Nhiều đại học ‘top’ xét tuyển thí sinh có chứng chỉ IELTS
Các chứng chỉ quốc tế như A-level, SAT, IELTS, TOEFL, ATC trở thành “thị thực” giúp thí sinh rộng cửa vào nhiều trường đại học uy tín năm nay.
ĐH Quốc gia Hà Nội xét tuyển các thí sinh có các chứng chỉ quốc tế như A-level, SAT, IELTS, ATC. Mỗi loại chứng chỉ có ngưỡng đảm bảo đầu vào riêng.
Đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level, tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range 60).
Trường quy định chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày dự thi mới đủ điều kiện đăng ký xét tuyển.
Nhiều trường ĐH ưu tiên thí sinh có chứng chỉ quốc tế
Thí sinh sử dụng kết quả kì thi SAT đạt 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên. Mã đăng ký của ĐH Quốc gia Hà Nội với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi.
Thí sinh sử dụng kết quả của kì thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) phải đạt điểm từ 22/36, trong đó các điểm thành phần môn Toán (Mathematics) 35/60 và môn Khoa học (Science) 22/40.
Thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác phải có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm. Trong đó, bắt buộc có môn Toán hoặc môn Văn.
Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Video đang HOT
Thí sinh thuộc hệ chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương, hoặc có chứng chỉ quốc tế ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm.
Thí sinh hệ không chuyên có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương, hoặc có chứng chỉ quốc tế ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm.
Đối với ngành ngôn ngữ thương mại cần phải có chứng chỉ quốc tế theo quy định của nhà trường.
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội xét tuyển thẳng dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT và A-Level cho tất cả các ngành/chương trình đào tạo.
Riêng đối với các thí sinh có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.5 (hoặc chứng chỉ Tiếng Anh khác tương đương) được đăng ký xét tuyển thẳng vào các ngành Ngôn ngữ Anh.
Đối với hình thức xét tuyển theo điểm thi, thí sinh có chứng chỉ IELTS (academic) từ 5.0 trở lên hoặc tương đương có thể được quy đổi điểm thay cho điểm thi môn Tiếng Anh.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhận hồ sơ xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT từ 1.200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (dự kiến 18 điểm gồm điểm ưu tiên). Mã đăng ký của Trường ĐH Kinh tế quốc dân với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7793- National Economics University và ACT là 1767-National Economics University.
Thí sinh có chứng chỉ IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iTP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên cần có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 2 môn (Toán và 1 môn bất kỳ, trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm điểm ưu tiên).
Trường ĐH FPT tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (academic) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương cho ngành Ngôn ngữ Anh.
Tại phía Nam, Trường ĐH Y Dược TP.HCM xét tuyển kết hợp chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế đối với ngành Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học và Điều dưỡng.
Thí sinh phải có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS 6.0 trở lên, hoặc TOEFL iBT 60 trở lên.
Đơn vị cấp chứng chỉ TOEFL iBT là Educational Testing Service (ETS) và IELTS là British Council (BC); International Development Program (IDP).
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đối với môn Tiếng Anh trong các tổ hợp xét tuyển, thí sinh sẽ được quy đổi điểm xét tuyển nếu có chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL iBT.
Cụ thể, có chứng chỉ IELTS 6.0 sẽ được quy đổi điểm 10 môn tiếng Anh, IELTS 5.5 được quy đổi 9 điểm và IELTS 5.0 được quy đổi 8 điểm.
Trong khi đó, nếu chứng chỉ TOEFL iBT 79 được quy đổi thành 10 điểm. Mức thấp nhất TOEFL iBT 46-47 được quy đổi tương đương 8 điểm.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, học sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn, tương đương IELTS 6.0 trở lên là một trong những tiêu chuẩn theo phương thức xét tuyển học sinh giỏi và xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thực hiện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên vào 5-10% chỉ tiêu ngành; thí sinh IELTS 6.0 trở lên được ưu tiên vào ngành Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh với 10-30% chỉ tiêu của ngành; thí sinh có điểm SAT 800 được ưu tiên xét với 1-2% chỉ tiêu ngành…
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM sẽ cộng 0,5 điểm nếu thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên hoặc SAT từ 1.000 trở lên…
Không thi riêng và nhiều phương thức tuyển sinh
Đến ngày 10.5, một số trường ĐH ở khu vực phía bắc đã có phương án tuyển sinh chính thức.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
ĐH Quốc gia Hà Nội quyết định ngừng việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, để trở về thực hiện các phương án tuyển sinh tương tự như năm 2019, cụ thể: mở rộng các đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ và quy định, hướng dẫn của ĐH Quốc gia Hà Nội; xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020; xét tuyển các thí sinh sử dụng các chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, IELTS và các tiêu chí phụ khác (các đơn vị đào tạo sẽ quy định cụ thể theo yêu cầu của các chương trình đào tạo).
Hiện nay, trong số các đơn vị trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, đã có Trường ĐH Kinh tế thông báo chi tiết về phương thức tuyển sinh và tổ hợp xét tuyển của các ngành đào tạo. Theo đó, trường sẽ dùng 5 phương thức xét tuyển: kết quả bài thi tốt nghiệp THPT năm 2020; chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp 2 môn thi THPT; kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT; chứng chỉ A-Level; tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Trong tuần này, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ thông tin chi tiết về tổ hợp xét tuyển của các ngành đào tạo.
Trường ĐH Thương mại dự kiến xét tuyển 3.800 chỉ tiêu, sử dụng 6 tổ hợp xét tuyển, gồm: D01, D03 (toán, văn, tiếng Pháp), D04 (toán, văn, tiếng Trung), D07, A00, A01. Điểm chuẩn không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển. Trường sử dụng 2 phương thức: tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ; xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Điểm sàn xét tuyển là 18.
Học viện Tài chính tuyển 4.200 chỉ tiêu, theo 5 phương thức tuyển sinh: xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy định của Bộ; xét tuyển thẳng học sinh giỏi bậc THPT; xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020; xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 và xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT với thí sinh nước ngoài...
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội xét tuyển 7.100 chỉ tiêu vào 37 ngành, hình thức xét tuyển chủ yếu là dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020. Trường dùng tổng cộng 9 tổ hợp xét tuyển: A00 (toán, lý, hóa), A01 (toán, lý, tiếng Anh), B00 (toán, hóa, sinh), C00 (văn, sử, địa), D01 (toán, văn, tiếng Anh), D04 (toán, văn, tiếng Trung), D06 (toán, văn, tiếng Nhật), D07 (toán, hóa, tiếng Anh), D14 (văn, sử, tiếng Anh).
Xét tuyển đại học từ kết quả thi tốt nghiệp THPT: Áp lực giảm, băn khoăn tăng Thông tin đáng chú ý trong vài ngày gần đây là việc một số trường đại học ở tốp trên lần lượt điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2020 bằng việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) để xét tuyển thay cho phương án tổ chức kỳ thi riêng đã công bố. Điều này khiến học...