Nhiều địa phương miền Tây sẽ dạy học trực tuyến
Covid-19 còn diễn biến phức tạp nên nhiều địa phương ở miền Tây khai giảng năm học mới và dạy học trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.
Gần đến ngày khai giảng năm học mới, thầy cô, ban giám hiệu trường THPT Trung An ở huyện vùng sâu Cờ Đỏ, TP Cần Thơ tất bật liên hệ học sinh, tổ chức nhóm liên lạc qua Zalo, kiểm tra các phương án giảng dạy online.
Hiệu trưởng Lê Văn Dũng cho biết, năm học mới trường có 34 lớp với hơn 1.300 học sinh. Trường đã phân công giáo viên chủ nhiệm kết nối với phụ huynh, học sinh từ tuần trước nên ngày tựu trường trực tuyến tổ chức hôm 1/9 có tỷ lệ học sinh tham dự qua các nhóm Zalo gần 100%.
“Do có kinh nghiệm từ năm học trước nên hiện giáo viên đã thành thạo giảng dạy online”, ông Dũng nói và cho biết từ ngày 6/9, gần 400 học sinh thuộc khối 12 của trường bắt đầu học trực tuyến. Còn khối 10 và 11 cũng được làm quen với cách học mới này 2-3 tiết mỗi ngày trước khi học chính thức từ ngày 13/9.
Học sinh trường THPT Trung An ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ tập thể dục giữa giờ, năm học 2020-2021. Ảnh: Văn Dũng
Về cơ sở vật chất, ông Dũng cho biết Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 huyện Cờ Đỏ từng có kế hoạch trưng dụng trường làm khu cách ly nhưng chưa sử dụng. Hiện cơ sở giáo dục này đã được phun xịt, khử khuẩn và bàn giao lại. Toàn bộ học sinh, giáo viên qua các lần xét nghiệm sàng lọc không có F0, cũng không có F1 nên việc bắt đầu năm học mới hầu như không gặp trở ngại.
Tại huyện vùng sâu Vĩnh Thạnh có hơn 30.000 học sinh các cấp bước vào năm học 2021-2022. Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cho biết huyện có 46 trường từ mầm non đến THCS. Trong đó có 3 trường tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia được trưng dụng làm khu cách ly. Hiện 2 trường đã được trả lại để phục vụ việc dạy học. Hàng trăm học sinh trường còn lại (mới xây dựng) tạm thời phân bổ ở các trường lân cận.
“Cái khó đối với việc tổ chức dạy và học trực tuyến là một số trường còn thiếu máy tính. Nhiều gia đình không có kết nối Internet cũng như học sinh không có máy tính, điện thoại thông minh”, ông Dũng nói và cho biết đã tham mưu UBND huyện cùng Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư thêm cơ sở vật chất, đồng thời giao giáo viên chủ nhiệm tổ chức các nhóm học trong khu vực, xóm ấp để các học sinh san sẻ phương tiện, cùng học tập; in, gửi bài cho các em khó khăn…
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, có khoảng 247.000 học sinh ở các cấp học bước vào năm học 2021-2022, khai giảng trực tuyến vào ngày 5/9. Học sinh mầm non, tiểu học bắt đầu học từ ngày 20/9. Ở bậc trung học, lớp 9 và 12 sẽ bắt đầu học từ 6/9. Các khối lớp còn lại học từ 13/9.
Trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp với hơn 4.100 ca nhiễm – đứng thứ 3 ở miền Tây, trước mắt Cần Thơ cho các trường tổ chức dạy học trực tuyến đối với cấp trung học. Còn bậc tiểu học, do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, chưa sử dụng thành thạo các dụng cụ công nghệ thông tin, không đảm bảo sự tập trung… nên chưa dạy học trực tuyến.
Ông Nguyễn Phúc Tăng, Phó giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, cho biết đã đề nghị lãnh đạo UBND thành phố miễn học phí cho học sinh mầm non và các cấp phổ thông, ít nhất trong học kỳ I năm học này.
Video đang HOT
Học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm ở quận Ninh Kiều đeo khẩu trang, ngồi giãn cách mỗi em một bàn, tháng 2/2021. Ảnh: Cửu Long
Trong khi đó, tại Đồng Tháp, tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp với hơn 7.000 ca, xếp thứ 2 ở miền Tây. Tỉnh dự kiến tựu trường vào ngày 15/9, khai giảng sáng 20/9. Địa phương này đã trưng dụng 59 trường học làm khu cách ly tập trung, hiện đã bàn giao lại 40 trường. Những cơ sở còn lại, các địa phương sẽ bàn giao chậm nhất vào ngày 5/9 để các trường vệ sinh, khử khuẩn.
Bà Nguyễn Thúy Hà, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, cho biết ngày 6/9 các trường sẽ dạy online cho khối 9 và 12, đảm bảo kiến thức cho học sinh thi chuyển cấp, hoặc tham gia kỳ thi năng lực vào cao đẳng, đại học.
Đối với học sinh khó khăn, chưa có điều kiện học online, Sở sẽ vận động từ nhiều nguồn, trang bị máy tính, đường truyền Internet để hỗ trợ một phần. Khi trở lại trường, thầy cô có trách nhiệm phụ đạo thêm cho các em chưa thể học trực tuyến. Việc học tập trung hay online sau ngày khai giảng sẽ được UBND tỉnh quyết định căn cứ vào diễn biến dịch.
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp đã xây dựng quy trình y tế học đường để phòng chống Covid-19 và đang trình các cơ quan chức năng để thống nhất thực hiện. Quy trình sẽ cụ thể hóa các bước phòng dịch từ cổng trường, học trong lớp, giờ ra chơi, ra về… “Các trường cũng xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, thầy cô, học sinh trên tinh thần cảnh giác cao độ và thích ứng với những biến đổi bất thường. Mỗi trường có ban chỉ đạo, các địa chỉ tin cậy để có việc gì cần thiết thì sẵn sàng thông tin, chỉ đạo kịp thời”, bà Hà nói.
Với các học sinh chưa thể về địa phương để tựu trường do giãn cách xã hội hoặc ở các tỉnh khác sang học, bà Hà cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cho phép học tạm tại nơi các em đang ở. Sau đó, kết quả học tập sẽ chuyển về lớp hoặc tạo điều kiện để các em chuyển trường nếu có nhu cầu.
Trong khi đó, các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang cùng khai giảng ngày 5/9 theo hình thức trực tuyến. Còn các tỉnh Hậu Giang, Cà Mau, Bến Tre, Long An, Trà Vinh khai giảng từ 13 đến 20/9.
Tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Bạc Liêu dự kiến áp dụng hình thức dạy trực tuyến và qua truyền hình. Tại Vĩnh Long và Cà Mau, học sinh vùng nguy cơ sẽ học trực tuyến; còn vùng an toàn sẽ đến trường trong điều kiện đảm bảo phòng chống Covid-19. Bến Tre kết hợp phương án học trực tiếp và trực tuyến.
Tại An Giang, từ 15/9, tùy tình hình Covid-19 tại các huyện, thị xã, thành phố, tất cả cơ sở giáo dục tổ chức hoạt động theo các phương án cụ thể. Tỉnh Hậu Giang cũng đang chuẩn bị các phương án, đến ngày khai giảng (12/9), tùy theo thực tế dịch bệnh sẽ áp dụng hình thức dạy trực tuyến hay trực tiếp cho từng địa phương.
Đối với Long An, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo áp dụng hình thức dạy học phù hợp với diễn biến dịch, trong đó ưu tiên dạy trực tiếp. Còn Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang chỉ đạo các trường không dạy qua Internet mà tổ chức cho học sinh đến trường từ ngày 20/9.
Học sinh một số trường ở Nghệ An được tặng thiết bị học trực tuyến
Những chiếc máy tính được trang bị kịp thời từ sự hỗ trợ của thầy cô và những nhà hảo tâm đã giúp cho nhiều gia đình vơi bớt gánh nặng của năm học mới, đặc biệt trong hoàn cảnh toàn ngành Giáo dục phải chuyển sang dạy học bằng hình thức online.
Điện thoại cho học trò nghèo
Một tuần trước, khi chủ trương dạy học trực tuyến được Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An chính thức ban hành, Ban Giám hiệu Trường THCS Diễn Kỷ (Diễn Châu) đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm của các lớp thống kê thiết bị học trực tuyến của học sinh trong toàn trường. Qua danh sách các lớp gửi lên, trong số hơn 600 học sinh của năm học này có khá nhiều học sinh không có các thiết bị như máy tính, ipad hoặc điện thoại để học trực tuyến.
Đây thực sự là một khó khăn của nhà trường trong việc triển khai nhiệm vụ năm học và điều này có thể làm gián đoạn việc học của học sinh. Để kịp thời hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thông qua mạng xã hội và các hội cựu học sinh, hội phụ huynh, ban giám hiệu nhà trường kêu gọi các nhà hảo tâm, các cựu học sinh... hỗ trợ máy tính, điện thoại cũ... cho học sinh có phương tiện học tập. Chỉ sau khoảng 1 tuần triển khai, gần 40 triệu đồng đã được ủng hộ, trong đó phần lớn là từ phụ huynh và các cựu học sinh của nhà trường.
Những món quà sẽ giúp học sinh vượt qua khó khăn. Ảnh: P.V
Trong số những lớp tham gia tích cực thì lớp 9A của cô giáo Hoàng Thị Thu Hương là một trong những lớp triển khai hiệu quả, khi cả lớp đã huy động được gần 10 triệu đồng và dự kiến số tiền này có thể hỗ trợ được cho 3 - 4 em mua điện thoại thông minh.
Chia sẻ thêm về điều này, cô Hương cho biết: Từ năm học lớp 6, học sinh trong lớp đã nuôi "ống lợn tiết kiệm" và năm nào cũng có những món quà nhỏ để tặng những học sinh còn khó khăn của lớp. Năm học này, so với nhiều lớp khác, lớp chúng tôi may mắn hơn vì đến thời điểm này 40/40 học sinh của lớp đã có đủ thiết bị dạy học. Tuy vậy, với tinh thần tương thân, tương ái, khi nhận được phát động của cô giáo chủ nhiệm và nhà trường, các thành viên trong lớp đã hưởng ứng tích cực vì các em cũng muốn các bạn của mình có đủ phương tiện để học trực tuyến, đặc biệt là với học sinh cuối cấp lớp 9. Chúng tôi cũng rất vui bởi phụ huynh trong lớp cũng đồng tình ủng hộ và có những người ủng hộ từ 3 - 5 triệu đồng.
Phụ huynh Trường THCS Diễn Kỷ ủng hộ tiền mua thiết bị cho học sinh khó khăn. Ảnh: P.V
Đến thời điểm này, qua trao đổi, cô giáo Nguyễn Quỳnh Liên - Hiệu trưởng nhà trường cũng rất vui mừng khi hiện tại 100% học sinh của trường đã có đủ điện thoại để học: Từ nay đến khi năm học mới bắt đầu, nhà trường sẽ nhờ Đoàn xã trao 19 chiếc điện thoại tại gia đình học sinh, mỗi điện thoại giá 1.700.000 đồng. Số tiền còn lại nhà trường sẽ trao cho con của một giáo viên trong trường mới mất vì bệnh ung thư để động viên các cháu trước thềm năm học mới. Nếu có đủ phương tiện thì năm học này các cô chỉ tập trung dạy trực tuyến, không phải đi phát phiếu, thu bài nữa...
Nỗ lực của các nhà trường
Do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên ngay sau ngày khai giảng, từ ngày 6/9, học sinh trên toàn tỉnh Nghệ An từ cấp tiểu học đến THPT sẽ triển khai dạy học bằng hình thức online. Phương án này được xem là giải pháp tối ưu nhất trong hoàn cảnh hiện nay, nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là thiết bị học của học sinh. Trên thực tế, qua khảo sát của nhiều địa phương, số học sinh có đủ trang thiết bị để học còn rất khiêm tốn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi cao.
Tại huyện Kỳ Sơn, trong số 9.730 học sinh tiểu học của huyện thì chỉ có 2.579 học sinh có phương tiện để học và trong số này cũng chỉ khoảng 500 học sinh có máy tính, còn lại gần 2.000 học sinh phải học qua điện thoại. Ngoài ra, có gần 5.000 học sinh ở những vùng không có kết nối Internet. Số lượng học sinh ở bậc THCS có thiết bị học trực tuyến cũng chiếm chưa đến 30% với 1.640/6.067 học sinh.
Hay như ở huyện Tương Dương, toàn huyện có 7.420 học sinh Tiểu học nhưng chỉ có 47,5% học sinh đủ điều kiện học trực tuyến, cấp THCS có 4.984 học sinh nhưng chỉ có 33,7% đủ điều kiện để học. Trước đó, qua thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, tại các vùng thuận lợi, tỷ lệ học sinh có đủ điều kiện để học trực tuyến là 90%, còn các vùng còn lại chỉ khoảng 60% học sinh đủ điều kiện theo học.
Trường THPT Nghi Lộc 4 trang bị điện thoại cho các học sinh khó khăn học trực tuyến 2. Ảnh: P.V
Để khắc phục những khó khăn trên, thời gian qua, các địa phương và nhà trường cũng đã xây dựng các phương án dạy học trong hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó, nhiều trường học cũng đã tập trung kêu gọi, vận động để hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh.
Tại Trường THPT Nghi Lộc 4, qua khảo sát của nhà trường, năm nay trường có 34/1.417 học sinh không có thiết bị dạy học. Để giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn và với tinh thần "không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau", nhà trường đã huy động học sinh cũ, hội khuyến học trường được hơn 40 triệu đồng để mua, cung cấp 34 điện thoại thông minh và sim 3G, 4G, đảm bảo 100% học sinh của trường có đủ thiết bị để học trực tuyến từ năm học này.
Tại Trường THPT Kim Liên, lá "thư ngỏ" cũng được hiệu trưởng nhà trường gửi đến các tổ chức, doanh nghiệp và phụ huynh học sinh sau khi khảo sát đang có khoảng 20 học sinh không có phương tiện học trực tuyến. Bức thư cũng chia sẻ về những khó khăn và mong muốn sự chung tay của toàn xã hội sẽ giúp nhà trường và học sinh thực hiện được mục tiêu "học sinh nghỉ học không ngừng học" và sẽ "thắp sáng ước mơ" cho những học sinh nghèo được học tập.
Qua 24 giờ triển khai, thầy giáo Dương Văn Sơn - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Chúng tôi rất vui vì dù phát động trong một thời gian ngắn nhưng nhà trường đã quyên góp được gần 30 triệu đồng. Số tiền này nhà trường sẽ cân nhắc và lựa chọn phương tiện thích hợp để kịp thời trao đến tay cho học sinh trước thời điểm năm học mới bắt đầu. Đây sẽ là những phương tiện rất hữu ích để các em có thể học trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp...
Ngành Giáo dục tập huấn để tổ chức dạy học trực tuyến. Ảnh: M.H
Sự chia sẻ của thầy cô, của nhà hảo tâm cũng cho thấy sự đồng hành và quyết tâm của nhân dân tỉnh nhà đối với sự học của con trẻ. Và đây sẽ là động lực để giáo viên, học sinh bước vào một năm học mới dù khó khăn nhưng vẫn tràn đầy niềm vui, niềm hy vọng...
Con lớp 1 học online được 5 phút đã mất tập trung: 1 điểm cực quan trọng quyết định sự "thành bại" của buổi học Con chuẩn bị học trực tuyến, nhiều phụ huynh ngổn ngang trăm mối âu lo. Mệt mỏi vì con trai sắp lên lớp 1 mãi không viết được nét móc dưới, bên tai lại nghe tiếng con 1 tuổi khóc ngằn ngặt đòi mẹ, chị Mỹ Anh (quận 5, TP.HCM) tự hỏi: "Mấy nữa học online biết làm sao?". Theo khung thời gian...