Nhiều đại học lớn tiếp tục thi ba chung năm 2014
Mặc dù Bộ GD – ĐT khuyến khích các trường có phương án tuyển sinh riêng, nhiều lãnh đạo đại học lớn như Quốc gia, Luật, Kinh tế vẫn tiếp tục tham gia ba chung năm 2014.
Ảnh minh họa
Sáng nay (28/12), hội nghị tuyển sinh 2014 diễn ra tại Hà Nội với thành phần tham gia là lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào đạo và hàng trăm hiệu trưởng, giám đốc đại học, học viện. Trong hội nghị, vấn đề được các đại biểu quan tâm nhiều nhất chính là dự thảo tuyển sinh riêng.
Nhiều đại học vẫn tiếp tục thi ba chung
Ở phần thảo luận, các trường đa số đều đồng thuận với quyết định của Bộ GD – ĐT về vấn đề tuyển sinh riêng, tuy nhiên bên cạnh đó, lãnh đạo các trường vẫn bày tỏ quan điểm ủng hộ kỳ thi ba chung.
Video đang HOT
Phó hiệu trưởng ĐH Duy Tân cũng khẳng định năm tới trường vẫn thi ba chung. Tuy nhiên, để tiến tới năm 2017 thi riêng, đại biểu này đề xuất Bộ nên có một ngân hàng đề chung để các trường sử dụng, tránh tình trạng chênh lệch.
Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn cho rằng Bộ nên duy trì ba chung nhưng cần mềm dẻo và tiên tiến hơn. Năm 2014, ĐH Quốc gia vẫn thi chung, dự kiến năm 2015 sẽ tuyển sinh riêng.
Chưa thống nhất lịch thi tuyển sinh riêng
Do danh sách các trường tổ chức thi riêng sẽ được chốt vào ngày 10/3, nên trong hội nghị này, Bộ GD – ĐT chỉ công khai lịch thi đại học, cao đẳng dành cho các trường tham gia ba chung. Năm 2014, kỳ thi ba chung vẫn được chia thành ba đợt (hai đợt thi đại học, một đợt thi cao đẳng) và tập trung vào tháng 7.
Việc tổ chức hai đợt thi tuyển sinh riêng vào thời gian nào được các đại biểu hăng hái thảo luận.
Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng đề xuất ngoài kỳ thi chung vào tháng 7 có thể thi thêm một đợt tháng 2. Một đại biểu khác lại cho rằng nên tổ chức một đợt vào tháng 7 và tháng 11 để các em nhập học vào đầu hai kỳ.
Kết thúc hội nghị các đại biểu vẫn chưa đi đến thống nhất thời gian cụ thể hai đợt tuyển sinh riêng năm 2014.
Thay đổi nhiều chính sách ưu tiên
Chính sách ưu tiên sẽ bao gồm 7 nhóm ưu tiên. Theo đó, nhóm ưu tiên số một gồm các đối tượng công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phụ vụ tại ngũ theo luật định được thêm vào nhóm đối tượng ưu tiên số ba.
Đối tượng thêm con liệt sĩ; con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
Đối tượng 5 thêm chỉ huy trưởng, chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; thôn đội trưởng, trung đội trưởng dân quân tự vệ nòng cốt, dân quân tự vệ nòng cốt, dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành quân sự cơ sở.
Đối tượng 6 thêm công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số ở ngoài khu vực đã quy định thuộc nhóm ưu tiên 1; người khuyết tật nặng.
Con thương binh, con bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81% và con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; có công giúp đỡ cách mạng.
Sau khi kết thúc hội nghị này, Bộ GD – ĐT sẽ ban hành văn bản chính thức về quy chế tự chủ tuyển sinh đại học, cao đẳng và phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh năm 2014.
Theo TNO