Nhiều dấu hiệu sai phạm tại ĐH Thái Nguyên: Lách luật mở ngành Luật?
Để đủ điều kiện mở ngành Luật, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) đã ký hợp đồng với ông Nguyễn Văn Quý, sinh năm 1949, nghỉ hưu năm 2011, tiến sĩ luật, làm giảng viên cơ hữu.
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) có dấu hiệu sai phạm trong mở ngành Luật.
Theo phản ánh của bạn đọc, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) tại thời điểm mở ngành luật không đủ điều kiện về nhân sự theo khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT (nay là Thông tư 22/2017/TT-BGDT) phải có 1 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký. Do vậy, Trường này đã ký hợp đồng với ông Nguyễn Văn Quý, sinh năm 1949, cán bộ ngành công an đã nghỉ hưu, làm giảng viên cơ hữu để đủ điều kiện mở ngành Luật.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quý (sinh năm 1949) cho biết: Tôi làm bên ngành công an, năm 2011 thì nghỉ hưu. Năm 2013, bên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đặt vấn đề trường đang có nhu cầu mở ngành Luật, thấy tôi có bằng cấp lại từng là thầy giáo nên mời tôi làm giảng viên cơ hữu. Chính tôi cùng với Hiệu trưởng của trường xuống Hà Nội xin mở ngành Luật.
Trong thông báo biểu mẫu 20 công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu năm học 2018 – 2019 của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh có tên ông Nguyễn Văn Quý.
Cũng theo ông Quý, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ký hợp đồng với ông thời gian một năm, cứ hết hợp đồng lại ký mới. Thi thoảng ông vào trường dạy, nhưng chủ yếu là chấm bài thi, hướng dẫn sinh viên thực tập. Mỗi tháng trường trả cho ông 1,5 triệu đồng.
Ông Quý tâm sự, không biết trường ký như vậy có đúng không nhưng họ ký hợp đồng với tôi là giảng viên cơ hữu chứ không phải giảng viên thỉnh giảng. Trước khi ký hợp đồng tôi có hỏi, người về hưu có được ký hợp đồng làm giảng viên cơ hữu không, trường bảo là được.
Về vấn đề này, Đại học Thái Nguyên cho biết, năm 2013, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh mở ngành Luật theo Quyết định số 437/QĐ-ĐHTN ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc cho phép mở ngành đào tạo trình độ đại học đối với Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Nhà trường đã mở ngành theo đúng quy định cho phép tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Bộ GD&ĐT có 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng chuyên ngành.
Theo danh sách giảng viên mà Đại học Thái Nguyên cung cấp cho Báo Kinh tế nông thôn có duy nhất ông Nguyễn Văn Quý (sinh năm 1949) là tiến sĩ luật. Trong thông báo biểu mẫu 20 công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu năm học 2018 – 2019 của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh cũng có tên ông Quý.
Video đang HOT
Có phải do vô ý hay sợ phát hiện ông Quý không phải là giảng viên cơ hữu nên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã chuyển giới cho ông Quý?!
Theo quy định, “giảng viên cơ hữu của trường đại học công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức”.
Việc ông Nguyễn Văn Quý đã nghỉ hưu từ năm 2011, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ký hợp đồng với ông Quý, trả thù lao 1,5 triệu đồng/tháng, như vậy, ông Quý không phải là viên chức, không được tuyển dụng theo quy định. Đại học Thái Nguyên nói ngành Luật, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh mở theo đúng quy định tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ GD&ĐT có 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ (tức là ông Quý – PV) là sự bao biện?!
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục tìm hiểu, thông tin về những dấu hiệu sai phạm của Đại học Thái Nguyên và rất mong Bộ GD&ĐT sớm vào cuộc làm rõ.
Theo kinhtenongthon
Nhiều dấu hiệu sai phạm tại ĐH Thái Nguyên: Một ngành 3 năm có 34 SV!
Một ngành có 7 tiến sĩ mà 3 năm chỉ tuyển sinh được 34 sinh viên là thực trạng diễn ra tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai. Đây có phải là hệ quả của việc mở ngành tràn lan?
Ngành Khoa học cây trồng- Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai trong 3 năm chỉ tuyển sinh được 34 sinh viên.
Ba năm tuyển sinh được 34 sinh viên!
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 6189/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện, Phân hiệu đang đào tạo 4 ngành nhưng có tới 3 ngành tuyển sinh không đủ chỉ tiêu gồm: Chăn nuôi; Khoa học cây trồng; Quản lý tài nguyên và môi trường.
Tính đến ngày 15/11/2018, ngành Khoa học cây trồng có 7 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, trong đó có 2 giảng viên hàm phó giáo sư. Trong đề án tuyển sinh cho thấy, mỗi năm ngành này Phân hiệu tuyển sinh 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016 chỉ tuyển được 22 chỉ tiêu; năm 2017 tuyển được 8 chỉ tiêu và năm 2018 có 4 sinh viên trúng tuyển.
Đội ngũ giảng viên cơ hữu của ngành Khoa học cây trồng và ngành Chăn nuôi.
Như vậy, từ khi thành lập phân hiệu, đã 3 năm tuyển sinh nhưng ngành Khoa học cây trồng chỉ có... 34 sinh viên theo học.
Tương tự, tại ngành Chăn nuôi, mỗi năm vẫn tuyển 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016 có 25 sinh viên trúng tuyển; năm 2017 có 20 sinh viên và năm 2018 chỉ có 9 sinh viên theo học. Trong khi ngành này có tới 5 giảng viên cơ hữu (3 thạc sĩ, 2 tiến sĩ).
Tuy nhiên, ngành khoa học cây trồng, năm 2017 chỉ có 8 sinh viên trúng tuyển, năm 2018, có 4 sinh viên trúng tuyển
Năm 2017 và năm 2018, tại ngành Chăn nuôi, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, số sinh viên trúng tuyển có nhích lên nhưng không đáng kể
Còn ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, cũng với 50 chỉ tiêu mỗi năm, năm 2016 Phân hiệu tuyển được 33 sinh viên; năm 2017 tuyển được 8 sinh viên; năm 2018 có 9 sinh viên theo học.
Tổng 3 năm, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có 50 sinh viên theo học, trong khi ngành này có tới 9 giảng viên cơ hữu (gồm 4 tiến sĩ, 5 thạc sĩ).
Điều động giảng viên để mở ngành?
Như đã phản ánh ở các bài trước, Đại học Thái Nguyên có 3 ngành vi phạm khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT (nay là Thông tư 22/2017/TT-BGDT), gồm: Thông tin - Thư viện, Luật (Trường Đại học khoa); Quản trị văn phòng (Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông) về điều kiện mở ngành đào tạo.
Mới đây, Đại học Thái Nguyên tiếp tục có dấu hiệu sai phạm khi mở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thuộc Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.
Bà Phạm Thị Phương Thái hiện là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, kiêm một trưởng khoa tại trường này.
Trả lời phóng viên về vấn đề này, Đại học Thái Nguyên cho biết, để đảm bảo cho việc mở ngành theo đúng quy định, Đại học Thái Nguyên đã có quyết định điều động các giảng viên của Đại học (Đại học Khoa học - PV) sang công tác tại Phân hiệu, trong đó, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có 04 giảng viên được điều động từ Trường Đại học Khoa học, trong đó có 1 PGS.TS, 03 ThS ngành văn hóa, du lịch để phục vụ mở ngành tại Phân hiệu.
Đại học Thái Nguyên cho biết, đối chiếu với các quy định tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phân hiệu đã thực hiện đúng các quy định và hoàn toàn đủ điểu kiện để mở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hệ chính quy.
Tuy nhiên, Đại học Thái Nguyên không hề nhắc đến trường hợp PGS.TS. Phạm Thị Phương Thái, hiện là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, kiêm một trưởng khoa tại trường này. Bà Thái là tiến sĩ ngữ văn, không đúng với ngành được mở tại Phân viện.
Trên thông báo công khai, bà Thái, bà Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học, vừa là giảng viên cơ hữu của Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
Đặc biệt, bà Thái, bà Lan và bà Nga đang là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học. Khi điều động lên Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai để mở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì Phân hiệu lại "biến" 3 giảng viên này thành giảng viên cơ hữu của mình.
Theo thông báo công khai thì hiện nay, bà Thái, bà Lan và bà Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học, vừa là giảng viên cơ hữu tai Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, vi phạm quy định tại Điều 3, Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT ngày 17/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Có phải mục đích Đại học Thái Nguyên điều động giảng viên cơ hữu từ Trường Đại học Khoa học lên Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai để đủ điều kiện mở ngành đào tạo mới?
Mới đây, Cục cảnh sát kinh tế (C03) - Bộ Công an có công văn gửi Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên thông báo về kết quả xác minh ban đầu xung quanh những phản ánh về Đề tài nghiên cứu cấp Bộ mang tên: "Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sinh con mắc bệnh Thalassemia (thiếu máu, tan máu bẩm sinh) ở phụ nữ người dân tộc tại khu vực miền núi phía Bắc do ông Nguyễn Tiến Dũng làm chủ nhiệm đề tài có dấu hiệu vi phạm.
Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên.
Theo văn bản của C03 thì ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên là chủ nhiệm đề tài, là người ký duyệt hồ sơ quyết toán có dấu hiệu lập khống, quyết toán số tiền 253 triệu đồng mua vật tư, hóa chất phục vụ đề tài từ nguồn tiền đầu tư ngân sách.
Căn cứ tính chất, mức độ và thẩm quyền điều tra, C03 đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Công an tỉnh Thái Nguyên thiếp tục thụ lý, điều tra theo thẩm quyền.
Hoàng Văn
Theo kinhtenongthon
Lý lịch khoa học của Hội đồng giáo sư nhà nước được công khai Thành viên Hội đồng giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở thực hành của nhóm ngành sức khỏe. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Thông tư 04 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo sư nhà nước, các Hội đồng giáo sư...