Nhiều đại học phía Nam điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh từ kết quả thi THPT
Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh đại học 2020, nhiều trường đại học phía Nam đã điều chỉnh đề án tuyển sinh đầu vào đại học cho phù hợp.
Đại học Kinh tế TP.HCM dành đến 40% xét tuyển học sinh giỏi trong tổng số 5.800 chỉ tiêu. Nhà trường cho phép thí sinh có thể đăng ký nhiều phương thức xét tuyển.
Trường có 5 phương thức xét tuyển, nhà tường xét tuyển thẳng đối tượng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Học sinh giỏi chiếm từ 30% đến 40% chỉ tiêu theo ngành. Quá trình học tập theo tổ hợp môn, xét tuyển từ 20% đến 30% chỉ tiêu theo ngành.
Kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức có 20% chỉ tiêu theo ngành. Kết quả xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, từ 20% đến 30% chỉ tiêu theo ngành.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có các phương thức xét tuyển tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Nhà trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, điểm trung bình học bạ trong 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của từng môn theo tổ hợp (có 3 môn); học sinh vào học hệ chất lượng cao hoặc đại trà, cho học sinh của tất cả các trường THPT trên cả nước (tốt nghiệp THPT từ năm 2017 đến năm 2020), với tối đa 50% chỉ tiêu.
Nhà tường xét tuyển kết hợp tổ chức thi các môn năng khiếu cho 4 ngành thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, kiến trúc, kiến trúc nội thất. Để phù hợp với sự biến đổi nhanh về ngành nghề, tất cả sinh viên từ khóa 2020, sau 2 năm học nếu điểm trung bình tích lũy đạt trên 8,0 sẽ được phép chuyển ngành mong muốn trong cùng khối ngành.
Đại học Công nghệ TP.HCM tuyển 6.600 chỉ tiêu với 3 phương thức xét tuyển. Nhà trường xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 là 65% chỉ tiêu. Trường xét theo kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức 10% chỉ tiêu.
Phương thức xét học bạ 25% chỉ tiêu, có 2 hình thức là theo tổng điểm lớp 12 (tổ hợp 3 môn) và theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (2 học kỳ của lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12).
Video đang HOT
Nhiều trường đại học phía Nam thay đổi phương án tuyển sinh đại học năm 2020.
Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM có 4 phương thức xét tuyển cho 25 ngành đào tạo với 2.790 chỉ tiêu. Nhà trường xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, chiếm 60% chỉ tiêu. Trường xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, 5% chỉ tiêu.
Trường xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, 20% chỉ tiêu. Học bạ được xét theo tổng điểm trung bình 5 học kỳ, 15% chỉ tiêu. Trường mở tuyển sinh 5 ngành học mới gồm Kinh doanh thương mại, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Ngôn ngữ Trung Quốc, Khoa học dữ liệu, Quảng cáo.
Tương tự, Đại học Cần Thơ tiếp tục sử dụng điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để xét tuyển. Điểm mới năm nay trường đưa ra phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT, chỉ tiêu tối đa 40%.
Dự kiến sẽ xét điểm trung bình môn học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký. Tổng điểm trung bình 3 môn theo tổ hợp xét tuyển từ 19.5 điểm trở lên. Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 5 nguyện vọng, và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (ưu tiên 1 là nguyện vọng cao nhất)
Chiều ngày 15/5, thông tin từ Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, Ban giám đốc nhà trường vừa đồng ý phương án chỉ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực 1 đợt trong năm 2020.
Theo đó, đợt thi đánh giá năng lực được tổ chức tại 5 địa phương: TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang (Khánh Hòa) và Đà Nẵng.
Ngày thi chính thức sẽ được Đại học Quốc gia TP.HCM công bố sau khi Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch thi tốt nghiệp THPT, hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học năm 2020 chính thức. Dự kiến ngày thi đánh giá năng lực năm nay sẽ diễn ra vào giữa tháng 8/2020, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT khoảng 1 tuần.
Các thí sinh vẫn tiếp tục đăng ký dự thi cho đến hết 15/6. Toàn bộ kỳ thi đánh giá năng lực chỉ diễn ra trong một buổi sáng với bài thi tổng hợp gồm 120 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút.
Việc điều chỉnh này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới thí sinh. Bởi vì hiện nay phần lớn các trường đại học khu vực phía Nam của nước ta dành tới 30-40% chỉ tiêu tuyển sinh lấy từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do trường Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức hàng năm.
10 đối tượng được xét tuyển thẳng vào đại học năm 2020
Trong dự thảo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng năm 2020 mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến, thí sinh cần lưu ý tới quy định xét tuyển thẳng vào các trường đại học để tránh mất quyền lợi.
Tại dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định các trường công bố công khai chỉ tiêu, tiêu chí, phạm vi ngành nghề, chương trình định hướng đào tạo xét tuyển thẳng trong Đề án tuyển sinh của trường.
Cụ thể 10 đối tượng được tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, gồm:
Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.
Người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển.
Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.
Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT.
10 đối tượng được ưu tiên xét tuyển thẳng đại học năm 2020. (Ảnh minh họa)
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á được xét tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng thể dục, thể thao (TDTT) hoặc các ngành TDTT của các trường theo quy định của từng trường.
Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thì được xét tuyển thẳng vào học các ngành học tương ứng trình độ đại học, cao đẳng theo quy định của từng trường.
Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được xét tuyển thẳng vào cao đẳng theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT.
Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.
Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt (nếu cần thiết) theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú); thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
Người có bằng trung cấp ngành sư phạm loại giỏi trở lên hoặc có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo, đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non, trình độ cao đẳng.
Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật thì được tuyển thẳng vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
Theo VTC
Trường ĐH Ngân hàng TP HCM công bố kế hoạch tuyển sinh năm 2020 Năm 2020, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM xét tuyển theo 2 phương thức, trong đó trường giành 85% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia, 15% xét tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên. Ngày 18-12, Trường ĐH Ngân hàng công bố kế hoạch tuyển sinh năm 2020. Theo đó, trường tuyển 3.150 chỉ tiêu cho các ngành...