Nhiều đại học tinh hoa ở Mỹ thiên vị sinh viên giàu
Chương trình chọn lọc dựa trên nền tảng gia đình tại các trường tinh hoa ở Mỹ tạo ra nhiều luồng tranh cãi.
Điều này ảnh hưởng đến cơ hội cạnh tranh công bằng giữa các sinh viên.
Trong phần mô tả lớp học vào năm 2025, ĐH Yale (Mỹ) tự hào ghi rằng sinh viên của họ đến từ 48 tiểu bang, 68 quốc gia và 1.221 trường trung học. Bên cạnh đó, trong năm ngoái, trường này công bố 51% lớp học có người da màu.
Tuy nhiên, ngay cả khi Yale thúc đẩy sự đa dạng của sinh viên năm nhất, trường vẫn bám vào truyền thống tuyển sinh ưu tiên thế hệ kế thừa, chủ yếu mang lại lợi ích cho sinh viên da trắng, giàu có và có mối quan hệ tốt, theo New York Times.
Chính sách ưu ái con cái của cựu sinh viên là một phần trong quá trình tuyển sinh. Ảnh: New York Post.
Trong nhóm sắp nhập học, 14% là con cái của cựu sinh viên tốt nghiệp từ Yale. Đặc quyền này tồn tại qua nhiều thế kỷ và không có nhiều thay đổi bất chấp những nỗ lực nhằm chấm dứt sự thiên vị được thực hiện bởi các nhà lập pháp, nhà cải cách giáo dục.
Nhiều nơi nói rằng thế hệ kế thừa củng cố mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Chỉ một số trường đại học hàng đầu bãi bỏ lợi thế này.
Tuy nhiên, chính sách dành riêng cho con cái của cựu sinh viên sẽ sớm phải đối mặt với thử thách lớn khi xu hướng tuyển sinh ngày càng đổi mới và hiện đại.
Quy trình tuyển sinh thiên vị
Tòa án Tối cao Mỹ dự kiến xét xử những tranh luận đối với các chính sách lựa chọn tại ĐH Harvard và North Carolina vào mùa thu năm nay.
Nếu phán quyết cuối cùng chấm dứt hoặc hủy bỏ thông lệ này, như nhiều chuyên gia mong đợi, nó sẽ kết thúc thời kỳ ưu tiên người kế thừa. Sự thiên vị rõ ràng dành cho con cái của cựu sinh viên sẽ khiến các ứng viên khác mất quyền cạnh tranh.
“Nếu tòa án tối cao bãi bỏ truyền thống này, các ưu ái cho nhóm ‘di sản’ sẽ không tồn tại lâu trên thế giới”, Justin Driver, một giáo sư tại trường Luật Yale, cho biết.
Giáo sư Driver không ủng hộ việc tuyển sinh có chọn lọc về chủng tộc và gọi điều này giống như việc “tạo điều kiện cho Elon Musk mua được vé số trúng thưởng”.
Hệ thống ĐH California, Georgia và Texas A&M đều chấm dứt các ưu đãi kế thừa khi họ bị áp lực bởi những vụ kiện cộng với kết quả bỏ phiếu, theo một phân tích của tổ chức Century.
Việc thiên vị sinh viên da trắng sẽ khiến cuộc đua vào trường đại học mất tính công bằng. Ảnh: New York Times.
Students for Fair Admissions, nhóm phản đối chính sách thiên vị, đã đệ trình lên Tòa án Tối cao để chống lại Harvard, North Carolina, Yale. Họ lập luận rằng loại bỏ lợi thế cho nhóm “di sản” là cách để đẩy lùi phân biệt đối xử.
Video đang HOT
Bối cảnh đó đặt các trường đại học vào một tình thế khó xử khi vừa phải bảo vệ truyền thống tuyển sinh vừa đảm bảo tính đa dạng chủng tộc. Chủ đề này nhạy cảm đến mức rất ít giáo viên thảo luận về chúng.
Chưa có số lượng chính xác về các trường sử dụng chính sách ưu đãi thế hệ kế thừa. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của Inside Higher Ed vào năm 2018 cho thấy 42% trường tư và 6% trường công có chiến lược này.
Chỉ một số ít cơ sở giáo dục ưu tú – bao gồm Johns Hopkins và Amherst – đã từ bỏ sự thiên vị trong quy trình tuyển sinh trong những năm gần đây.
Khó từ bỏ lợi ích
Nhiều người cho rằng những quy định trên chỉ là một phần nhỏ trong quá trình lựa chọn. Nhưng ở cấp độ thực tế, chúng giúp các trường quản lý tỷ lệ nhập học và dự đoán doanh thu từ học phí.
“Tôi nghĩ nhiều trường ưu tú cảm thấy họ phải tận dụng chính sách này như một cơ chế gây quỹ từ các cựu sinh viên”, Andrew Gounardes, một thượng nghị sĩ bang Brooklyn, người gần đây đã tài trợ cho dự luật cấm ưu đãi kế thừa ở New York.
Tại Connecticut, nơi các nhà lập pháp tổ chức một buổi điều trần về vấn đề này vào tháng 2, Yale nằm trong số các trường tư thục phản đối. Trong lời khai bằng văn bản, Jeremiah Quinlan, trưởng bộ phận tuyển sinh, gọi lệnh cấm được đề xuất là sự can thiệp của chính phủ vào các vấn đề tại trường đại học.
Peter Arcidiacono, nhà kinh tế học ở Duke, đã phân tích dữ liệu của Harvard và nhận thấy một ứng viên da trắng sẽ có khả năng trúng tuyển gấp 5 lần so với nhóm còn lại.
Phân tích của ông cũng chỉ ra rằng trong những năm qua, con cái của các cựu sinh viên nhận được lợi thế lớn hơn.
Ngay cả khi chấm dứt những ưu tiên kế thừa ở Harvard, điều đó sẽ không bù đắp được sự mất mát về tính đa dạng nếu chương trình tuyển sinh có chọn lọc về chủng tộc không bị loại bỏ.
Nhiều trường đại học tinh hoa khó từ bỏ lợi ích từ nhóm sinh viên kế thừa. Ảnh: CNBC.
Một cuộc khảo sát của Harvard Crimson đối với sinh viên sắp nhập học báo cáo rằng đối tượng “di sản” chiếm khoảng 15,5% vào năm ngoái. Còn theo dữ liệu của Tiến sĩ Arcidiacono trong vài năm, tỷ lệ của nhóm này trúng tuyển ở Harvard là 14%.
Tác động chính xác của chính sách thiên vị vẫn là một bí ẩn vì các trường đại học thường che giấu số liệu của họ.
New York Times đã cố gắng phỏng vấn hơn 20 hiệu trưởng và giám đốc tuyển sinh tại những trường tinh hoa nhưng phần lớn đều bị từ chối.
Sanford S. Williams, giảng viên tại trường Luật UCLA, cùng vợ và 3 người con cũng là cựu sinh viên của ĐH Virginia. Ông ủng hộ những ưu đãi dành cho thế hệ kế thừa, miễn chúng chỉ là một phần nhỏ của quá trình tuyển sinh.
“Chúng tôi biết rất nhiều bạn bè có con cái đến tuổi vào đại học. Họ cũng hướng con vào trường cũ và nghĩ đây là truyền thống tốt đẹp”, ông Williams nói.
Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học - giấy phép con 'giam' bằng đại học của sinh viên
Để có đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu chuẩn đầu ra của các trường đại học, mỗi sinh viên tốn không dưới 10 triệu đồng.
Nhiều sinh viên các trường đại học, cao đẳng từng phản ánh đã hoàn thành xong chương trình, được xét tốt nghiệp nhưng bị "giam" bằng tốt nghiệp với lý do không có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ như TOEIC, IELTS, công nghệ thông tin,...
Điều này gây bức xúc lớn cho các em sinh viên vì các em đã được học ngoại ngữ, tin học từ bậc phổ thông và hoàn tất đủ điểm các học phần, tín chỉ trong trường đại học nhưng khi ra trường lại phải bắt buộc có các chứng chỉ trên là quá vô lý.
Nó như là giấy phép con khiến nhiều sinh viên mất một lượng kinh phí khá lớn khi ra trường.
Nhiều em trải qua quá trình học tập rất vất vả còn phải tham gia học tập và thi để có được chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mới được ra trường gây ra lãng phí về thời gian, tiền bạc.
Ảnh minh họa - GDVN
Cán bộ, công chức, viên chức, nhiều ngành nghề không còn yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2021 đã bãi bỏ một số nội dung liên quan đến chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, theo quy định mới tại Nghị định 89/2021 trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ có những nội dung sau:
- Lý luận chính trị.
- Kiến thức quốc phòng và an ninh.
- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Như vậy, so với quy định cũ tại Nghị định 101/2017 thì kể từ ngày 10/12 trong chương trình không còn nội dung đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ.
Bộ Nội vụ cũng đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Các ngành giáo dục, hành chính,... cũng đã ban hành các Thông tư không còn quy định có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng hạng thuộc ngành mình quản lý.
Bên cạnh đó, các ngành nghề thuộc một số lĩnh vực cơ khí, nông, lâm nghiệp,... trong quá trình làm việc chỉ cần biết kiến thức cơ bản đáp ứng nhiệm vụ trên mà không cần có chứng chỉ chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học như một số trường đại học yêu cầu.
Bộ Giáo dục cũng không quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học cho sinh viên đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ đại học, có hiệu lực từ ngày 3/5/2021, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành.
Tại khoản 1, 2 Điều 14. Quy định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp như sau:
"1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
2. Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo."
Như vậy, trong Quy chế đào tạo 08 không có quy định sinh viên tốt nghiệp ra trường phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Thực tế sinh viên các ngành đều có học các học phần tin học, ngoại ngữ nên yêu cầu phải có thêm chứng chỉ là điều kiện để được cấp phát bằng là điều vô lý, không phù hợp, nó hoàn toàn mâu thuẫn với ý nghĩa của học chế tín chỉ.
Đề nghị bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi sinh viên ra trường
Hầu như các trường đại học đều có văn bản yêu cầu chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học cho trường của mình.
Để có đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu chuẩn đầu ra của các trường đại học, mỗi sinh viên tốn không dưới 10 triệu đồng.
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 400.000 cử nhân tốt nghiệp ra trường. Với số tiền đó, mỗi năm để ra trường sinh viên phải tốn hàng ngàn tỷ đồng, trong khi nhiều chứng chỉ chỉ nhằm mục đích để ra trường mà không có giá trị trong tuyển dụng, làm việc là vô lý.
Thực chất nó là giấy phép con, làm giàu cho trung tâm ngoại ngữ, tin học của các trường đại học, cao đẳng và không đúng quy định ý nghĩa tích lũy tín chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Quá trình học chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cũng phát sinh nhiều tiêu cực "bằng thật, học giả", mua, bán,... gây bức xúc trong nhân dân.
Theo tôi, đối với một số ngành có yêu cầu ngoại ngữ, tin học thì tăng cường giảng dạy trong quá trình đào tạo, nếu sinh viên đạt quy định thì được ra trường mà không nên yêu cầu bổ sung các chứng chỉ.
Các em khi ra trường đi làm, nhà tuyển dụng sẽ tuyển theo mục đích, yêu cầu làm việc, các em khi đó sẽ tự trang bị kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu làm việc mà không phải có các giấy phép con là các chứng chỉ vô bổ, làm giàu cho các cơ sở đào tạo kia.
Từ những nguyên nhân trên, người viết mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và có văn bản đề nghị các trường đại học, cao đẳng cả nước dừng yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi ra trường.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Nữ sinh sốc vì 'ra trường lương chỉ có 7 triệu' gây tranh cãi Mới đây, trên mạng xã hội đã xôn xao vì 1 Nữ sinh cảm thấy sốc khi mức lương khởi điểm của 1 sinh viên ra trường chỉ có 7 triệu. Nguyên văn dòng chia sẻ của nữ sinh như sau: "Các anh chị ơi, ra trường lương 7 triệu là có thật ạ? Em đang năm nhất, chuẩn bị lên năm 2...