kéo dài trong nhiều năm. Bên cạnh việc bù đắp kiến thức, nhà trường cũng cần nhận diện được những vấn đề tâm lý của học sinh, để có tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em trong đại dịch COVID-19 và sau khi đến trường.

Hàng triệu học sinh náo nức trở lại trường - Hình 2

Học sinh tiểu học ở Hải Phòng ngày đầu trở lại trường.

Không chỉ là chuyện mở cửa trường

Cũng từ đầu tuần qua, tại Hà Nội, nhiều trường học đón sinh viên trở lại trường như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Công nghiệp Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Văn hóa, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải...

Trong ngày 14/2, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đến kiểm tra công tác dạy học trực tiếp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đồng thời chúc Tết thầy và trò nhà trường nhân dịp đầu năm mới.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, việc học trực tiếp là vô cùng cần thiết, không chỉ giúp sinh viên thuận lợi hơn trong tiếp nhận kiến thức mà còn là cơ hội để sinh viên được gặp gỡ thầy cô, bạn bè, giao lưu, phát triển năng lực bản thân, ý thức cộng đồng.

Nhắc lại khuyến cáo của UNICEF và UNESCO: "Trong đại dịch, nơi đóng cửa muộn nhất là trường học và nơi mở cửa sớm nhất cũng là trường học", Thứ trưởng cho rằng, trong bối cảnh mới, chúng ta vừa phải sống chung với dịch bệnh, vừa phải làm tốt những công tác khác. Trong đó, giáo dục và đào tạo mang một sứ mạng to lớn là: Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho đất nước.

Thứ trưởng đề nghị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh. Quyết tâm cao hơn nữa trong việc đón sinh viên trở lại trường học tập trung. Điều này phải được thể hiện bằng hành động và ý chí, trách nhiệm.

Thực tế, với hơn 22,6 triệu học sinh, sinh viên các cấp, bậc học trên cả nước đi học trực tiếp trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp cũng đặt ra nhiều vấn đề không chỉ cho thầy, cô giáo, ngành Giáo dục mà còn cho cả các cấp, các ngành và cha mẹ học sinh. Những ngày qua, việc có nên để học sinh trở lại trường học trực tiếp hay không đã dẫn tới những luồng ý kiến trái chiều.

Có không ít ý kiến băn khoăn, lo ngại việc để học sinh THCS, THPT trở lại trường có thể tiềm ẩn những nguy cơ nhiễm và lây lan dịch bệnh. Những lo lắng này không phải không có cơ sở khi mà những ngày qua số ca mắc mới ở nước ta còn khá cao, với trên 10 nghìn, thậm chí 14 -15 nghìn trường hợp mỗi ngày. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của biến thể Omicron có tốc độ lây lan gấp 7 lần biến thể Delta. Trong khi đó, tuổ.i học trò hiếu động, ý thức chưa sâu sắc nên khó có thể đảm bảo tuân thủ nghiêm các nguyên tắc phòng chống dịch, nhất là "5K".

Thế nhưng, nhiều ý kiến ủng hộ việc sớm đón học sinh tới trường học trực tiếp. Bởi dù dịch bệnh ở nước ta còn phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, đặc biệt tỷ lệ số ca nặng phải nhập viện và tỷ lệ số trường hợp t.ử von.g do COVID-19 đang giảm sâu. Cùng với tỷ lệ tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 cho giáo viên và học sinh từ lớp 7-12 ở mức khá cao. Chúng ta có đầy đủ căn cứ, kinh nghiệm, điều kiện để quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc đưa học sinh quay trở lại trường học. Đây không chỉ là chuyện mở cửa trường học mà còn là củng cố, tái thiết giáo dục sau dịch bệnh.

Để sớm mở cửa trường học an toàn, Bộ GD&ĐT thời gian qua đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tham vấn ý kiến với các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, y tế về phương án đưa trẻ trở lại trường và nhận được các ý kiến đồng thuận. Tất nhiên, việc học sinh, sinh viên trở lại trường có thể phát sinh những sự cố ngoài mong muốn như có các trường hợp lây nhiễm... Vì thế, nhiều địa phương cùng ngành Giáo dục đã tổ chức diễn tập đón học sinh trở lại trường, trong đó đặt ra những tình huống cần xử lý phòng, chống COVID-19.

Có thể nói, với ngành Giáo dục, việc chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, dần mở cửa trường học là nhiệm vụ rất quan trọng để các hoạt động giáo dục sớm quay trở lại trạng thái bình thường. Vì thế, trở lại trường, chuyện tưởng rất bình thường đối với học sinh. Thế nhưng, trong thời điểm này là kết quả của một quá trình chiến đấu kiên cường của toàn xã hội, trong chiến lược tổng thể của quốc gia ứng phó với COVID-19 khó lường, nguy hiểm và nay đã thành công bước đầu.

Học sinh trở lại trường học, người lớn đi làm, cuộc sống bình thường mới đang dần trở lại. Dường như chẳng có thanh âm nào yên bình hơn thế, như chồi non lộc biếc sau những ngày đông ảm đạm...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đã gửi gắm trong thông điệp đầu năm mới, ông đưa lên trang cá nhân của mình: "Với ngành Giáo dục, quãng thời gian đóng cửa trường học dài đằng đẵng vừa qua như một mùa đông u ám. Xuân đã sang, có một thứ cần khai mở, dứt khoát cần khai mở, đó là cổng trường học, để thầy cô đón học sinh tới trường học trực tiếp. Mong mọi điều tốt lành sẽ tới trong xuân này, mong xuân bình an, xuân tốt lành. Tất cả mọi người cùng chung tay cho một sự khai mở vô cùng cần thiết này của mùa xuân"

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Ông trùm" Diddy nộp đơn xin tại ngoại lần ba, sẵn sàng chi 50 triệu USD
22:51:48 15/10/2024
Cháu ruột NSƯT Vũ Linh - Hồng Phượng thông báo tang sự: Hàng loạt nghệ sĩ chia buồn
19:52:13 15/10/2024
Minh Triệu đăng về Kỳ Duyên sau khi bị hủy theo dõi
20:19:56 15/10/2024
Mở tiệc mừng con gái đỗ ĐH, cha nghèo đứng ngồi không yên vì dân trong làng toàn đến tay không, rồi ngã ngửa với bất ngờ vào cuối buổi
22:07:33 15/10/2024
Tình trạng của Thiều Bảo Trâm và bạn trai kém 10 tuổ.i giữa tin chia tay
23:06:06 15/10/2024
Phim ngôn tình top 1 toàn cầu: Thống trị 37 quốc gia, nam chính đẹp như tượng tạc khiến hàng triệu thiếu nữ mê đắm
20:44:39 15/10/2024
Lộ diện "tình mới" của Song Luân, nhan sắc thế nào mà khiến netizen trầm trồ?
20:41:55 15/10/2024
Nữ nghệ sĩ chuyên đóng vai nghèo khổ: Ngoài đời đi siêu xe, bước xuống là kim cương chói mắt
22:31:32 15/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phim mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, netizen phát cuồng với cực phẩm nam thần hoàn hảo nhất showbiz

Phim châu á

23:09:30 15/10/2024
Chiến Tranh, Loạn Lạc (Uprising) là dự án phim mới trình làng trên sóng Netflix sau khi ra mắt thành công và nhận về nhiều lời khen từ giới mộ điệu tại Liên hoan phim Quốc tế Busan.

Bắt đối tượng vận chuyển 12.000 viên m.a tú.y

Pháp luật

23:01:36 15/10/2024
Ngày 15/10, Công an tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Công an huyện Đakrông bắt nóng Trần Vũ Đương (SN 1990, trú xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) đang vận chuyển trái phép 12.000 viên m.a tú.y tổng hợp (MTTH).

Mai Phương Thúy bị thương vẫn đẹp rực rỡ, NSND Hồng Vân chơi với cún cưng

Sao việt

22:58:35 15/10/2024
Hoa hậu Mai Phương Thúy bị thương ở tay nhưng vẫn đẹp rực rỡ. NSND Hồng Vân mê chơi với cún cưng trong hậu trường.

Tổng thống Putin ra chỉ đạo về quan hệ với Triều Tiên

Thế giới

22:52:47 15/10/2024
Tổng thống Vladimir Putin đã chính thức yêu cầu Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) phê chuẩn hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Triều Tiên.

Em gái Trấn Thành đóng cản.h nón.g phim 18+: "Tôi chuẩn bị tâm lý rất nhiều"

Hậu trường phim

22:49:37 15/10/2024
Uyển Ân cho biết, cản.h nón.g trong phim Cô dâu hào môn là thử thách rất lớn với cô. Phim dán nhãn T18 - dành cho người xem từ 18 tuổ.i trở lên.

Chi Pu tự tin hát 3 ca khúc tiếng Anh, phản ứng khán giả ra sao?

Nhạc việt

22:40:54 15/10/2024
Mới đây, Chi Pu nhận được sự quan tâm của khán giả khi ra mắt album Flexible - E.P (đĩa mở rộng) đầu tiên trong sự nghiệp 7 năm ca hát.

Ronaldo là độc nhất vô nhị

Sao thể thao

22:38:25 15/10/2024
Huấn luyện viên đội tuyển Bồ Đào Nha, Roberto Martinez khẳng định sự cống hiến của Cristiano Ronaldo là độc nhất vô nhị cho cho bóng đá quốc tế.

6 bệnh nhân sốc nhiệt khi tham gia một giải chạy tại Hà Nội

Sức khỏe

22:33:09 15/10/2024
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận thông tin có 6 bệnh nhân tham gia một giải chạy tại Hà Nội được đưa đến trong tình trạng sốc nhiệt, lơ mơ, hạ huyết áp, da khô, thiểu niệu.

Sự thật về khoảnh khắc Nicole Kidman từ chối chụp ảnh với Salma Hayek

Sao âu mỹ

22:08:43 15/10/2024
Nicole Kidman trở thành chủ đề bàn tán thậm chí vướng chỉ trích khi bị soi khoảnh khắc hất tay, từ chối chụp ảnh với Salma Hayek.

Nhân viên ném ly nhựa xuống biển, chủ quán ở Bình Thuận bị phạt 1,5 triệu

Netizen

22:06:11 15/10/2024
Liên quan vụ việc nhân viên quán nước ném ly nhựa đã sử dụng xuống biển, chiều nay (15/10) ông Bùi Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND phường Mũi Né, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Phong cách thời trang của Rihanna thay đổi sau khi làm mẹ

Phong cách sao

22:05:53 15/10/2024
Rihanna thừa nhận việc làm mẹ đã thay đổi đáng kể cách ăn mặc của cô. Nữ ca sĩ phải từ bỏ những trang phục lộng lẫy để chuyển sang những bộ đồ thoải mái hơn.